Ia Grai tập trung giảm nghèo vùng dân tộc thiểu số

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Từ nguồn lực của các chương trình mục tiêu quốc gia, huyện Ia Grai đang tập trung phấn đấu năm 2023 tỷ lệ hộ nghèo giảm 1,69% (tương đương 443 hộ), trong đó tỷ lệ hộ nghèo đồng bào dân tộc thiểu số giảm 3,43% (khoảng 400 hộ).

Cuối năm 2022, gia đình chị Rơ Lan Liên (làng Kép, thị trấn Ia Kha) là một trong những hộ nghèo khó khăn về nhà ở được UBND thị trấn Ia Kha lựa chọn hỗ trợ vốn để xây dựng nhà ở từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc và miền núi. Với số tiền hỗ trợ 44 triệu đồng, gia đình chị vay thêm 40 triệu đồng từ Chi nhánh Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện và khoản tiền tích góp để hoàn thiện ngôi nhà cấp 4 kiên cố có diện tích gần 50 m2, chi phí xây dựng hơn 110 triệu đồng.

Gia đình chị Rơ Lan Liên (người mặc áo đỏ-làng Kép, thị trấn Ia Kha) được hỗ trợ vốn xây dựng nhà ở, tạo động lực vươn lên thoát nghèo trong năm 2023. Ảnh: Minh Phương
Gia đình chị Rơ Lan Liên (người mặc áo đỏ-làng Kép, thị trấn Ia Kha) được hỗ trợ vốn xây dựng nhà ở, tạo động lực vươn lên thoát nghèo trong năm 2023. Ảnh: Minh Phương

Chị Liên phấn khởi cho hay: “Vợ chồng cùng 2 đứa con gần 6 năm nay sống tạm bợ trong ngôi nhà tôn dột nát, mưa tạt, gió lùa. Ngôi nhà mới hoàn thiện khang trang đã giúp gia đình có nơi ở ổn định, vợ chồng tôi cũng yên tâm chăm lo sản xuất, chăm sóc hơn 1,2 ha cà phê và điều, cố gắng vươn lên thoát nghèo”.

Theo thống kê, năm 2022, thị trấn Ia Kha còn 244 hộ nghèo, chiếm trên 7,7% tổng số hộ dân. Số hộ nghèo này phần lớn tập trung chủ yếu ở 2 làng đồng bào dân tộc thiểu số là làng Yam (110 hộ), làng Kép (48 hộ).

Ông Thái Văn Ngự-Chủ tịch UBND thị trấn-cho biết: Năm 2023, thị trấn đặt ra mục tiêu phấn đấu giảm 1,59% hộ nghèo (tương đương 50 hộ); trong đó làng Yam (21 hộ) và làng Kép (15 hộ). Do vậy, từ nguồn vốn các chương trình mục tiêu quốc gia, UBND thị trấn tập trung đầu tư hạ tầng giao thông, hỗ trợ xây mới hoặc sửa chữa nhà ở, cấp các loại cây-con giống, máy móc, phân bón; tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật, dạy nghề cho các hộ nghèo; hỗ trợ vốn vay tín dụng ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện để hộ nghèo có điều kiện phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

Chủ tịch UBND thị trấn Ia Kha nêu giải pháp: “Tại 2 làng đồng bào có tỷ lệ hộ nghèo cao. Ngoài việc tuyên truyền nhằm thay đổi nhận thức, khơi dậy ý chí chủ động vươn lên của các hộ, chúng tôi còn đề ra nhiều giải pháp hỗ trợ từ việc làm nhà ở, đào tạo nghề cho đến việc tạo điều kiện để họ tiếp cận và sử dụng có hiệu quả chính sách và nguồn lực của Nhà nước, từ đó mở rộng sản xuất, nâng cao thu nhập, vươn lên thoát nghèo”.

Thông qua các lớp đào tạo nghề do huyện Ia Grai tổ chức đã giúp người dân nâng cao trình độ tay nghề, tạo việc làm, tăng thu nhập cho gia đình, góp phần xóa đói, giảm nghèo bền vững. Ảnh: Minh Phương

Thông qua các lớp đào tạo nghề do huyện Ia Grai tổ chức đã giúp người dân nâng cao trình độ tay nghề, tạo việc làm, tăng thu nhập cho gia đình, góp phần xóa đói, giảm nghèo bền vững. Ảnh: Minh Phương

Trong khi đó, ông Nguyễn Quang Thuấn-Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp-Giáo dục thường xuyên huyện cho biết: Năm 2023, từ nguồn vốn hơn 8,4 tỷ đồng của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, huyện xây dựng kế hoạch tổ chức 18 lớp đào tạo nghề cho hơn 600 lao động nông thôn trên địa bàn.

“Ngoài mục tiêu góp phần nâng tỷ lệ lao động nông thôn được đào tạo nghề của huyện lên 60% trong năm 2023, các lớp đào tạo nghề còn giúp người dân nâng cao trình độ tay nghề, tạo việc làm, tăng thu nhập cho gia đình, góp phần xóa đói, giảm nghèo bền vững”-ông Thuấn nhấn mạnh.

