Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- Ngày 9-3, UBND tỉnh Gia Lai có công văn về việc tháo gỡ khó khăn vướng mắc trong triển khai, thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia.

Theo đó, để đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) và kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc của các địa phương, UBND tỉnh yêu cầu các thành viên Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG tỉnh giai đoạn 2021-2025; giám đốc các sở, thủ trưởng các ban, ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm sau:

Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn và đơn vị trực thuộc tập trung báo cáo tình hình thực hiện triển khai các chương trình MTQG năm 2022 và kế hoạch năm 2023, trong đó tập trung rà soát các khó khăn, vướng mắc, tồn tại, hạn chế trong quá trình tổ chức thực hiện và tình hình giải ngân (chi tiết đến từng dự án, tiểu dự án thành phần và các nội dung thực hiện của 3 Chương trình MTQG).

Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia ảnh 1
Bê tông hóa đường vào 4 làng Đồn thuộc vùng căn cứ cách mạng của xã Chư A Thai, huyện Phú Thiện. Ảnh: Trần Đức

Tăng cường chia sẻ, trao đổi thông tin, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau để cùng hoàn thiện, thống nhất trong công tác triển khai thực hiện các chương trình MTQG trên địa bàn, đặc biệt là trong công tác xây dựng cơ chế, chính sách thuộc thẩm quyền và trách nhiệm của địa phương.

Cử một đồng chí lãnh đạo phòng Tài chính-Kế hoạch làm đầu mối theo dõi, tổng hợp tình hình triển khai thực hiện 03 chương trình MTQG, nhập dữ liệu trên hệ thống thông tin quốc gia các chương trình MTQG (cung cấp đầy đủ thông tin cán bộ phụ trách các nội dung nêu trên gồm: họ tên, chức vụ, số điện thoại...).

Thủ trưởng cơ quan, đơn vị đã được UBND tỉnh phân bổ kế hoạch vốn năm 2022 nhưng đến nay chưa được cấp có thẩm quyền phê duyệt dự án và giao chi tiết kế hoạch vốn cho dự án, báo cáo cụ thể các khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện. Các kiến nghị, đề xuất xử lý khó khăn vướng mắc của sở, ban, ngành, địa phương yêu cầu nêu rõ cơ quan chịu trách nhiệm giải quyết các khó khăn, vướng mắc để UBND tỉnh có hướng chỉ đạo cụ thể, giải quyết dứt điểm các tồn tại, hạn chế.

Các cơ quan chủ chương trình MTQG cấp tỉnh nghiên cứu xây dựng sổ tay hướng dẫn chi tiết cụ thể và hồ sơ mẫu để phổ biến, tập huấn, đào tạo cho cấp cơ sở. Rà soát, tổng hợp các văn bản quản lý, điều hành đã ban hành để triển khai thực hiện các chương trình MTQG ở địa phương, gửi báo cáo về UBND tỉnh trước ngày 10-3-2023 để kịp thời báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Các sở, ban, ngành khẩn trương ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành đầy đủ các quy định khung, văn bản quản lý, điều hành để triển khai thực hiện các chương trình MTQG ở địa phương; thời gian hoàn thành đảm bảo theo chương trình công tác năm 2023 của UBND tỉnh tại văn bản số 161/UBND-KTTH ngày 18-1-2023.

Bên cạnh đó, UBND tỉnh giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp các sở, ban, ngành và địa phương liên quan rà soát danh mục các dự án đầu tư, sắp xếp theo thứ tự ưu tiên về tính khả thi, hiệu quả, khả năng giải ngân để tập trung thực hiện bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả, tránh dàn trải, rủi ro trong quá trình tổ chức thực hiện.

Các sở, ban, ngành, địa phương tăng cường công tác kiểm tra, giám sát để kịp thời hướng dẫn các đơn vị triển khai thực hiện các nhiệm vụ được giao bảo đảm đúng quy định hiện hành và tiến độ được giao; phối hợp chặt chẽ với các cơ quan thanh tra, kiểm tra cùng cấp để công tác kiểm tra, giám sát phải thực chất, hiệu quả và đề xuất các giải pháp tháo gỡ kịp thời khó khăn, vướng mắc cho các đơn vị trực tiếp tổ chức thực hiện.

