Kông Chro đa dạng hình thức tuyên truyền phòng-chống dịch

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Huyện Kông Chro (tỉnh Gia Lai) có tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số chiếm hơn 74% dân số. Để công tác phòng-chống dịch Covid-19 đạt hiệu quả cao, huyện đã đẩy mạnh tuyên truyền lồng ghép bằng tiếng dân tộc thiểu số nhằm nâng cao nhận thức và vận động người dân chung tay đẩy lùi dịch bệnh.

 Cán bộ xã Yang Trung tuyên truyền biện pháp phòng-chống dịch Covid-19 cho người dân. Ảnh: R'Ô HOK
Cán bộ xã Yang Trung tuyên truyền biện pháp phòng-chống dịch Covid-19 cho người dân. Ảnh: R'Ô HOK

Từ khi dịch Covid-19 bùng phát, hàng ngày, tiếng loa truyền thanh tuyên truyền về phòng-chống dịch tại xã Yang Trung vẫn đều đặn phát tại các khu dân cư. Ông Đinh Brơn-Phó Chủ tịch UBND xã-cho biết: Toàn xã có 674 hộ với 2.611 khẩu, người dân tộc thiểu số chiếm hơn một nửa, trong đó, một bộ phận người dân không rành tiếng phổ thông. Để nâng cao nhận thức phòng-chống dịch, xã tập trung đổi mới cách thức tuyên truyền, trong đó có truyền thanh bằng tiếng Bahnar. “Xã còn chủ động biên dịch sang tiếng Bahnar các văn bản chỉ đạo của cấp trên về tình hình dịch Covid-19; các biện pháp phòng-chống, những vi phạm sẽ bị xử phạt để người dân hiểu và chấp hành. Song song với hệ thống truyền thanh, xã đã tập trung chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể đẩy mạnh tuyên truyền bằng xe lưu động. Nhờ đó, bà con hiểu rõ sự nguy hiểm của dịch bệnh để tuân thủ các quy định, đồng lòng cùng chính quyền địa phương tham gia công tác phòng-chống dịch Covid-19”-ông Brơn cho hay.

Bà Đinh Thị Gring (làng Hle Hlang, xã Yang Trung) cho biết: “Do không rành tiếng phổ thông nên khi được nghe tuyên truyền bằng tiếng Bahnar, tôi tiếp nhận được nhiều thông tin hơn về dịch bệnh, từ đó nâng cao ý thức, trách nhiệm đối với cộng đồng, nhắc nhở con cháu chú trọng phòng ngừa, chủ động tiêm phòng vắc xin để bảo vệ sức khỏe cho mình và mọi người xung quanh”.

Xã An Trung thường xuyên tuyên truyền phòng-chống dịch Covid-19 bằng loa lưu động. Ảnh: R'Ô HOK
Xã An Trung thường xuyên tuyên truyền phòng-chống dịch Covid-19 bằng xe loa lưu động. Ảnh: R'Ô HOK


Thời gian qua, ngoài tuyên truyền bằng loa truyền thanh cơ sở và xe loa lưu động, xã An Trung đã triển khai kết nối mạng xã hội Zalo với các thôn, làng để kịp thời thông tin các văn bản chỉ đạo của cấp trên và tình hình diễn biến dịch bệnh của địa phương. Phó Chủ tịch UBND xã Đinh Văn Long cho biết: “Tùy theo diễn biến, cấp độ dịch ở địa bàn, chúng tôi phân công các tổ Covid cộng đồng và tổ vận động tiêm vắc xin xuống từng thôn, làng vận động, nhắc nhở người dân thực hiện các biện pháp phòng-chống dịch để bảo vệ sức khỏe cho bản thân, gia đình và cộng đồng. Cùng với đó, vận động người dân đi tiêm vắc xin phòng Covid-19 đầy đủ. Đến nay, tỷ lệ tiêm mũi 3 vắc xin của xã đạt trên 50%”.

Cùng với chính quyền địa phương, lực lượng đoàn viên, thanh niên và hội viên các đoàn thể cũng chung tay đảm nhận nhiều phần việc khác nhau để góp sức cùng cộng đồng đẩy lùi dịch bệnh. Anh Đinh Cư-Bí thư Đoàn xã Yang Nam-cho biết: Xã có 1.555 đoàn viên, thanh niên, phần lớn là người dân tộc thiểu số. Thời gian qua, Đoàn xã luôn xung kích, tình nguyện đảm nhận nhiều phần việc trong công tác phòng-chống dịch. Ngoài tuyên truyền qua loa truyền thanh cố định ở khu dân cư và qua mạng xã hội, đoàn viên, thanh niên thay phiên nhau chở loa đi khắp các thôn, làng có đông đồng bào dân tộc thiểu số để tuyên truyền các quy định về phòng-chống dịch. Nhờ được biên dịch bằng tiếng Bahnar, Jrai nên bà con dễ hiểu, dễ tiếp thu và tự giác thực hiện.

