Krông Pa quan tâm đầu tư vùng dân tộc thiểu số

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Nhiều năm qua, huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) luôn ưu tiên đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Nhờ đó, diện mạo buôn làng và đời sống của đồng bào DTTS ngày càng khởi sắc.

Để tạo thuận lợi cho người dân buôn Ia Sóa (xã Krông Năng) đi vào khu sản xuất tập trung, năm 2022, huyện Krông Pa đã đầu tư hơn 1,48 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách trung ương làm con đường giao thông nội đồng với chiều dài hơn 1 km. Năm 2023, huyện tiếp tục bố trí kinh phí hơn 1,6 tỷ đồng đầu tư làm thêm một tuyến đường khác vào khu sản xuất tập trung của người dân buôn Ia Sóa. Ông Kpă Lôr (buôn Ia Sóa) vui mừng cho biết: “Con đường bê tông mới tạo thuận lợi cho người dân đi đến khu sản xuất, nhất là việc vận chuyển nông sản. Chúng tôi cảm ơn Nhà nước đã quan tâm đầu tư làm đường cho dân”. Còn ông Nay Leo (cùng buôn) thì nói: “Trước đây, khi chưa có con đường bê tông, người dân vận chuyển phân bón ra đồng rất khó khăn, nông sản thu hoạch phải chở từng bao về nhà bằng xe máy. Có đường mới, người dân dùng xe ô tô để chở phân bón, nông sản nhanh hơn”.

Theo ông Nông Đức Công-Phó Chủ tịch UBND xã Krông Năng: Những năm gần đây, được sự quan tâm đầu tư của Đảng và Nhà nước, đời sống người dân trong xã ngày càng được nâng lên. Từ nguồn vốn 3 chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững, phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, huyện đã đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn từng bước hoàn thiện. Cùng với đó, hỗ trợ người dân phát triển sản xuất, triển khai các mô hình khuyến nông chuyển đổi cây trồng, vật nuôi để phát triển kinh tế.

Đường giao thông nội thôn ở xã Chư Gu thôn được bê tông hóa. Ảnh: Lê Nam

Đường giao thông nội thôn ở xã Chư Gu thôn được bê tông hóa. Ảnh: Lê Nam

Cũng thông qua các chương trình, dự án, huyện đã tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất và đời sống người dân vùng đồng bào DTTS; hỗ trợ người dân chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, chuyển đổi ngành nghề; cho vay vốn phát triển sản xuất, hỗ trợ làm nhà ở. Nhờ đó, hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế-xã hội ngày càng được hoàn thiện, cảnh quan nông thôn sáng-xanh-sạch-đẹp; quốc phòng-an ninh, trật tự an toàn xã hội tại địa phương được giữ vững; các tệ nạn, tập tục lạc hậu được đẩy lùi. Ông Trịnh Thanh Khiết-Bí thư Đảng ủy xã Đất Bằng-cho biết: Được sự đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước, diện mạo nông thôn của xã thay đổi theo từng năm. Nổi bật là hệ thống đường giao thông nông thôn, điện, trường học, trạm y tế và nước sinh hoạt cho người dân được đầu tư đồng bộ. Nhờ đó, đời sống người dân được nâng lên, tỷ lệ hộ nghèo của xã giảm còn dưới 27%, thu nhập bình quân đầu người đạt gần 30 triệu đồng/năm. Đến nay, xã có 4 buôn đạt danh hiệu văn hóa, trên 70% số hộ đạt gia đình văn hóa. Hiện xã đã đạt 12/19 tiêu chí nông thôn mới và phấn đấu đến năm 2030 đạt chuẩn nông thôn mới.

Trao đổi với P.V, ông Nguyễn Tiến Đãng-Phó Chủ tịch UBND huyện-cho biết: Năm 2022, huyện được phân bổ hơn 39,4 tỷ đồng để thực hiện 9 dự án của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Theo đó, địa phương đã thực hiện được 6 dự án với tổng kinh phí hơn 19 tỷ đồng, còn lại hơn 20 tỷ đồng được chuyển nguồn sang năm 2023. Tuy nhiên, hầu hết các dự án, tiểu dự án, nội dung thành phần thuộc chương trình chưa có hướng dẫn cụ thể quy định cách thức triển khai nên gây khó khăn cho huyện trong quá trình thực hiện. Với mục tiêu nâng cao đời sống đồng bào DTTS, huyện đang tập trung tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi trên địa bàn.

Lãnh đạo huyện Krông Pa kiểm tra dự án cấp nước sinh hoạt tại xã Đất Bằng. Ảnh: Lê Nam

Lãnh đạo huyện Krông Pa kiểm tra dự án cấp nước sinh hoạt tại xã Đất Bằng. Ảnh: Lê Nam

“Năm 2023, HĐND huyện đã ban hành Nghị quyết số 155/NQ-HĐND về kế hoạch vốn đầu tư phát triển thực hiện 2 chương trình mục tiêu quốc gia với tổng kinh phí 29,379 tỷ đồng. Trong đó, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi 26,122 tỷ đồng; Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới 3,257 tỷ đồng. Ủy ban nhân dân huyện đã phân bổ nguồn vốn đầu tư cho 11 xã và các phòng, ban để triển khai thực hiện. Đồng thời, UBND huyện kiến nghị với cấp trên có hướng dẫn cụ thể cho cấp huyện và cơ sở triển khai nguồn vốn các dự án đảm bảo đúng với quy trình, thủ tục, hồ sơ từng phần việc”-Phó Chủ tịch UBND huyện thông tin thêm.

Có thể bạn quan tâm

Krông Pa đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Krông Pa đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(GLO)- Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2025, huyện Krông Pa đã triển khai các điểm hỗ trợ người dân ứng dụng công nghệ thông tin. Bước đầu các điểm hỗ trợ đã mang lại hiệu quả thiết thực.

Nhờ thay đổi tư duy sản xuất, đời sống gia đình bà Đinh Bom đã thay đổi nhanh chóng với thu nhập hàng năm trên 500 triệu đồng. Ảnh: N.Q

Khởi sắc làng Tơ Drăh

(GLO)-Nhờ thực hiện tốt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới gắn với cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số để từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững”, làng Tơ Drăh (xã Bar Măih, huyện Chư Sê) đã có nhiều khởi sắc và đạt chuẩn nông thôn mới.

Chuyện những người làm truyền thông ngành Y

Chuyện những người làm truyền thông ngành Y

(GLO)- Nhằm giúp người dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số có kiến thức trong chăm sóc sức khỏe, phòng-chống dịch bệnh, đội ngũ cán bộ truyền thông ngành Y tỉnh Gia Lai đã không quản ngại khó khăn, tiếp cận địa bàn để tuyên truyền, góp phần bảo vệ sức khỏe cộng đồng.

Nhìn mình đi

Nhìn mình đi

"Nếu như nói một ngày nào đó trong trường học không còn bạo lực, thì tôi có thể nói được, đó là ngày mà người lớn không còn đánh nhau nữa. Ngày đó, trẻ con sẽ nhìn nhau bằng ánh mắt yêu thương thuần túy mà thôi".

Những bưu tá mang báo Đảng tới vùng biên

Những bưu tá mang báo Đảng tới vùng biên

(GLO)- Trong thời đại mà mỗi người đều có smartphone, mạng xã hội nhảy số từng giây, vẫn có những người đều đặn chờ báo giấy để đọc từng mục, gạch từng dòng. Vì lẽ đó, ở xã vùng sâu, xã biên giới, bưu tá vẫn lặng lẽ mang báo Đảng đến tay các cán bộ cơ sở, đảng viên, người có uy tín...

null