Xơ xác vì tảo hôn: "Ưng cái bụng" là kéo nhau thành vợ thành chồng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Trong danh sách 16 cặp đôi tảo hôn năm 2022 tại xã Hang Kia, huyện Mai Châu, chú rể ít tuổi nhất mới 16 và cô dâu ít tuổi nhất mới 14.
  • D (người ngoài cùng bên phải) lấy chồng lúc 15 tuổi, sau 4 năm đã có 2 đứa con. Ảnh: Minh Nguyễn

    D (người ngoài cùng bên phải) lấy chồng lúc 15 tuổi, sau 4 năm đã có 2 đứa con. Ảnh: Minh Nguyễn

Hang Kia, Pà Cò là hai xã vùng cao thuộc huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình. Trai gái người Mông kết hôn từ rất sớm. Tình trạng tảo hôn từ lâu đã thành vấn nạn.

17 tuổi đã 2 con "cắp nách"

Nhà Vàng Thị D nằm sâu trong một thung lũng ở cuối bản Hang Kia, xã Hang Kia, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình.

Trong căn nhà gỗ lụp xụp và xám xịt đối lập với màu xanh ngút mắt, 3 người phụ nữ miệt mài với đường kim mũi chỉ. Mấy đứa trẻ nhỏ nheo nhóc, quần áo lấm lem nô đùa xung quanh.

D là một trong những cặp đôi tảo hôn ở xã Hang Kia. D lấy chồng khi mới 14 tuổi.

D là một trong những cặp đôi tảo hôn ở xã Hang Kia. D lấy chồng khi mới 14 tuổi.

D năm nay gần 20 tuổi mà đã có 2 đứa con trai. Đứa lớn 4 tuổi, đứa nhỏ hơn 2 tuổi. Khi D dừng tay thêu, 2 đứa nhỏ sà vào lòng mẹ ngằn ngặt đòi ăn, nhưng không được đáp ứng. 3 người phụ nữ, có một người là bà nội của 2 đứa trẻ, một là hàng xóm vẫn ngồi thêu như đã quá quen với cảnh đám trẻ khóc đòi ăn.

Ngôi nhà siêu vẹo, dột nát của mẹ con D nằm ở cuối bản. Ván thưng ốp quanh nhà đã xuống cấp. Mái lợp cũng thủng vài chỗ. Trong nhà có 2 chiếc giường, ngổn ngang chăn màn. Mấy bao ngô vứt chỏng chơ trong góc nhà. Gian bếp nguội lạnh, tối như hũ nút. Hỏi D sao chưa nấu cơm, D ngại ngùng bảo: "Nhà chẳng còn chi, chỉ có mấy bao ngô thôi. Đợi bố của 2 đứa trẻ đi làm về mới có gạo nấu".

Ngôi nhà lụp xụp của gia đình D.

Ngôi nhà lụp xụp của gia đình D.

Hỏi D sao lấy chồng sớm vậy? D ngừng tay thêu, thật thà trả lời: “Cháu cũng chẳng biết nữa. Nó (chồng D) kéo về thì cháu rời nhà bố mẹ đẻ về đây ở”.

Cách đây gần 6 năm, D mới tròn 14 tuổi. Đi chơi hội xuân, D và bạn trai quen nhau. Đôi trai gái người Mông thấy "ưng cái bụng" thế là về nhà góp gạo thổi cơm chung.

Dẫn tôi đi thăm bản là trưởng bản Vàng A Nhà. Anh Nhà lắc đầu ngán ngẩm: “Nhà D thuộc diện khó khăn nhất bản. Nhà vốn nghèo, nay thêm 2 đứa trẻ nữa, nên cuộc sống càng khó. Ở bản này còn có nhiều cặp vợ chồng nhí như vợ chồng D. Họ kết hôn sớm lắm, đều chưa đủ tuổi”.

Vợ đẻ, chồng vẫn đang chạy chơi cùng trẻ con trong bản

Xã Hang Kia có 5 bản gồm Hang Kia, Thung Ẳng, Thung Mặn, Thung Mài và Pà Khôm. Người dân ở các bản đều là người Mông. Ở nơi này con trai, con gái thường lấy vợ, lấy chồng ngay cả khi chưa đủ tuổi đăng ký kết hôn.

Tảo hôn ở đây đã tồn tại bao đời, kéo hệ lụy đến tận ngày nay. Trai gái thích nhau, “kéo” nhau về nhà ở là nên vợ, nên chồng. Trong suy nghĩ của những bậc sinh thành, xưa mình vậy, giờ nó tiếp nối, dù có lấy chồng sớm một chút thì có vấn đề gì đâu.

