Dự án Nhà máy điện gió Ia Le 1: Cơ bản đạt được thỏa thuận hỗ trợ người dân

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- Việc cơ bản đạt được thỏa thuận về phương án hỗ trợ các hộ dân có nhà ở nằm trong phạm vi hành lang an toàn cột tháp gió và tiếp tục xem xét hỗ trợ những hộ còn lại có đất canh tác bị ảnh hưởng trong vùng Dự án Nhà máy điện gió Ia Le 1 (xã Ia Le, huyện Chư Pưh, thuộc Công ty cổ phần Đầu tư phát triển điện gió Cao Nguyên 1) sẽ chấm dứt tình trạng khiếu kiện kéo dài, gây mất an ninh trật tự tại địa phương.

Chủ đầu tư Dự án Nhà máy điện gió Ia Le 1 vừa đưa ra phương án hỗ trợ các hộ dân bị ảnh hưởng trong phạm vi hành lang an toàn cột tháp gió. Theo Công văn số 0626/2023/CV-ĐGCN1 ngày 26-6 của Công ty cổ phần Đầu tư phát triển điện gió Cao Nguyên 1 về việc hỗ trợ về nhà ở, vật kiến trúc thuộc hành lang an toàn cột tháp gió, trong ngày 2-6, đại diện Công ty và các cấp chính quyền địa phương đã tiến hành rà soát, thống kê nhà cửa, vật kiến trúc của 7 hộ dân bị ảnh hưởng lớn làm căn cứ tiến hành hỗ trợ, di dời nhà cửa, vật kiến trúc.

Qua rà soát nhận thấy có 4 hộ dân cùng ở thôn Phú Bình (xã Ia Le) bị ảnh hưởng, có đất và nhà cửa tại vị trí gần trụ điện gió gồm gia đình các ông: Trần Ngọc Minh, Huỳnh Thanh Liêm, Nguyễn Hữu Thuật, Nguyễn Ngọc Ti. Công ty đã kịp thời báo cáo các cấp chính quyền. Sau khi tiến hành trao đổi, bước đầu, 3 hộ đã đạt được một số thống nhất với phương án này, trừ hộ ông Trần Ngọc Minh.

Vợ chồng bà Phạm Thị Hòa (thôn Phú Bình, xã Ia Le, huyện Chư Pưh) cảm thấy bất an khi phải sinh sống trong phạm vi ảnh hưởng của hành lang an toàn cột tháp gió. Ảnh: V.T

Vợ chồng bà Phạm Thị Hòa (thôn Phú Bình, xã Ia Le, huyện Chư Pưh) cảm thấy bất an khi phải sinh sống trong phạm vi ảnh hưởng của hành lang an toàn cột tháp gió. Ảnh: V.T

Cụ thể, Công ty đề xuất phương án hỗ trợ xây dựng nhà đáp ứng nhu cầu sinh hoạt cơ bản, diện tích mỗi hộ gia đình 400 m2 theo quy chuẩn nhà ở nông thôn. Vị trí mới sẽ gần khu dân cư, đường được rải đá cấp phối thuận tiện việc di chuyển, đáp ứng nhu cầu về điện, nước sinh hoạt. Công ty cũng đề nghị các cấp chính quyền địa phương xem xét, thống nhất phương án hỗ trợ; đồng thời hỗ trợ các thủ tục về việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất, thủ tục pháp lý xây dựng khu tái định cư, làm căn cứ triển khai các bước tiếp theo theo quy định của pháp luật.

Bà Trần Thị Hồng (vợ ông Huỳnh Thanh Liêm) cho biết: “Theo phương án Công ty đưa ra, các hộ dân cơ bản đồng ý. Song, tôi thấy cần phải cấp thêm diện tích đất để gia đình làm chuồng trại chăn nuôi. Đối với nhà ở, vật kiến trúc thì mong muốn được bồi thường, hỗ trợ 100% thay vì 80% như đề xuất, quy ra tiền để người dân chúng tôi tự xây dựng”.

Còn bà Phạm Thị Hòa (vợ ông Trần Ngọc Minh) thì cho rằng, tài sản của gia đình bà là hợp pháp nên phải được hỗ trợ, bồi thường thỏa đáng. Trụ điện gió N13 của Nhà máy điện gió Ia Le 1 được lắp đặt cách đất của gia đình bà 10 m, cách nhà ở 80 m. Trụ điện gió cao 117 m, bán kính cánh quạt 75 m; riêng không gian dưới cánh quạt đã chiếm vào đất của gia đình bà 65 m.

