Kông Chro ưu tiên đầu tư phát triển hạ tầng giao thông

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Tập trung phát triển hạ tầng giao thông nông thôn là 1 trong 4 chương trình trọng tâm được Đảng bộ huyện Kông Chro xác định trong nhiệm kỳ 2020-2025.

Nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, nâng cao đời sống người dân, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Kông Chro khóa VIII (nhiệm kỳ 2020-2025) đã ban hành Nghị quyết số 03-NQ/HU về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ giai đoạn năm 2021-2025, tầm nhìn đến năm 2030.

Trên cơ sở đó, huyện đã xây dựng kế hoạch và ưu tiên các nguồn vốn để tập trung đầu tư hoàn thiện kết cấu hạ tầng giao thông trên địa bàn.

kong-chro-uu-tien-dau-tu-phat-trien-ha-tang-giao-thong-bg-304-1140.jpg
Từ năm 2021 đến nay, huyện Kông Chro đã đầu tư 267,2 tỷ đồng để xây dựng và nâng cấp 140 công trình giao thông với chiều dài gần 140 km. Ảnh: L.N

Từ năm 2021 đến nay, huyện đã đầu tư xây dựng và nâng cấp 140 công trình với tổng kinh phí 267,2 tỷ đồng, tổng chiều dài các tuyến đường được nâng cấp và đầu tư làm mới là 138,3 km.

Cụ thể, nguồn vốn sự nghiệp giao thông và ngân sách huyện đã đầu tư 32 công trình với tổng kinh phí đầu tư 56,9 tỷ đồng, chiều dài đường được nâng cấp và làm mới 10,4 km; nguồn vốn các chương trình mục tiêu quốc gia đầu tư 108 công trình với tổng kinh phí đầu tư 210,3 tỷ đồng, chiều dài đường được nâng cấp và làm mới là 127,9 km.

Ông Lý Duyên Lộc-Trưởng phòng Kinh tế-Hạ tầng huyện-cho biết: Việc quy định cụ thể cơ chế, mức hỗ trợ từ ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng đường giao thông nông thôn đã huy động được sự tham gia tích cực của người dân.

Phong trào làm đường giao thông nông thôn đã phát triển mạnh ở các xã, thị trấn. Đến nay, 13/13 xã cơ bản đạt tiêu chí số 2 về giao thông trong Bộ tiêu chí xã nông thôn mới.

Ông Đinh Hồ Chuôn-Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng thôn Kpiêu Kông (xã Đăk Tơ Pang) cho hay: Khi được Nhà nước đầu tư làm đường giao thông, người dân rất phấn khởi. Giờ đường từ làng đi lên xã, huyện rất thuận lợi.

Tuy nhiên, đường đi các khu sản xuất vẫn còn khó khăn nên chúng tôi cũng rất mong được Nhà nước tiếp tục hỗ trợ đầu tư để bà con thuận tiện trong vận chuyển vật tư, nông sản.

2xa-dak-to-pang-dau-tu-duong-giao-thong-noi-dong-giup-cho-viec-di-lai-van-chuyen-hang-hoa-cua-nguoi-dan-thuan-tien-3593-1955.jpg
Xã Đăk Tơ Pang đầu tư nâng cấp, sửa chữa đường giao thông nội đồng giúp cho việc đi lại, vận chuyển hàng hóa của người dân được thuận tiện. Ảnh: Lê Nam

Theo ông Khương Đình Huy-Chủ tịch UBND xã Đăk Tơ Pang: Từ nguồn kinh phí của Nhà nước, xã đã xây dựng kế hoạch triển khai đầu tư nâng cấp, sửa chữa nhiều tuyến đường giao thông liên thôn. Giai đoạn 2022-2024, xã đã đầu tư hơn 12,9 tỷ đồng làm được hơn 5,4 km đường giao thông.

Đến nay, hệ thống đường giao thông nông thôn từng bước được bê tông hóa, nhựa hóa giúp cho việc đi lại, vận chuyển hàng hóa của người dân thuận tiện, góp phần thay đổi diện mạo nông thôn.

Tương tự, ông Trần Ngọc Thái-Chủ tịch UBND xã Yang Nam-cho hay: Từ năm 2021 đến nay, thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia, xã đã triển khai làm được 5 km đường bê tông ở 4 thôn, làng.

Đến năm 2025, phấn đấu tất cả 6 thôn, làng cơ bản hoàn thiện hệ thống đường bê tông nội làng đi ra khu sản xuất. Ngoài ra, tuyến đường giao thông từ trung tâm xã đi các thôn, làng đã được bê tông hóa 90%.

“Việc đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông đã đem lại hiệu quả, giúp người dân đi lại, chuyên chở hàng hóa, nông sản thuận lợi, góp phần nâng cao giá trị sản phẩm. Đây sẽ là động lực để xã phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới vào năm 2028”-ông Thái chia sẻ.

Trao đổi với P.V, ông Huỳnh Ngọc Ẩn-Phó Chủ tịch UBND huyện Kông Chro-cho biết: Trên cơ sở nguồn vốn hỗ trợ của Trung ương, của tỉnh, UBND huyện đã tập trung đầu tư cho hạ tầng giao thông. Đến nay, đường giao thông kết nối đến các thôn, làng đã được bê tông hóa gần như hoàn toàn.