Vợ chồng anh Vàng A T.

Vợ chồng anh Vàng A T.

Cơn mưa chiều sầm sập đổ xuống, đôi vợ chồng trẻ Vàng A. T (SN 2006) ở bản Hang Kia cũng vội vàng chuyển đám ngô vừa phơi vào trong nhà. Cô bé L (SN 2005 - vợ của T) mặc chiếc váy đỏ sặc sỡ, cố gắng lắm mới đưa được bao ngô vào nhà.

Nói là vợ chồng, chứ T và L còn nhỏ lắm. T vừa vỡ tiếng. Vợ chồng T gọi nhau là mày, tao. Họ vừa cưới nhau đầu năm 2022. Nhà L ở cách nhà chồng một cánh rừng. L và T quen nhau ở hội xuân. Trước đó, T vẫn còn đang đi học. Tìm được người yêu, T bỏ học rồi bảo bố mẹ lo cưới xin cho mình.

Từ hai đứa trẻ vừa chưa hết tuổi dậy thì, đôi trẻ đã thành vợ chồng. Về làm dâu nhà chồng, L cũng thấy lạ lẫm. Ngày đi làm cùng T, ăn cùng mâm, L vẫn chưa quen với sự thay đổi đột ngột này. Từ hôm lấy vợ, T cũng thấy có gì đó gò bó. Hàng ngày, ngoài thời gian trên nương, về nhà là T đi chơi bạt mạng. Giờ có vợ, khi đi chơi cũng phải hỏi xem vợ có đồng ý hay không.

T bảo, từ ngày lấy vợ, T không phải đi học nữa. Vợ chồng T chưa có công ăn việc làm gì, giờ làm nương cùng bố mẹ. T bảo: "Vợ chồng đi đâu chơi cũng phải xin tiền bố mẹ. Vợ cháu ngồi thêu, ngày cũng chỉ kiếm được 20 nghìn đồng".

Cô bé Vàng. Y .L lấy chồng khi mới 15 tuổi.

Cô bé Vàng. Y .L lấy chồng khi mới 15 tuổi.

Trên đường đi thăm bản, thi thoảng chúng tôi lại bắt gặp những bé gái tuổi đời còn rất trẻ ngồi sau xe máy của đám trai bản. Nhiều cậu trai làng, tóc nhuộm xanh đỏ, đi xe máy, đôi chân còn phải kiễng mỗi khi dừng xe.

Trưởng bản Vàng A Nhà bảo: "Nhiều đôi thành vợ thành chồng cả rồi đấy. Có những cháu nhỏ mới 14 tuổi đã sinh đứa con đầu lòng. Đa phần các gia đình đó thuộc diện khó khăn. Cái ăn, cái mặc thiếu thốn trăm bề".

Cách đây ít hôm, anh Nhà vừa được một người trong họ ở cùng bản mời đến ăn mừng con dâu sinh được đứa cháu nội. Người mẹ trẻ này tên là Vàng Y. Th (14 tuổi), sinh đứa con trai nặng 2,5kg. Cháu Th người gày nhẳng, cao chỉ khoảng 1,4m. Khuôn mặt non nớt, vậy mà Th đã làm mẹ. Th chưa biết chăm sóc cho con kiểu gì. Chồng Th cũng vậy, ngày vợ đẻ vẫn chạy đi chơi với trẻ con hàng xóm. Th lo lắng, nhà thì nghèo, không biết sắp tới vợ chồng lấy gì nuôi con.

Cách nhà Th vài bước chân là gia đình Sùng Y. Nh. Nh lại không được may mắn như Th. Nh lấy chồng được 2 năm, sinh được cậu con trai kháu khỉnh. Cách đây 4 tháng, vợ chồng Th cãi nhau. Th cũng hay bị chồng đánh. Cuối năm 2022, Th bỏ luôn cả chồng lẫn con về nhà mẹ đẻ ở. Năm nay, Th mới 17 tuổi. Th bảo: "Cháu về đi tìm chồng khác. Cháu không trở về nhà chồng cũ nữa".

Ở vùng sơn cước này, hình ảnh những đôi vợ chồng nhí không còn là chuyện hiếm nữa. Những đôi trẻ này đến với nhau dễ dàng, nên bỏ nhau cũng rất nhanh. Không ít thiếu nữ Mông bước sang tuổi 18 mà đã trải qua 2-3 đời chồng.

