Đề xuất hỗ trợ đất ở cho người dân bị ảnh hưởng bởi trụ điện gió

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Sau phản ánh của Báo CAND, cơ quan chức năng tỉnh Gia Lai đã vào cuộc, làm việc với các bên liên quan. Qua đó, chủ đầu tư dự án điện gió đề xuất được hỗ trợ 400m2 đất ở cho người dân bị ảnh hưởng và các điều kiện khác đảm bảo cuộc sống.

Ngày 3/7, thông tin từ UBND huyện Chư Pưh (tỉnh Gia Lai) cho biết, địa phương đã nhận được báo cáo, đề xuất của Công ty Cổ phần Đầu tư phát triển điện gió Cao Nguyên 1 về hỗ trợ nhà ở, vật kiến trúc của người dân nằm trong hành lang an toàn cột tháp gió.

Người dân lo sợ ảnh hưởng tính mạng vì phải sống trong hành lang an toàn cột tháp gió.

Người dân lo sợ ảnh hưởng tính mạng vì phải sống trong hành lang an toàn cột tháp gió.

Theo đó, Công ty đã phối hợp với chính quyền địa phương rà soát, xác định có 4 hộ dân có nhà ở, vật kiến trúc bị ảnh hưởng trực tiếp do nằm trong hành lang an toàn cột tháp gió. Công ty đã thỏa thuận và đạt được thống nhất của 3/4 hộ dân về phương án bồi thường, hỗ trợ.

Công ty đề xuất phương án hỗ trợ cụ thể gồm: Hỗ trợ xây dựng nhà đáp ứng nhu cầu sinh hoạt cơ bản với diện tích 400m2/hộ theo quy chuẩn nhà ở nông thôn, vị trí xây dựng gần khu dân cư; đồng thời, xây dựng đường, rải đá cấp phối thuận tiện cho việc di chuyển; đáp ứng nhu cầu về điện, nước sinh hoạt.

Công ty đề nghị chính quyền địa phương thống nhất phương án và hỗ trợ các thủ tục về chuyển đổi mục đích sử dụng đất, thủ tục pháp lý xây dựng khu tái định cư để làm căn cứ triển khai các bước tiếp theo.

Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Minh Tứ - Phó Chủ tịch UBND huyện Chư Pưh cho biết: Đối tượng được hỗ trợ theo phương án đề xuất của công ty là các hộ có nhà ở, vật kiến trúc nằm trong hành lang an toàn cột tháp gió. Các hộ còn lại có đất canh tác, sản xuất bị ảnh hưởng sẽ tiếp tục được xem xét, hỗ trợ theo quy định. “Huyện đang xem xét, đưa ra hội ý lãnh đạo UBND huyện về phương án đề xuất của Công ty”, ông Tứ thông tin thêm.

Nhà máy điện gió Ia Le 1 vận hành thử nghiệm 14 trụ điện gió bất chấp phản đối của chính quyền địa phương và người dân.

Nhà máy điện gió Ia Le 1 vận hành thử nghiệm 14 trụ điện gió bất chấp phản đối của chính quyền địa phương và người dân.

Như Báo CAND đã phản ánh, Nhà máy Điện gió Ia Le 1 do Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Điện gió Cao Nguyên 1 làm chủ đầu tư. Nhà máy xây dựng trên địa bàn xã Ia Le, huyện Chư Pưh với công suất thiết kế 100 MW gồm 28 trụ điện gió, trạm nâng áp, đường giao thông nội bộ, khu nhà quản lý… Nhà máy này đã có 14 trụ điện gió quay, phát điện.

Tại khu vực nhà máy, 46 hộ dân xã Ia Le có nhà cửa, chuồng trại chăn nuôi, đất canh tác nằm trong phạm vi ảnh hưởng của trụ điện gió, nhiều nhà dân nằm trong hành lang an toàn cột tháp gió chưa được bồi thường, hỗ trợ nên dẫn đến khiếu kiện tập thể, kéo dài; người dân nơm nớp lo sợ ảnh hưởng tính mạng vì hằng ngày phải sống trong hành lang an toàn cột tháp gió.

Mặc dù chưa giải quyết xong các khiếu kiện và chính quyền địa phương, cơ quan chuyên môn đã liên tục yêu cầu tạm dừng vận hành thử nghiệm nhưng chủ đầu tư vẫn tổ chức vận hành thử nghiệm 14 trụ điện gió còn lại khiến người dân bức xúc. Sau đó, Sở Công thương tỉnh Gia Lai đã phải gửi văn bản “hỏa tốc” đề nghị EVN vào cuộc, chỉ đạo vụ việc.

Có thể bạn quan tâm

Nhà máy xử lý rác thải Chư Sê hoạt động trở lại: Giải “bài toán” ô nhiễm môi trường

Nhà máy xử lý rác thải Chư Sê hoạt động trở lại: Giải “bài toán” ô nhiễm môi trường

(GLO)- Sau gần 7 tháng sửa chữa, nâng cấp máy móc thiết bị và xây dựng lại nhà xưởng bị hư hại do hỏa hoạn, Nhà máy xử lý rác thải Chư Sê đã hoạt động trở lại, góp phần giải “bài toán” ô nhiễm môi trường khi lượng rác thải sinh hoạt hàng ngày được xử lý kịp thời.

Ia Grai chú trọng bảo vệ môi trường sinh thái

Ia Grai chú trọng bảo vệ môi trường sinh thái

(GLO)- Những năm qua, huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) đẩy mạnh tuyên truyền và triển khai có hiệu quả công tác phân loại, thu gom, xử lý rác thải tại nguồn. Nhờ đó, nhận thức của người dân về bảo vệ môi trường sinh thái ngày càng chuyển biến tích cực, chất lượng môi trường từng bước được nâng cao.

Pleiku: Quy hoạch đô thị để định hình bản sắc và phát triển bền vững

Pleiku: Quy hoạch đô thị để định hình bản sắc và phát triển bền vững

(GLO)- Khai thác thế mạnh về điều kiện tự nhiên, cảnh quan môi trường để xây dựng đô thị có bản sắc riêng gắn với phát triển du lịch, dịch vụ và các giá trị văn hóa bản địa là mục tiêu mà TP. Pleiku đang tập trung hướng tới thông qua các quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết.