Krông Pa “phủ” nước sạch khu dân cư đô thị

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Nhờ triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) nâng tỷ lệ hộ dân đô thị sử dụng nước sạch từ công trình cấp nước tập trung lên 99,5%.

Trước đây, gia đình chị Ksor H'Trên (tổ 5, thị trấn Phú Túc) sử dụng nước suối để sinh hoạt. Năm 2014, chị đã chuyển sang sử dụng nước sạch từ Trạm cấp nước sinh hoạt thị trấn Phú Túc.

“Ban đầu, vì hoàn cảnh khó khăn, nghĩ tới việc phải trả tiền nước mỗi tháng, tôi cũng khá phân vân. Song rồi nghĩ tới sức khỏe của mọi người, tôi đã quyết định sử dụng nước từ công trình cấp nước tập trung”-chị HTrên cho hay.

Tương tự, ông Kpă Nhà (cùng tổ) chia sẻ: “Gia đình tôi sử dụng nước sạch từ Trạm cấp nước sinh hoạt thị trấn Phú Túc đã gần 10 năm nay. Nguồn nước được cấp liên tục nên rất thuận lợi cho sinh hoạt. Không những vậy, cơ quan chức năng cũng thường xuyên kiểm định chất lượng nước nên gia đình rất yên tâm khi sử dụng”.

Ông Nay Piu-Bí thư Chi bộ kiêm Tổ trưởng tổ dân phố 5-cho biết: “Tổ hiện có 314 hộ, trong đó, người Jrai chiếm 65%. Trước đây, người dân có thói quen sử dụng nước suối phục vụ sinh hoạt gia đình. Tuy nhiên, vì nước suối không đảm bảo chất lượng nên chúng tôi tuyên truyền, vận động người dân chuyển sang sử dụng nước sạch từ công trình cấp nước tập trung.

Huyện đầu tư kinh phí lắp đặt đường ống, người dân chỉ chi trả tiền mua nước hàng tháng. Hiện nay, gần 100% hộ dân trong tổ đã chuyển sang sử dụng nước sạch từ Trạm cấp nước sinh hoạt thị trấn Phú Túc”.

Chị H'Trên (bên phải) cùng với người nhà sử dụng nước sạch từ công trình cấp nước tập trung. Ảnh: H.T

Chị H'Trên (bên phải) cùng với người nhà sử dụng nước sạch từ công trình cấp nước tập trung. Ảnh: H.T

Theo ông Đỗ Minh Hiếu-Phó Chủ tịch UBND thị trấn Phú Túc: Thị trấn hiện có 3.141 hộ. Những năm qua, Đảng ủy, UBND thị trấn đã chỉ đạo các hội, đoàn thể và các tổ dân phố đẩy mạnh tuyên truyền về lợi ích của nước sạch từ công trình cấp nước tập trung, đặc biệt là tại các tổ dân phố vùng ven, có đông đồng bào dân tộc thiểu số. Nhờ đó, đến nay, khoảng 99,5% hộ dân đã sử dụng nước sạch từ công trình cấp nước tập trung.

“Hiện những hộ chưa sử dụng nước sạch chủ yếu là gia đình thuộc diện đặc biệt khó khăn, hộ nghèo. Thời gian tới, chúng tôi sẽ tập trung nguồn lực hỗ trợ để các hộ này được tiếp cận các dịch vụ xã hội, trong đó có nước sạch từ công trình cấp nước tập trung”-Phó Chủ tịch UBND thị trấn khẳng định.

Trao đổi với P.V, ông Trần Văn Lương-Trưởng phòng Kinh tế-Hạ tầng huyện-cho biết: Trạm cấp nước sinh hoạt thị trấn Phú Túc có công suất thiết kế 4.000 m³/ngày đêm, cung cấp nước sạch cho khu vực thị trấn và một số thôn, buôn của 2 xã Phú Cần, Chư Gu.

Hàng năm, Trạm quan tâm sửa chữa, mở rộng mạng lưới đường ống cấp nước. Từ năm 2019 đến nay, Trạm đã mở rộng và nâng cấp 2,275 km đường ống với kinh phí hơn 339 triệu đồng, nâng tổng chiều dài hệ thống mạng lưới tuyến ống cung cấp nước sạch trên địa bàn huyện lên 103,6 km.

Bên cạnh đó, từ nguồn vốn ngân sách, năm 2020, huyện cũng đã triển khai Dự án đầu tư hệ thống cấp nước sinh hoạt với tổng kinh phí hơn 3,8 tỷ đồng. Ngoài ra, huyện đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người dân sử dụng nước sạch. Nhờ đó, đến nay, tỷ lệ hộ dân đô thị sử dụng nước sạch đạt khoảng 99,5%.

Khoảng 99,5% hộ dân đô thị ở huyện Krông Pa đã chuyển sang sử dụng nước sạch từ công trình cấp nước tập trung. Ảnh: H.T

Khoảng 99,5% hộ dân đô thị ở huyện Krông Pa đã chuyển sang sử dụng nước sạch từ công trình cấp nước tập trung. Ảnh: H.T

Tuy nhiên, theo ông Lương, việc nâng cao tỷ lệ hộ dân khu vực đô thị sử dụng nước sạch trên địa bàn huyện Krông Pa vẫn gặp một số khó khăn. Nguyên nhân là do huyện chỉ có 1 nhà máy cung cấp nước nhưng đang hoạt động vượt công suất là 4.032 m³/ngày đêm.