Theo thống kê của Chi cục Dân số và Kế hoạch hoá Gia đình tỉnh Hòa Bình, năm 2022, toàn tỉnh có 231 trường hợp tảo hôn và mang thai tuổi vị thành niên. Trong giai đoạn 2018-2022 đã có 115 trường hợp tảo hôn có hình thức xử lý vi phạm. Trong 5 năm qua, số trường hợp tảo hôn giảm qua các năm. Tuy nhiên, số trường hợp là người dân tộc thiểu số chiếm đa số, từ đây ảnh hưởng của tảo hôn đến chất lượng cuộc sống cũng như chất lượng dân số sẽ nhiều hơn.

Có thể bạn quan tâm

'Báu vật' của làng

'Báu vật' của làng

Hàng chục cây kơ nia trăm năm tuổi được người dân ở Bình Định ví như 'báu vật' được bảo vệ qua nhiều thế hệ. Địa phương đang lập hồ sơ đề nghị công nhận rừng kơ nia này thành rừng cây di sản VN.

Trường Sa: Vững vàng nơi đầu sóng - Kỳ IV: “Điểm tựa” cho ngư dân vươn khơi bám biển

Trường Sa: Vững vàng nơi đầu sóng - Kỳ IV: “Điểm tựa” cho ngư dân vươn khơi bám biển

Cùng với nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền và bảo đảm an ninh trên biển, thời gian qua, công tác dân vận luôn được cán bộ, chiến sĩ trên các đảo thuộc quần đảo Trường Sa quan tâm triển khai hiệu quả, thực sự trở thành “điểm tựa” vững chắc để ngư dân an tâm vươn khơi bám biển.

Chuyện những người đam mê đờn ca tài tử

Chuyện những người đam mê đờn ca tài tử

(GLO)- Ở một “sân khấu” nhỏ trong căn nhà tại tổ 2 (phường Sông Bờ, thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai), những bài ca cổ vào thập niên 80-90 của thế kỷ trước vẫn thường xuyên được cất lên bởi những người đam mê loại hình nghệ thuật dân gian đặc trưng vùng Nam Bộ.

Thung lũng Ia Drăng: Ngày ấy, bây giờ

Thung lũng Ia Drăng: Ngày ấy, bây giờ

(GLO)- Nói đến thung lũng Ia Drăng, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến nơi ghi dấu trận thắng Mỹ đầu tiên của quân và dân ta ở Tây Nguyên. Nửa thế kỷ sau ngày đất nước thống nhất, vùng chiến địa năm xưa đang từng ngày “thay da, đổi thịt”.

Vững niềm tin chiến thắng

Vững niềm tin chiến thắng

(GLO)- Với niềm tin chiến thắng, những thầy thuốc kiên trung đã vượt mọi gian khổ, hy sinh cho đến ngày thống nhất đất nước. Trong tháng Tư lịch sử này, nhớ lại những năm tháng cống hiến sức trẻ vì độc lập, tự do của Tổ quốc, ai cũng xúc động xen lẫn tự hào.

Những người trẻ dân tộc thiểu số đong đầy tình yêu buôn làng-Kỳ 1: Bệ phóng cho những ước mơ

E-magazineNhững người trẻ dân tộc thiểu số đong đầy tình yêu buôn làng-Kỳ 1: Bệ phóng cho những ước mơ

(GLO)- Đồng hành cùng sự sáng tạo, đổi mới của người trẻ, các tổ chức Đoàn-Hội trên địa bàn tỉnh Gia Lai không chỉ là điểm tựa vững chắc mà còn trở thành bệ phóng, giúp họ tự tin bứt phá, vượt qua giới hạn bản thân và lan tỏa giá trị văn hóa dân tộc sâu rộng trong cộng đồng.

Kỳ tích cao su vươn mình trên xứ sở Angko - Kampong Thom: Kỳ cuối-Đời sống người lao động ngày càng nâng cao

Cao su vươn mình trên xứ sở Angkor - Kampong Thom: Kỳ cuối - Đời sống người lao động ngày càng nâng cao

(GLO)- Bên cạnh xây dựng tổ chức Đảng vững mạnh, phát triển sản xuất kinh doanh, Đảng ủy, Ban Giám đốc Công ty cổ phần Cao su Chư Sê - Kampong Thom luôn quan tâm cải thiện đời sống cho hơn 3.300 lao động tại Campuchia với thu nhập bình quân 10 triệu đồng/tháng.