Khan hiếm lao động cuối năm

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Từ tháng 12-2021 đến nay, toàn tỉnh có 49 doanh nghiệp đăng ký tuyển dụng trên 1.700 vị trí việc làm để phục vụ sản xuất kinh doanh dịp Tết. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp đang rất chật vật trong tuyển lao động vì nguồn cung khan hiếm.

Khó tuyển lao động

Với mong muốn nhanh chóng tìm được nguồn lao động, bà Hoàng Thị Phúc-cán bộ phụ trách nhân sự Công ty cổ phần May Gia Lai liên tục tham gia các phiên giao dịch việc làm và đăng ký nhu cầu tuyển dụng nhân sự tại Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh. Bà Phúc cho biết: Từ nay đến Tết Nguyên đán, đơn vị có nhu cầu tuyển 300 công nhân làm ở các bộ phận may, cắt, ủi và kiểm hàng. Mức thu nhập bình quân 6 triệu đồng/người/tháng, có ký túc xá cho công nhân ở xa. Trong tháng làm việc đầu tiên, người lao động được miễn phí cơm chiều. Tuy nhiên, gần 2 tháng rồi mà đơn vị chỉ mới tuyển dụng được 1/3 nhu cầu.

 Cán bộ Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh tư vấn cho người lao động. Ảnh: Đinh Yến
Cán bộ Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh tư vấn cho người lao động. Ảnh: Đinh Yến


Công ty cổ phần Nông nghiệp công nghệ cao Hưng Sơn (689 Lê Duẩn, xã Chư Á, TP. Pleiku) có nhu cầu tuyển 300 lao động phổ thông với mức thu nhập 5-6 triệu đồng/người/tháng. Lao động gắn bó lâu dài với Công ty được đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đầy đủ. Địa điểm làm việc tại các trang trại và nhà máy chế biến hàng xuất khẩu tại huyện Đak Đoa. Ông Nguyễn Quang Anh-Giám đốc Công ty-cho hay: Từ cuối tháng 11-2021, Công ty đã lên kế hoạch tuyển dụng lao động chăm sóc vườn chuối. Đây là giai đoạn cao điểm để phục vụ Tết. Vì vậy, doanh nghiệp sẵn sàng chi trả mức lương hấp dẫn nếu ứng viên đáp ứng được yêu cầu. Chúng tôi chủ yếu tuyển dụng lao động phổ thông có sức khỏe, chịu khó, cần cù, siêng năng. Ở các vị trí việc làm cần tay nghề, đơn vị sẽ đào tạo để đáp ứng yêu cầu công việc. Tuy nhiên, việc tuyển đủ lao động trong thời điểm này rất khó vì nguồn cung hạn chế.

Không chỉ doanh nghiệp, nhiều cơ sở kinh doanh, dịch vụ cũng đang “khát” nhân công. Trao đổi với chúng tôi, bà Nguyễn Hồng Nhung-chủ cơ sở tạp hóa ở đường Trần Phú (TP. Pleiku) chia sẻ: “Thời điểm này hàng năm, cơ sở cần khoảng 40-50 lao động gói giỏ quà Tết. Mọi năm, việc tuyển lao động không khó như năm nay. Từ tháng 10-2021, chúng tôi đã đăng thông báo tuyển lao động lên mạng xã hội nhưng đến nay tuyển chưa được một nửa. Một số người đòi hỏi mức lương khá cao cũng khó khăn cho việc tuyển dụng”.

Nhìn nhận về vấn đề này, ông Lê Thanh Truyền-Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh-cho rằng: “Do tác động bởi dịch Covid-19 nên lực lượng lao động tự do ở các tỉnh vào dịp cuối năm không đến làm việc. Trong khi đó, người lao động của tỉnh sau thời gian trở về tránh dịch đã trở lại các tỉnh phía Nam làm việc. Nhiều doanh nghiệp đưa ra chính sách ưu đãi, cho xe về tận nhà đón công nhân, ngoài mức thu nhập bình quân còn hỗ trợ lao động chuyên cần, tiền ăn ca… nhưng việc tuyển dụng lao động trong lúc này khá khó khăn”.

Kết nối cung-cầu

Thời gian gần đây, Sở Lao động-Thương binh và Xã hội đã tổ chức nắm bắt nhu cầu lao động của các đơn vị, doanh nghiệp để có giải pháp hỗ trợ. Ông Trần Thanh Hải-Phó Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội-cho hay: Sở chỉ đạo Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh kết nối cung-cầu lao động theo các hình thức: cổng thông tin điện tử về việc làm, bản tin, website, các phương tiện thông tin đại chúng... Đồng thời, tổ chức sàn giao dịch việc làm lưu động tại các địa phương, đặc biệt là địa bàn có đông người lao động, người dân tộc thiểu số.

