Ia Grai: Thấp thỏm dưới chân cột tháp điện gió

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Do có nhà cửa, vườn cây nằm ở trong phạm vi hành lang cột tháp gió thuộc Dự án điện gió Ia Pếch và Ia Pếch 2 nên nhiều hộ dân tại xã Ia Pếch (huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) kiến nghị chính quyền, chủ đầu tư hỗ trợ, bồi thường để di dời đến nơi khác.

Hiện nay, 63 hộ dân của xã Ia Pếch (huyện Ia Grai) có đất sản xuất nằm trong khu vực hành lang an toàn cột tháp gió. Các hộ dân kiến nghị chính quyền yêu cầu Công ty cổ phần Đầu tư năng lượng Điện Xanh Gia Lai (chủ đầu tư Dự án điện gió Ia Pếch và Ia Pếch 2) hỗ trợ, bồi thường về đất đai, tài sản trên đất để thực hiện di dời. Bởi theo các hộ dân, dự án điện gió đã xây dựng và hoàn thành từ năm 2021 nhưng đến nay vẫn chưa thực hiện hỗ trợ, bồi thường cho người dân bị ảnh hưởng. Trong khi đó, nhiều hộ dân hàng ngày vẫn phải sinh hoạt, sản xuất tại khu vườn ngay dưới chân trụ điện gió.

Vườn rẫy sản xuất của ông Đặng Đợi (làng O Gia, xã Ia Pếch, huyện Ia Grai) nằm sát chân cột tháp điện gió. Ảnh: Minh Nguyễn

Vườn rẫy sản xuất của ông Đặng Đợi (làng O Gia, xã Ia Pếch, huyện Ia Grai) nằm sát chân cột tháp điện gió. Ảnh: Minh Nguyễn

Ông Đặng Đợi (làng O Gia) cho biết, trụ điện gió đặt cách vườn của gia đình chỉ tầm 10 m, cánh quạt của trụ điện gió ảnh hưởng đến 6 sào trong tổng số 9 ha vườn rẫy đang trồng chanh dây, cây ăn quả. Hàng ngày, ông và những người làm thuê vẫn làm việc ngay cạnh chân điện gió trong canh cánh nỗi lo. “Sau này, không biết vườn cây có bị ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng bởi tác động môi trường do các trụ điện gió gây ra hay không, nhưng trước mắt, gia đình tôi rất lo sợ rủi ro đến tính mạng nếu chẳng may cánh quạt điện gió bị gãy rơi xuống giống như trường hợp đã xảy ra tại huyện Đak Đoa”-ông Đợi nói.

Cũng theo ông Đợi, khoảng 20 hộ dân ở làng O Gia có vườn cây bị ảnh hưởng bởi hành lang an toàn trụ điện gió nhưng đến nay vẫn chưa nhận được hỗ trợ, bồi thường. “Người dân nhiều lần kiến nghị về vấn đề này. Công ty cũng cho người xuống kiểm tra, đo đạc nhưng đến nay vẫn chưa có động thái gì”-ông Đợi cho hay.

Tương tự, gia đình ông Nguyễn Văn Thiềng (làng Sát Tâu) có hơn 1 ha cà phê trong phạm vi hành lang an toàn trụ điện gió. Ông Thiềng khẳng định: Ngay từ khi Công ty xây dựng các trụ điện gió, các hộ dân đã quyết liệt yêu cầu hỗ trợ, bồi thường. Tuy nhiên, đến thời điểm này, các trụ điện gió đã xây dựng hoàn thành nhưng người dân vẫn chưa được hỗ trợ hay bồi thường đối với phần diện tích vườn cây nằm trong khu vực dự án.

Ông Nguyễn Văn Thiềng (làng Sát Tâu) có hơn 1 ha cà phê bị ảnh hưởng bởi hành lang an toàn trụ điện gió. Ảnh: Minh Nguyễn

Ông Nguyễn Văn Thiềng (làng Sát Tâu) có hơn 1 ha cà phê bị ảnh hưởng bởi hành lang an toàn trụ điện gió. Ảnh: Minh Nguyễn

Trao đổi về vấn đề này, ông Ngô Khôn Tuấn-Chủ tịch UBND xã Ia Pếch-cho biết: Các hộ dân có diện tích đất bị ảnh hưởng bởi hành lang đường dây 22kV đã được hỗ trợ, bồi thường. Còn đối với hành lang an toàn trụ điện gió thì Công ty chưa thực hiện hỗ trợ, bồi thường. “Tại buổi làm việc với đoàn đại biểu HĐND tỉnh, xã đã kiến nghị vấn đề này nhưng phía Công ty giải thích do chưa có quy định hoặc hướng dẫn của Nhà nước về mức giá bồi thường nên chậm hỗ trợ cho người dân”-ông Tuấn thông tin.