Bên cạnh đó, một số hộ dân sống rải rác ở khu vực gần đô thị chưa có đường ống cấp nước sạch, không thể đầu tư phát triển hệ thống đường ống mới vì không đạt hiệu quả. Một số hộ đồng bào dân tộc thiểu số có đời sống kinh tế khó khăn, vẫn giữ thói quen dùng nước giếng, ao hồ, sông suối…

“Để nâng cao tỷ lệ hộ dân sử dụng nước sạch, huyện đã có kế hoạch nâng công suất của Trạm cấp nước lên 6.000-8.000 m3/ngày đêm. Bên cạnh đó, huyện chỉ đạo Trạm cấp nước mở rộng tuyến ống cấp nước những khu vực còn thiếu nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả đầu tư; lắp đặt miễn phí để khuyến khích người dân tham gia đấu nối; thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng máy móc, thiết bị; trường hợp có sự cố phải tập trung khắc phục kịp thời.

Ngoài ra, huyện cũng chỉ đạo các địa phương có biện pháp tuyên truyền để người dân hiểu rõ lợi ích của việc sử dụng nước sạch và có kế hoạch hỗ trợ đấu nối miễn phí nhằm vận động người dân sử dụng nước sạch”-Trưởng phòng Kinh tế-Hạ tầng huyện thông tin.

Có thể bạn quan tâm

Độc đáo chợ chiều Pleiku

Độc đáo chợ chiều Pleiku

(GLO)- Tuy chỉ diễn ra vài tiếng đồng hồ, nhưng những phiên chợ chiều trên phố núi Pleiku vẫn đông đúc kẻ bán, người mua. Không chỉ là nơi trao đổi hàng hóa, chợ còn là nơi để những ai khi đến mua sắm hiểu hơn về văn hóa và cư dân của vùng đất cao nguyên này.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Hữu Quế kiểm tra tiến độ thi công đường liên huyện Mang Yang-Ia Pa

Gia Lai tháo gỡ vướng mắc, tăng tốc các dự án trọng điểm

(GLO)- Tập trung tháo gỡ vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng, đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình trọng điểm là yêu cầu cấp bách đang được lãnh đạo tỉnh Gia Lai chỉ đạo quyết liệt. Với quyết tâm cao, các sở, ngành và địa phương đang nỗ lực đưa các dự án về đích theo kế hoạch.

Sau buổi phát động, người dân làng làng Đăk Hlá-Tơ Drăh đã ra quân dọn dẹp vệ sinh tại các tuyến đường và khu vực công cộng. Ảnh: Nhật Hào

Mang Yang: Đồng bào dân tộc thiểu số tích cực tham gia bảo vệ môi trường

(GLO)- Nhờ đẩy mạnh tuyên truyền, thời gian gần đây, người dân ở nhiều thôn, làng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Mang Yang đã có ý thức tham gia các hoạt động dọn dẹp vệ sinh, trồng hoa và cây xanh tại các khu vực công cộng để góp phần cải thiện cảnh quan môi trường xanh-sạch-đẹp.

Gia Lai: Ưu tiên bố trí nguồn lực địa phương hỗ trợ các “địa chỉ nhân đạo”

Gia Lai: Ưu tiên bố trí nguồn lực địa phương hỗ trợ các “địa chỉ nhân đạo”

(GLO)- Ngày 6-5, UBND tỉnh Gia Lai ban hành Công văn số 1185/UBND-KGVX về việc tiếp tục triển khai thực hiện kiến nghị, đề xuất của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam về cuộc vận động “Mỗi tổ chức, mỗi cá nhân gắn với một địa chỉ nhân đạo” và phát triển các mô hình công tác xã hội nhân đạo.

"Những cánh chim đầu đàn" ở Kbang. Ảnh: An Phát

"Những cánh chim đầu đàn" ở Kbang

(GLO)- Huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) hiện có 76 người có uy tín. Nhiều năm qua, đội ngũ người có uy tín trở thành "những cánh chim đầu đàn" trong các phong trào thi đua yêu nước, làm tốt sứ mệnh tập hợp đoàn kết nhân dân chung tay xây dựng buôn làng ngày càng phát triển.

Cựu chiến binh Nguyễn Văn Khởi nêu gương sáng làm theo Bác. Ảnh: Ngọc Minh

Cựu chiến binh Nguyễn Văn Khởi nêu gương sáng học tập và làm theo Bác

(GLO)- Phát huy phẩm chất bộ đội Cụ Hồ, Cựu chiến binh (CCB) Nguyễn Văn Khởi (làng Kruối Chai, xã Yang Bắc, huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai) luôn nêu gương sáng trong học tập và làm theo Bác, đi đầu trong các phong trào thi đua yêu nước, lao động sản xuất giỏi và giúp đỡ đồng đội có hoàn cảnh khó khăn.

Chủ tịch Hội Cựu Chiến binh tỉnh Gia Lai tận tâm với công tác Hội, gắn kết đồng đội

Chủ tịch Hội Cựu Chiến binh tỉnh Gia Lai Nay Hứ tận tâm với công tác Hội, gắn kết đồng đội

(GLO)- Gần 10 năm giữ cương vị Chủ tịch Hội Cựu chiến binh tỉnh Gia Lai, ông Nay Hứ luôn gương mẫu, tận tụy và nhiệt tình trong công việc. Với tinh thần trách nhiệm cao, ông đã góp phần lan tỏa tinh thần đoàn kết, nghĩa tình trong các phong trào, hoạt động công tác Hội.