Việc ưu tiên đầu tư phát triển giao thông nông thôn trở thành “đòn bẩy” giúp người dân các địa phương thoát nghèo bền vững. Nhờ đó, tỷ lệ giảm nghèo hàng năm của huyện luôn đạt và vượt kế hoạch đề ra.

Nếu năm 2021, toàn huyện còn 5.742 hộ nghèo, 1.827 hộ cận nghèo thì đến thời điểm này của năm 2024 giảm còn 3.643 hộ nghèo, 1.782 hộ cận nghèo.

“Thời gian tới, huyện tiếp tục huy động mọi nguồn lực để đầu tư hoàn thiện kết cấu hạ tầng giao thông. Đồng thời, ưu tiên các dự án quan trọng tạo sự đột phá và có sức lan tỏa lớn, phát triển vùng động lực nhằm tạo ra nền móng cho các lĩnh vực khác phát triển”-Phó Chủ tịch UBND huyện Kông Chro thông tin thêm.

Có thể bạn quan tâm

Hội chợ việc làm cho lao động về nước: Cầu nối mở ra cơ hội mới

Hội chợ việc làm cho lao động về nước: Cầu nối mở ra cơ hội mới

(GLO)- Khác với những phiên giao dịch việc làm thông thường, Hội chợ việc làm diễn ra tại TP. Pleiku ngày 6-5 do Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Gia Lai phối hợp với Trung tâm Lao động ngoài nước (Bộ Nội vụ) tổ chức là cầu nối mở ra cơ hội mới cho người đi xuất khẩu lao động trở về nước.

Tăng tốc xóa nhà tạm, nhà dột nát

Tăng tốc xóa nhà tạm, nhà dột nát

(GLO)- Tính đến ngày 4-5, toàn tỉnh Gia Lai đã khởi công xây dựng, sửa chữa 6.712 căn nhà cho hộ nghèo, hộ cận nghèo và gia đình chính sách, người có công, đạt 82,31% kế hoạch. Hàng ngàn căn nhà tạm bợ được thay thế bằng những nhà khang trang, mở ra hy vọng mới cho nhiều gia đình.

Gia Lai: Bảo đảm 100% đối tượng đủ điều kiện được hưởng chính sách trợ giúp xã hội kịp thời

Gia Lai: Bảo đảm 100% đối tượng đủ điều kiện được hưởng chính sách trợ giúp xã hội kịp thời

(GLO)- Thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn của Bộ Y tế, UBND tỉnh Gia Lai vừa có Công văn yêu cầu các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện tập trung triển khai các nhiệm vụ trọng tâm trong lĩnh vực bảo trợ xã hội và phòng-chống tệ nạn xã hội năm 2025.

Hành trình mới từ dòng vốn nhỏ

Hành trình mới từ dòng vốn nhỏ

(GLO)- Quỹ Hỗ trợ phụ nữ phát triển tỉnh Gia Lai được thành lập ngày 25-4-2015. Nhờ vốn vay từ nguồn quỹ này, toàn tỉnh có 425 hộ gia đình thoát nghèo. Nguồn quỹ đã tiếp thêm niềm tin và hy vọng thoát nghèo cho nhiều phụ nữ.

“Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương”

“Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương”

(GLO)- Tháng 10-1976, giữa thời điểm đất nước còn ngổn ngang tàn tích chiến tranh, đoàn cán bộ kỹ thuật gồm 40 người từ Thanh Hóa được điều động vào tỉnh Gia Lai-Kon Tum mang theo tri thức, nhiệt huyết và sứ mệnh góp phần tái thiết cuộc sống cho những vùng quê.

"Những cánh chim đầu đàn" ở Kbang. Ảnh: An Phát

"Những cánh chim đầu đàn" ở Kbang

(GLO)- Huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) hiện có 76 người có uy tín. Nhiều năm qua, đội ngũ người có uy tín trở thành "những cánh chim đầu đàn" trong các phong trào thi đua yêu nước, làm tốt sứ mệnh tập hợp đoàn kết nhân dân chung tay xây dựng buôn làng ngày càng phát triển.

Nhiều hộ ở Mang Yang thoát nghèo nhờ hỗ trợ mô hình sinh kế

Mô hình sinh kế tiếp sức người nghèo vươn lên

(GLO)- Từ các mô hình sinh kế do Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Mang Yang và các cơ quan, đơn vị trên địa bàn huyện triển khai đã giúp nhiều hộ nghèo thay đổi tư duy sản xuất, chủ động phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo bền vững.

Gia Lai tổ chức Hội chợ việc làm cho lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng về nước vào ngày 6-5

Gia Lai tổ chức Hội chợ việc làm cho lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng về nước vào ngày 6-5

(GLO)- Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Gia Lai (Sở Nội vụ) thông tin, ngày 6-5 tại Sàn giao dịch việc làm (20 Sư Vạn Hạnh, TP. Pleiku) sẽ tổ chức Hội chợ việc làm hỗ trợ cho lao động đi làm việc tại Hàn Quốc theo chương trình EPS và thực tập sinh tại Nhật Bản theo chương tình IM Japan về nước .