Công nhân Công ty TNHH công nghiệp Quốc Việt (TP. Hồ Chí Minh) làm việc tại Khu Công nghiệp Trà Đa (TP. Pleiku). Ảnh: Minh Nguyễn
Công nhân Công ty TNHH Công nghiệp Quốc Việt (TP. Hồ Chí Minh) làm việc tại Khu Công nghiệp Trà Đa (TP. Pleiku). Ảnh: Minh Nguyễn


Sắp tới, Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh phối hợp với UBND huyện Đức Cơ tổ chức Hội chợ việc làm. Tại hội chợ này, Trung tâm dự kiến mời 100 doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh tham gia tuyển dụng lao động. Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh thông tin: “Các địa phương trong tỉnh thống kê nhu cầu việc làm của người lao động, kết nối với Trung tâm để thông báo cho các doanh nghiệp đưa ra những vị trí việc làm phù hợp với người lao động. Ưu tiên hỗ trợ doanh nghiệp có nhu cầu tuyển vị trí việc làm dịp cuối năm nhằm đáp ứng hiệu quả nhu cầu sản xuất kinh doanh”.

Liên quan vấn đề này, ông Tăng Ngọc Trai-Trưởng phòng Lao động-Thương binh và Xã hội huyện Đức Cơ-thông tin: “Trên cơ sở đề nghị của Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh, huyện sẽ phối hợp tổ chức thành công Hội chợ việc làm tại địa phương. Đây là cơ hội để kết nối cung-cầu lao động giữa doanh nghiệp và người lao động, góp phần làm giảm tỷ lệ thất nghiệp, giúp người lao động có việc làm và thu nhập ổn định trong tình hình mới”.

 

 ĐINH YẾN 

Có thể bạn quan tâm

Minh họa: ĐẶNG HỒNG QUÂN

Tuổi già

(GLO)- Gần đây, tôi ít về quê. Nhiều khi người thân ở quê có việc hoặc muốn biết về tình hình phát triển của quê hương, chỉ cần bỏ ra mươi phút lướt mạng là có đầy đủ thông tin.

Dự án “Giếng sạch trao buôn”: Thiết thực, ý nghĩa

Dự án “Giếng sạch trao buôn”: Thiết thực, ý nghĩa

(GLO)- Từ năm 2022 đến nay, Hội Chữ thập đỏ (CTĐ) huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Tổ chức ASIF tại Việt Nam và các đơn vị tài trợ đã triển khai có hiệu quả Dự án “Giếng sạch trao buôn” giúp bà con vùng đồng bào dân tộc thiểu số có nước sạch để sử dụng.

Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Phạm Minh Trung khẳng định việc giao quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai sẽ tạo thuận lợi cho người dân lẫn cơ quan quản lý (ảnh nguồn internet).

Phân cấp thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Thuận lợi cho người dân lẫn cơ quan quản lý

(GLO)- Theo phân cấp, từ ngày 1-11-2024, chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai các huyện, thị xã, thành phố được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất, xác nhận thay đổi đối với trường hợp đăng ký biến động... tạo thuận lợi cho người dân lẫn cơ quan quản lý.

Ông Ksor Nai (thứ 2 từ phải sang) cùng người dân xã Chư Mố trao đổi về công tác hòa giải ở địa phương. Ảnh: H.M

Ksor Nai nhiệt tình với công tác hòa giải

(GLO)- Ngoài đảm nhận vai trò hòa giải viên tại Tòa án nhân dân (TAND) huyện Ia Pa, từ năm 1978 đến nay, ông Ksor Nai (SN 1956, thôn Plơi Apa Ama H’lắk, xã Chư Mố, huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) còn tích cực tham gia công tác hòa giải ở địa phương.

Người dân làng Kmông phấn khởi khi công trình nước sạch được đưa vào sử dụng. Ảnh: N.H

Nước sạch về làng

(GLO)- Hàng trăm hộ dân ở làng Kmông và De Lung 1 (xã Ia Tô, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) vô cùng phấn khởi khi công trình nước sạch do Hội Liên hiệp phụ nữ xã kêu gọi doanh nghiệp hỗ trợ xây dựng đã hoàn thành đưa vào sử dụng.