“Bên dưới không gian cánh quạt là đất sản xuất của gia đình gồm chuồng trại chăn nuôi dê, trồng chanh đang vào thời kỳ thu hoạch. Vì vậy, chỉ hỗ trợ đất để di dời nhà ở thì tôi thấy chưa hợp lý nên chưa đồng ý với phương án Công ty đưa ra”-bà Hòa nói.

Qua rà soát nhận thấy có 4 hộ dân thực sự ảnh hưởng vì có đất và nhà cửa tại vị trí gần trụ điện gió. Ảnh: Vũ Thảo

Qua rà soát nhận thấy có 4 hộ dân thực sự ảnh hưởng vì có đất và nhà cửa tại vị trí gần trụ điện gió. Ảnh: Vũ Thảo

Qua tìm hiểu được biết, trước đó, Công ty cổ phần Đầu tư phát triển điện gió Cao Nguyên 1 đã chủ động làm việc, thương thảo, giải thích với một số hộ dân bị ảnh hưởng lớn bởi trụ điện gió số 13 và 17 nhưng chưa tìm được tiếng nói chung. Có hộ yêu cầu mức hỗ trợ 1,5 tỷ đồng, có hộ yêu cầu mức hỗ trợ 5 tỷ đồng…

Ông Chẩu Văn Sơn-quản lý Dự án Nhà máy điện gió Ia Le 1-cho hay: “Theo phương án này, việc thỏa thuận hỗ trợ sẽ thực hiện cho 4 hộ dân có nhà ở sinh sống khu vực hành lang an toàn cột tháp gió. Hiện còn 1 hộ chưa đồng ý. Việc hỗ trợ tái định cư đang chờ địa phương trả lời, hướng dẫn triển khai. Đối với những hộ có đất nông nghiệp vẫn chưa có phương án hỗ trợ, vì theo quy định, hệ số sử dụng đất đối với dự án điện gió chỉ được 0,35 ha/MW, nên có hộ yêu cầu Công ty phải mua luôn phần đất trong phạm vi 300 m là trái với quy định về hệ số sử dụng đất. Bên cạnh đó, vẫn chưa có căn cứ và chứng minh được việc khi cánh quạt quay sẽ ảnh hưởng đến cây trồng, vật nuôi, thành ra Công ty chưa thể đưa ra phương án hỗ trợ cụ thể”.

Dự án Nhà máy điện gió Ia Le 1 có công suất 100 MW với 28 trụ tua bin gió. Dự án đã vận hành thương mại một phần với công suất 47,2 MW. Từ khi hoạt động đến nay, tại dự án này đã xảy ra khiếu kiện kéo dài của nhiều hộ dân liên quan đến công tác thỏa thuận bồi thường, hỗ trợ. Theo nội dung kiến nghị thì các hộ dân yêu cầu được bồi thường, hỗ trợ đối với đất, tài sản trên đất nằm trong khu vực thuộc hành lang an toàn cột tháp gió, hỗ trợ di dời nhà, chuồng trại ra khỏi hành lang an toàn theo quy định tại Thông tư số 02/2019/TT-BCT của Bộ Công thương. Chính quyền địa phương sau đó đã tích cực phối hợp với Công ty vào cuộc giải quyết; đến nay, bước đầu đã đạt được một số thỏa thuận với người dân.

Có thể bạn quan tâm

Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu giống mì và lúa

Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu giống mì và lúa

(GLO)- Công tác khảo nghiệm, xây dựng các mô hình trình diễn giống mì và lúa năng suất chất lượng cao, kháng bệnh tốt là bước đột phá trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh Gia Lai nhằm nâng cao năng suất, chất lượng nông sản theo hướng bền vững.
Liên kết phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm

Liên kết phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm

(GLO)- Sau khi thành lập năm 2022, Hợp tác xã (HTX) Kén tằm Gia Lai (thôn Hà Lòng 2, xã Kdang, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) đã liên kết với người dân phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm. Mối liên kết này góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất và nâng cao thu nhập cho người dân.

Thầy Tô Ngọc Thanh với văn hóa dân gian Gia Lai-Kon Tum

Thầy Tô Ngọc Thanh với văn hóa dân gian Gia Lai-Kon Tum

(GLO)- Tôi gọi ông là thầy. Thật ra tôi chưa thật sự xứng đáng. Cả nước, những tiến sĩ đã từng học và được ông hướng dẫn làm các đề tài luận án mới được vinh dự gọi ông bằng thầy-một người thầy lớn trong lĩnh vực nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực văn hóa dân gian đồng bào các dân tộc Việt Nam.