Kông Chro triển khai nhiệm vụ 3 chương trình mục tiêu quốc gia

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Sáng 7-2, Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia huyện Kông Chro (tỉnh Gia Lai) giai đoạn 2021-2025 tổ chức hội nghị đánh giá tình hình thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia và triển khai nhiệm vụ năm 2023.
Quang cảnh hội nghị. Ảnh: Phương Liên

Quang cảnh hội nghị. Ảnh: Phương Liên

Năm 2022, tổng kế hoạch vốn thực hiện 3 Chương trình mục tiêu quốc gia: xây dựng nông thôn mới; phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; giảm nghèo bền vững của huyện Kông Chro là gần 151 tỷ đồng. Trong đó, vốn đầu tư phát triển là 124,686 tỷ đồng (ngân sách trung ương là 116,123 tỷ đồng, ngân sách tỉnh 8,563 tỷ đồng); vốn sự nghiệp 26,269 tỷ đồng (ngân sách trung ương 24,753 tỷ đồng, ngân sách tỉnh 222 triệu đồng, ngân sách huyện 1,294 tỷ đồng).

Từ các nguồn vốn trên, địa phương thực hiện nhiều dự án và tiểu dự án như: Phát triển giáo dục nghề nghiệp, việc làm bền vững; hỗ trợ phát triển sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp; đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo; hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế-xã hội các huyện nghèo; ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ phát triển kinh tế-xã hội và đảm bảo an ninh trật tự vùng dân tộc thiểu số và miền núi; dự án phát triển giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm cho người lao động vùng dân tộc thiểu số và miền núi; phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững; phát huy tiềm năng, thế mạnh của các vùng miền núi để sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị; giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt; thực hiện lập quy hoạch xây dựng nông thôn mới của 5 xã: Yang Trung, Ya Ma, Đak Pling, Đak Tơ Pang…

Tính đến ngày 6-2-2023, địa phương đã thực hiện, giải ngân các nguồn vốn cho 3 chương trình là 58,126 tỷ đồng, đạt 39% kế hoạch. Trong đó, vốn đầu tư phát triển 53,606 tỷ đồng, đạt 43% kế hoạch; vốn sự nghiệp là 4,520 tỷ đồng, đạt 17% kế hoạch.

Tại hội nghị, các đại biểu đã thảo luận, làm rõ một số nội dung liên quan đến những khó khăn, vướng mắc trong việc phân bổ, giải ngân các nguồn vốn thuộc 3 chương trình mục tiêu quốc gia; đưa ra những giải pháp để khắc phục, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các chương trình trong năm 2023.

Cán bộ thôn, làng trên địa bàn xã An Trung (huyện Kông Chro) tích cực tuyên truyền, vận động người dân thay đổi nếp nghĩ, cách làm để phát triển kinh tế. Ảnh: An Phát

Cán bộ thôn, làng trên địa bàn xã An Trung (huyện Kông Chro) tích cực tuyên truyền, vận động người dân thay đổi nếp nghĩ, cách làm để phát triển kinh tế. Ảnh: An Phát

Theo đó, năm 2023, UBND các xã, thị trấn xây dựng kế hoạch thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia; tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy và sự quản lý, điều hành của chính quyền; tổ chức, hướng dẫn, thực hiện các giải pháp, chính sách hỗ trợ giống, phân bón, vật nuôi... cho hộ nghèo dân tộc thiểu số, giúp họ thoát nghèo bền vững; tăng cường thực hiện các giải pháp, chính sách hỗ trợ cho hộ cận nghèo, hộ dân tộc thiểu số mới thoát nghèo sản xuất kinh doanh tăng thu nhập cho gia đình, từng bước nâng cao đời sống; nâng cao tinh thần trách nhiệm của các thành viên Ban chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia huyện phụ trách giảm nghèo ở các xã, thị trấn.

Cùng với đó, các xã, thị trấn chủ động phối hợp với Ủy ban MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị-xã hội cùng cấp tổ chức triển khai thực hiện giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới, văn minh đô thị và Cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số để từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững”. Tranh thủ nguồn lực từ doanh nghiệp, cộng đồng và các tổ chức nhân đạo, từ thiện để hỗ trợ hộ nghèo đồng bào dân tộc thiểu số phát triển sản xuất kinh doanh; kêu gọi sự tham gia đóng góp của bản thân các hộ nghèo, khơi dậy ý chí chủ động vươn lên, hạn chế đến mức thấp nhất tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự đầu tư của Nhà nước.

Các phòng, ban, ngành và các xã, thị trấn tích cực thực hiện các chương trình, dự án, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội để tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân và góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện, thực hiện tốt 3 chương trình mục tiêu quốc gia…

Có thể bạn quan tâm

Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Trần Minh Sơn trao tặng phần quà của Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh cho người dân, cán bộ thôn Hà Ra, xã Đăk Djrăng, huyện Mang Yang. Ảnh: N.N

Tập hợp, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc

(GLO)- Phát huy truyền thống 94 năm Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam-MTTQ Việt Nam (18/11/1930-18/11/2024), Mặt trận các cấp trong tỉnh Gia Lai đã thể hiện vai trò đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân; tập hợp, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc.

Từ kỳ vọng của cử tri đến trách nhiệm đại biểu dân cử - Kỳ cuối: Cần những quyết sách đúng đắn, kịp thời

Từ kỳ vọng của cử tri đến trách nhiệm đại biểu dân cử - Kỳ cuối: Cần những quyết sách đúng đắn, kịp thời

(GLO)- Những năm gần đây, Trung ương và các cấp chính quyền của tỉnh đã quan tâm đầu tư nhiều công trình, dự án chống sạt lở bờ sông, suối. Tuy nhiên, do nguồn ngân sách có hạn nên chưa thể đầu tư rộng khắp, tình trạng sạt lở bờ sông, suối ở một số nơi vẫn xảy ra.

An Khê thắt chặt tình đoàn kết ở khu dân cư

An Khê thắt chặt tình đoàn kết ở khu dân cư

(GLO)- Những ngày qua, không khí rộn ràng của Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc lại lan tỏa khắp các khu dân cư trên địa bàn thị xã An Khê. Ngày hội là dịp để chính quyền địa phương triển khai các công trình ý nghĩa, thắt chặt tình đoàn kết và chung sức xây dựng khu dân cư ngày càng giàu đẹp.

Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Lưu Trung Nghĩa cùng các đại biểu dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại xã Ia Mrơn. Ảnh: Vũ Chi

Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Lưu Trung Nghĩa dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại xã Ia Mrơn

(GLO)- Chiều 16-11, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Lưu Trung Nghĩa đã về dự, chung vui Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc với bà con Liên khu dân cư thôn Ma Rin 3 và Ma San (xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) nhân kỷ niệm 94 năm Ngày truyền thống MTTQ Việt Nam.

Ông Nguyễn Mạnh Tuân (bìa phải)-Bí thư Chi bộ làng Khôn trao đổi về công tác chuẩn bị đại hội chi bộ với lãnh đạo Đảng ủy xã Ia Mơ. Ảnh: P.D

Làng Khôn gặp khó về công tác cán bộ

(GLO)- Theo kế hoạch, đầu năm 2025, làng Khôn (xã Ia Mơ, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai) sẽ tiến hành bầu trưởng thôn và tổ chức Đại hội Chi bộ lần thứ I, nhiệm kỳ 2025-2027. Tuy nhiên, làng Khôn vẫn còn khó khăn trong công tác cán bộ và phát triển đảng viên.