Có thể bạn quan tâm

Ia Pa tạo chuỗi liên kết trong sản xuất nông nghiệp

Ia Pa tạo chuỗi liên kết trong sản xuất nông nghiệp

(GLO)- Vừa qua, UBND huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) đã tổ chức hội nghị bàn về giải pháp đầu tư, định hướng phát triển sản xuất nông nghiệp trên địa bàn. Với chính sách mở cửa thu hút đầu tư, huyện kỳ vọng sẽ phát huy tiềm năng, lợi thế, xây dựng các chuỗi liên kết nhằm thúc đẩy nền nông nghiệp phát triển bền vững.

Gia Lai siết chặt quản lý vật tư nông nghiệp

Gia Lai siết chặt quản lý vật tư nông nghiệp

(GLO)- Để đảm bảo cho sản xuất nông nghiệp hiệu quả, ngành chức năng và các địa phương trong tỉnh Gia Lai đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra các cơ sở sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp trong việc tuân thủ các quy định của pháp luật.

Nâng chất lượng rừng trồng

Nâng chất lượng rừng trồng

Mới đầu mùa hè nhưng các hồ chứa nước thủy lợi, thủy điện khắp cả nước đã về dưới mực nước chết. Lưu lượng nước trên các sông suối cũng thiếu hụt nghiêm trọng. Dự báo một mùa hè thiếu nước khốc liệt, kéo theo hàng loạt hệ lụy về môi sinh và dân sinh.
Cây dừa “bén đất” Kbang

Cây dừa “bén đất” Kbang

(GLO)- Để phát triển kinh tế, một số người dân ở huyện Kbang, tỉnh Gia Lai xuống Tam Quan (thị xã Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định) mua dừa giống về trồng. Trên vùng đất cao nguyên nắng gió, cây dừa sinh trưởng, phát triển tốt, đem lại thu nhập cao cho người trồng.

Đường giao thông nội ở xã Chư Gu thôn được bê tông hóa

Tổng vốn chương trình xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2023 trên 50,5 tỷ đồng

(GLO)- Theo thông tin từ UBND huyện Krông Pa, giai đoạn 2021-2023 tổng nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện là 50,590 tỷ đồng. Trong đó, ngân sách Trung ương 35,742 tỷ đồng, ngân sách địa phương 4,818 tỷ đồng, vốn lồng ghép từ các chương trình dự án khác 9,550 tỷ đồng, vốn huy động khác 480 triệu đồng.
Trồng chanh dây cần liên kết để phát triển bền vững

Trồng chanh dây cần liên kết để phát triển bền vững

(GLO)- Thời gian gần đây, thấy cây chanh dây mang lại lợi nhuận kinh tế cao, nhiều hộ dân trên địa bàn các huyện Ia Grai, Chư Păh, Đak Đoa, Chư Prông, Chư Sê, Mang Yang (tỉnh Gia Lai)… đã đổ xô trồng. Điều này tiềm ẩn nhiều rủi ro nếu chanh dây rớt giá. Vì vậy, ngành chức năng khuyến cáo người trồng chanh dây cần liên kết với các doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX) để bảo đảm phát triển bền vững.

Tăng thu nhập từ mô hình đa lợi ích

Tăng thu nhập từ mô hình đa lợi ích

(GLO)- Qua hơn 1 năm triển khai, mô hình đa lợi ích nuôi cá nước ngọt kết hợp trữ nước tưới cho cây trồng đã mang lại hiệu quả tích cực, giúp một số hộ dân ở xã Kông Lơng Khơng (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) có thêm nguồn thu nhập ổn định.

Nông dân Ia Grai thoát nghèo nhờ nuôi gà thả vườn

Nông dân Ia Grai thoát nghèo nhờ nuôi gà thả vườn

(GLO)- Giống gà ta lai chọi thích nghi cao với thời tiết, khí hậu và điều kiện chăn thả trong vườn nhà. Nhờ chăn nuôi giống gà này mà bà con người Jrai ở xã Ia Dêr (huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) có việc làm ổn định, vươn lên thoát nghèo bền vững.

Triển vọng giống lúa chất lượng cao TBR39

Triển vọng giống lúa chất lượng cao TBR39

(GLO)- Năm 2022, sản phẩm gạo TBR39 đạt giải nhất cuộc thi gạo ngon Việt Nam. Đây là lý do khiến Sở Nông nghiệp và PTNT phối hợp với các doanh nghiệp và 3 huyện Đak Đoa, Ia Grai, Phú Thiện trồng khảo nghiệm 4 ha lúa TBR39 trong vụ Đông Xuân 2022-2023. Bước đầu, giống lúa chất lượng cao này không chỉ phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng địa phương mà còn cho năng suất cao.