Trao đổi với P.V, ông Đỗ Văn Đông-Phó Chủ tịch UBND huyện Ia Grai thông tin: Năm 2022, huyện Ia Grai có mức giảm tỷ lệ hộ nghèo trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số đạt 3,82%, tương đương gần 400 hộ. Năm 2023, qua rà soát, toàn huyện có 2.389 hộ nghèo (chiếm tỷ lệ 8,78% tổng số hộ dân toàn huyện). Do vậy, huyện đặt mục tiêu tiếp tục giảm xuống còn 7,09% (giảm 1,69%, tương đương 443 hộ), trong đó mức giảm tỷ lệ hộ nghèo đồng bào dân tộc thiểu số là 3,43% (tương đương 400 hộ).

Gia đình ông Rơ Mah Lươi (làng Del, xã Ia Tô) là một trong những hộ thoát nghèo nhờ sử dụng hiệu quả nguồn vốn vay hỗ trợ của Nhà nước. Ảnh: Minh Phương
Gia đình ông Rơ Mah Lươi (làng Del, xã Ia Tô) là một trong những hộ thoát nghèo nhờ sử dụng hiệu quả nguồn vốn vay hỗ trợ của Nhà nước. Ảnh: Minh Phương

Để đạt được kết quả này, Phó Chủ tịch UBND huyện Ia Grai cho hay: Trên cơ sở các chỉ tiêu giảm nghèo được giao, các phòng ban của huyện cũng như UBND các xã, thị trấn đã xây dựng kế hoạch và giao cụ thể chỉ tiêu giảm nghèo cho từng thôn, làng, tổ dân phố triển khai thực hiện. Ngoài việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu trong công tác giảm nghèo, huyện còn chỉ đạo các đơn vị triển khai thực hiện có hiệu quả các chính sách hỗ trợ giảm nghèo.

Đặc biệt là tích cực phối hợp cùng với các hội, đoàn thể của huyện tiếp tục phát động các phong trào, cuộc vận động để huy động nguồn lực, sự tham gia hưởng ứng các tầng lớp Nhân dân trong công tác giảm nghèo bền vững. “Để hoàn thành mục tiêu đề ra đòi hỏi sự quyết tâm rất lớn của cả hệ thống chính trị, cũng như sự chung tay góp sức của cả cộng đồng”-Phó Chủ tịch UBND huyện Ia Grai nhấn mạnh.

Có thể bạn quan tâm

Đoàn giám sát HĐND tỉnh làm việc tại huyện Đak Đoa về việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Ảnh: Lê Nam

Đak Đoa: 42/148 hộ hỗ trợ nhà ở, đất ở được cấp giấy CNQSDĐ

(GLO)- Sáng 16-12, Đoàn giám sát HĐND tỉnh do bà Đinh Ly An-Trưởng Ban Dân tộc làm trưởng đoàn đã giám sát tại huyện Đak Đoa về “việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi”.

Nhờ nguồn vốn vay sản xuất kinh doanh vùng khó khăn, bà Nguyễn Thị Nga (bìa trái, làng Sur B, xã Ia Hla, huyện Chư Pưh) đã đầu tư phát triển sản xuất, ổn định cuộc sống. Ảnh: S.C

“Bà đỡ” của người dân vùng khó

(GLO)- Thông qua chương trình tín dụng ưu đãi, người dân các xã vùng khó khăn của Chư Pưh (tỉnh Gia Lai) được vay 100 triệu đồng để đầu tư phát triển sản xuất, nâng cao đời sống. Chương trình này được ví như “bà đỡ” của người dân vùng khó.

Anh Đinh Bưng (làng Nhoi, xã Tú An) phấn khởi khi được dùng nước sạch. Ảnh: A.P

Phát huy hiệu quả vốn vay chương trình nước sạch, vệ sinh

(GLO)- Từ nguồn vốn vay ưu đãi của Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội (CSXH) thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai), hàng ngàn hộ dân trên địa bàn thị xã có thêm điều kiện đầu tư nâng cấp, xây dựng công trình nước sạch, công trình vệ sinh, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống.

Gia đình chị Rơ Châm Khi (làng Krăi) được UBND thị trấn Phú Hòa hỗ trợ 1 con bò giống để làm sinh kế vươn lên thoát nghèo. Ảnh: Đ.Y

Phú Hòa: Người dân thoát nghèo nhờ tiếp cận thông tin

(GLO)- Nhằm hỗ trợ người dân tiếp cận thông tin, hướng đến giảm nghèo bền vững, thị trấn Phú Hòa (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) đã đa dạng các hình thức tuyên truyền, đặc biệt là các chính sách hỗ trợ, thị trường và kỹ năng cần thiết góp phần nâng cao năng suất lao động.

Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện hỗ trợ bò sinh sản cho hộ nghèo ở làng Bua, xã Ia Pnôn. Ảnh: V.H

Đức Cơ quan tâm tạo sinh kế cho hộ nghèo

(GLO)- Cuối năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo của huyện Đức Cơ (tỉnh Gia Lai) chiếm 10,19%. Nhưng đến nay, tỷ lệ hộ nghèo của huyện giảm xuống còn 7,92%. Để có được kết quả này, huyện đã triển khai nhiều giải pháp cụ thể, đặc biệt là tạo sinh kế giúp hộ nghèo chủ động vươn lên trong cuộc sống.