Ia Phí nỗ lực ngăn chặn tảo hôn

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Làng Yút (xã Ia Phí) có 139 hộ với gần 500 khẩu, 100% là người dân tộc Jrai; tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo chiếm hơn 50%. Nhận thức của người dân còn hạn chế, đời sống còn nhiều khó khăn. Vì vậy, tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống vẫn còn diễn ra. Riêng năm 2022, làng có 3 cặp tảo hôn. Để nâng cao nhận thức, các ban, ngành, đoàn thể địa phương tích cực tuyên truyền các chính sách, pháp luật của Nhà nước, Luật Hôn nhân và gia đình cũng như hệ lụy của tảo hôn đến người dân.

Ông Rơ Châm Kiểu-Trưởng thôn Yút-cho hay: “Mình vẫn thường đến từng hộ dân để tuyên truyền, vận động bà con thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về hôn nhân và gia đình. Đặc biệt, gia đình nào có con đến tuổi lấy vợ, lấy chồng thì mình dành thời gian đến nhiều hơn, nói rõ những quy định trong Luật Hôn nhân và gia đình để bà con hiểu, làm theo. Mình cũng dẫn chứng cụ thể những trường hợp tảo hôn có cuộc sống khó khăn, vất vả để thanh-thiếu niên chủ động tránh xa việc này”.

Nhờ đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, đến nay, tình trạng tảo hôn tại xã Ia Phí giảm đáng kể. Ảnh: Hà Phương

Nhờ đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, đến nay, tình trạng tảo hôn tại xã Ia Phí giảm đáng kể. Ảnh: Hà Phương

Chị Rơ Châm Phyum-Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ xã-chia sẻ: Chúng tôi thường xuyên tổ chức tuyên truyền, vận động và lồng ghép nội dung liên quan đến tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống trong các buổi sinh hoạt. Cùng với đó, Hội thành lập Câu lạc bộ “Nói không với tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống” tại làng Yút. Ngoài ra, các tổ truyền thông cộng đồng cũng đi đến từng nhóm dân cư hoặc hộ gia đình, lồng ghép trong họp làng để tuyên truyền. Nội dung tuyên truyền chủ yếu về các quy định của Nhà nước về độ tuổi sinh con, không được kết hôn sớm.

Em Rơ Châm Hyanh (làng Or) năm nay mới 15 tuổi. Vừa học xong lớp 8, em đã nghỉ học đi cạo mủ cao su kiếm sống. Trong thời gian đi cạo mủ, em đã gặp Đinh Huy (22 tuổi, làng Tơ Ver, xã Ia Khươl, huyện Chư Păh) và muốn tiến đến hôn nhân. Em Hyanh thổ lộ: “Em và anh Đinh Huy quen nhau và chuẩn bị tổ chức lễ cưới. Tuy nhiên, sau khi được các cô chú tuyên truyền, chúng em đã hiểu ra vấn đề. Hiện nay, 2 gia đình sẽ chờ đến khi em đủ tuổi mới tổ chức đám cưới cho chúng em”.

Năm 2022, xã Ia Phí có 22 cặp tảo hôn. Trước thực trạng này, xã đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, vận động. Đồng thời, xã cũng tiến hành xử phạt hành chính 20 cặp tảo hôn với tổng số tiền 40 triệu đồng. Việc làm này đã tác động vào ý thức của người dân và giới trẻ. Nhờ vậy, trong quý I-2023, toàn xã chỉ xảy ra 1 cặp tảo hôn.

Ông Rơ Châm Laoh-Chủ tịch UBND xã-cho biết: Ủy ban nhân dân xã đã triển khai nhiều giải pháp nhằm hạn chế tình trạng tảo hôn. Đặc biệt, xã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật ở các thôn, làng; vận động các cặp đôi có nguy cơ tảo hôn; khi phát hiện sẽ tiến hành xử phạt theo quy định. Đến nay, tình trạng tảo hôn giảm đáng kể.

Có thể bạn quan tâm

Phụ nữ Ia Rsai tiết kiệm để giúp người nghèo

Phụ nữ Ia Rsai tiết kiệm để giúp người nghèo

(GLO)- Mô hình “Hũ gạo tình thương”, “Heo đất tiết kiệm” của Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) xã Ia Rsai (huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai) được duy trì suốt 1 thập kỷ qua. Thông qua mô hình, phụ nữ Ia Rsai thực hành tiết kiệm để giúp người nghèo và các hoàn cảnh khó khăn.

Khôn lỏi !

Khôn lỏi !

Hành vi trồng cây, xây dựng tạm trong phạm vi dự án để chờ đền bù thể hiện sự khôn lỏi, cố tình trục lợi bất chính từ chính sách của nhà nước.

Hạt thóc nghĩa tình

Hạt thóc nghĩa tình

(GLO)- Từ sáng kiến kho thóc tình thương của Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Bùi Ngọc Đủ khi ông công tác tại Hội Cựu chiến binh huyện Mang Yang, phong trào đã lan rộng tới các Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) xã trên địa bàn huyện.

Phát huy hiệu quả Quỹ “Vì người nghèo”

Phát huy hiệu quả Quỹ “Vì người nghèo”

(GLO)- Những năm qua, Quỹ “Vì người nghèo” nhận được sự quan tâm ủng hộ của các cơ quan, đơn vị, tổ chức và các tầng lớp nhân dân. Từ nguồn quỹ này, hàng chục ngàn hộ nghèo trong tỉnh Gia Lai được hỗ trợ để vươn lên ổn định cuộc sống.

Vị quê giữa phố

Vị quê giữa phố

(GLO)- Đó là những thức món rất dân dã, thậm chí trước kia còn được gọi là món “con nhà nghèo”. Vậy mà giờ đây vị quê lại thành “đặc sản” giữa phố.