Trao đổi với P.V, ông Đinh Văn Súy-Phó Chủ tịch UBND huyện Kông Chro-cho biết: Nhằm từng bước thay đổi nhận thức của người dân, chính quyền các cấp đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền bằng nhiều hình thức khác nhau, chú trọng tuyên truyền bằng tiếng Bahnar, Jrai. Nội dung tuyên truyền chủ yếu được chuyển tải trên hệ thống loa truyền thanh của huyện, loa di động tại các thôn, làng và tuyên truyền trực tiếp. “Việc tuyên truyền bằng tiếng dân tộc thiểu số giúp bà con dễ hiểu, dễ nghe và nắm chắc đầy đủ các chủ trương, quy định của Nhà nước, góp phần nâng cao ý thức, chủ động chung tay cùng địa phương đẩy lùi dịch bệnh”-ông Súy cho biết thêm.

 

 R'Ô HOK

Có thể bạn quan tâm

Ia Pa: Quán triệt nhiều văn bản quan trọng đến cán bộ chủ chốt toàn huyện

Ia Pa: Quán triệt nhiều văn bản quan trọng đến cán bộ chủ chốt toàn huyện

(GLO)- Ngày 8-5, Huyện ủy Ia Pa (tỉnh Gia Lai) tổ chức Hội nghị cán bộ chủ chốt toàn huyện nhằm học tập, quán triệt và tuyên truyền các văn bản quan trọng của Trung ương và Tỉnh ủy. Hội nghị diễn ra tại hội trường huyện, với sự tham dự đông đủ của đội ngũ lãnh đạo chủ chốt các cấp.

Hội chợ việc làm cho lao động về nước: Cầu nối mở ra cơ hội mới

Hội chợ việc làm cho lao động về nước: Cầu nối mở ra cơ hội mới

(GLO)- Khác với những phiên giao dịch việc làm thông thường, Hội chợ việc làm diễn ra tại TP. Pleiku ngày 6-5 do Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Gia Lai phối hợp với Trung tâm Lao động ngoài nước (Bộ Nội vụ) tổ chức là cầu nối mở ra cơ hội mới cho người đi xuất khẩu lao động trở về nước.

Tăng tốc xóa nhà tạm, nhà dột nát

Tăng tốc xóa nhà tạm, nhà dột nát

(GLO)- Tính đến ngày 4-5, toàn tỉnh Gia Lai đã khởi công xây dựng, sửa chữa 6.712 căn nhà cho hộ nghèo, hộ cận nghèo và gia đình chính sách, người có công, đạt 82,31% kế hoạch. Hàng ngàn căn nhà tạm bợ được thay thế bằng những nhà khang trang, mở ra hy vọng mới cho nhiều gia đình.

Gia Lai: Bảo đảm 100% đối tượng đủ điều kiện được hưởng chính sách trợ giúp xã hội kịp thời

Gia Lai: Bảo đảm 100% đối tượng đủ điều kiện được hưởng chính sách trợ giúp xã hội kịp thời

(GLO)- Thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn của Bộ Y tế, UBND tỉnh Gia Lai vừa có Công văn yêu cầu các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện tập trung triển khai các nhiệm vụ trọng tâm trong lĩnh vực bảo trợ xã hội và phòng-chống tệ nạn xã hội năm 2025.

Hành trình mới từ dòng vốn nhỏ

Hành trình mới từ dòng vốn nhỏ

(GLO)- Quỹ Hỗ trợ phụ nữ phát triển tỉnh Gia Lai được thành lập ngày 25-4-2015. Nhờ vốn vay từ nguồn quỹ này, toàn tỉnh có 425 hộ gia đình thoát nghèo. Nguồn quỹ đã tiếp thêm niềm tin và hy vọng thoát nghèo cho nhiều phụ nữ.

“Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương”

“Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương”

(GLO)- Tháng 10-1976, giữa thời điểm đất nước còn ngổn ngang tàn tích chiến tranh, đoàn cán bộ kỹ thuật gồm 40 người từ Thanh Hóa được điều động vào tỉnh Gia Lai-Kon Tum mang theo tri thức, nhiệt huyết và sứ mệnh góp phần tái thiết cuộc sống cho những vùng quê.