Tại kỳ họp thứ 13 HĐND tỉnh khóa XII (nhiệm kỳ 2021-2026), nhiều cử tri đã kiến nghị về việc sớm hỗ trợ, bồi thường cho các hộ dân bị ảnh hưởng bởi các trụ điện gió. Trước đó, đoàn giám sát HĐND tỉnh cũng có báo cáo kết quả về “Tình hình thực hiện và triển khai các dự án kêu gọi đầu tư của tỉnh Gia Lai giai đoạn 2018-2022” cũng đề nghị các sở, ngành liên quan tham mưu UBND tỉnh khẩn trương đề xuất với cấp có thẩm quyền hoặc kịp thời có giải pháp tháo gỡ những vướng mắc liên quan đến vấn đề hỗ trợ cho các hộ dân bị ảnh hưởng sau khi các dự án điện gió đưa vào hoạt động.

Trong khi đó, ông Đỗ Văn Đông-Phó Chủ tịch UBND huyện Ia Grai thì khẳng định: Ủy ban nhân dân huyện đã có văn bản đề nghị các sở, ngành liên quan hướng dẫn xác định mức thiệt hại hỗ trợ về hạn chế khả năng sử dụng đất đối với cây cối, hoa màu nằm trong hành lang an toàn cột tháp gió nhưng đến nay vẫn chưa nhận được hướng dẫn về mức hỗ trợ. “Ủy ban nhân dân huyện cũng yêu cầu chủ đầu tư ký cam kết với các hộ dân, khi có hướng dẫn cụ thể về mức hỗ trợ thì sẽ triển khai thực hiện”-ông Đông nhấn mạnh.

Liên quan đến việc tu bổ, sửa chữa, nâng cấp tuyến đường theo cam kết của nhà đầu tư khi thực hiện dự án điện gió, Phó Chủ tịch UBND huyện Ia Grai cho biết: Nhà đầu tư đã chuyển hơn 2,1 tỷ đồng vào tài khoản của xã để thực hiện theo các nội dung đã cam kết. “Hiện UBND xã Ia Pếch chuẩn bị tổ chức họp dân lấy ý kiến; đồng thời, lập hồ sơ, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, dự kiến hoàn thành trong năm 2023”-ông Đông nhấn mạnh.

Có thể bạn quan tâm

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

(GLO)- Nhờ tích cực hỗ trợ về sinh kế, xây dựng nhà ở và các chương trình hỗ trợ thiết thực khác đến cuối năm 2024, tỷ lệ hộ nghèo của thành phố Pleiku giảm còn 0,12%, vượt 0,04% so với chỉ tiêu giảm nghèo năm 2024 mà UBND tỉnh giao (kế hoạch giao 0,16%).

Sau khi được hỗ trợ làm nhà, gia đình anh Đàm Văn Kim (thôn 4, xã Ia Vê) yên tâm phát triển kinh tế và đã thoát nghèo. Ảnh: L.N

Chư Prông hỗ trợ hộ nghèo an cư

(GLO)- Triển khai Dự án 1 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2025, huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) đã xây dựng hàng trăm căn nhà giúp hộ nghèo “an cư lạc nghiệp”.

Đoàn giám sát HĐND tỉnh làm việc tại huyện Kbang về “việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Ảnh: Lê Nam

Kbang thực hiện cấp giấy CNQSDĐ cho 11/68 hộ được hỗ trợ nhà ở

(GLO)- Sáng 4-12, Đoàn giám sát HĐND tỉnh Gia Lai do bà Đinh Ly An-Trưởng Ban Dân tộc làm trưởng đoàn đã giám sát tại huyện Kbang về “việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi”.

Khoảng lặng ở Tây Hồ

Khoảng lặng thôn Tây Hồ

(GLO)- Khoảng lặng chúng tôi muốn nói đến chính là cuộc sống của những người từng mắc bệnh phong, sống lặng lẽ ở xóm cùi thuộc thôn Tây Hồ (xã Bàu Cạn, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai).

Khởi sắc những vùng quê nông thôn mới

Khởi sắc những vùng quê nông thôn mới

(GLO)-Với việc huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc tuyên truyền, huy động nguồn lực thực hiện, đến nay, nhiều xã trên địa bàn tỉnh đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. Bên cạnh diện mạo nông thôn ngày càng khởi sắc, đời sống của người dân tại các xã nông thôn mới cũng được nâng lên rõ rệt.

Xã Gào đẩy mạnh truyền thông giảm nghèo

Xã Gào đẩy mạnh truyền thông giảm nghèo

(GLO)- Bên cạnh phát huy hiệu quả các nguồn lực của Nhà nước, thời gian qua, xã Gào (TP. Pleiku) đã đẩy mạnh công tác truyền thông giảm nghèo bằng nhiều hình thức. Qua đó, góp phần thay đổi nếp nghĩ, cách làm, nâng cao thu nhập của người dân và giảm nghèo bền vững.