Ia Sao đẩy mạnh truyền thông giảm nghèo bền vững

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

(GLO)- Những năm qua, người dân xã Ia Sao (thị xã Ayun Pa) đã tiếp cận nhiều nguồn thông tin hữu ích thông qua các hình thức thông tin, tuyên truyền đa dạng, phong phú. Nhờ đó, nhiều hộ biết cách phát triển kinh tế, từng bước vươn lên thoát nghèo.

Lồng ghép các kênh thông tin

Triển khai Tiểu dự án 1 giảm nghèo về thông tin thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, xã Ia Sao xác định một trong những giải pháp căn cơ giúp người dân thoát nghèo là tập trung thông tin, tuyên truyền bằng nhiều hình thức. Theo đó, mọi chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước sẽ đến với tất cả người dân một cách nhanh nhất, thuận lợi nhất. Đặc biệt, đối với hộ nghèo và cận nghèo, khi sớm tiếp cận được những chính sách mới, cách làm hay, gương điển hình trong phát triển kinh tế sẽ tiếp thêm động lực giúp họ nỗ lực vươn lên trong cuộc sống.

Phó Chủ tịch UBND xã Nguyễn Thị Tánh cho biết: Hàng năm, trên cơ sở điều tra, rà soát hộ nghèo, cận nghèo, UBND xã cử cán bộ phụ trách cùng các hội, đoàn thể tìm hiểu nhu cầu thực tế của các hộ dân để xây dựng kế hoạch chi tiết hỗ trợ, đảm bảo phù hợp và sát với tình hình của địa phương. Ví dụ, đối với trường hợp hộ nghèo, cận nghèo thiếu nhà ở, xã sẽ đề nghị cấp trên hỗ trợ kinh phí xây nhà; thiếu chỉ tiêu về môi trường thì vận động cơ quan và doanh nghiệp đứng chân trên địa bàn hỗ trợ xây dựng; những hộ không có chuồng trại và vật nuôi, xã hỗ trợ sinh kế.

Ngoài thường xuyên tuyên truyền rộng rãi trên hệ thống loa truyền thanh, UBND xã còn lồng ghép trong các cuộc họp của xã và họp dân ở các thôn, buôn để người dân biết, chủ động tiếp cận, học tập những mô hình hay, gương điển hình trong trồng trọt, chăn nuôi, từ đó áp dụng vào thực tế gia đình.

Lãnh đạo UBND xã Ia Sao và Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng thôn Khăn trong một buổi truyền thông về giảm nghèo. Ảnh: Nguyễn Diệp

Lãnh đạo UBND xã Ia Sao và Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng thôn Khăn trong một buổi truyền thông về giảm nghèo. Ảnh: Nguyễn Diệp

Còn chị Phạm Thị Bích Trinh-công chức Văn hóa-Xã hội thì cho hay: “Mỗi buổi sáng, tôi đều đến trụ sở UBND xã mở máy móc thiết bị tiếp sóng chương trình của Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền thanh-Truyền hình thị xã Ayun Pa đến 7 cụm loa truyền thanh ở thôn, buôn để người dân tiếp cận thông tin một cách nhanh nhất. Đặc biệt, chúng tôi thường xuyên lựa chọn, chắt lọc đưa những thông tin, văn bản mới nhất của Đảng ủy, UBND xã về chính sách giảm nghèo bền vững đến bà con”.

Cũng theo chị Trinh, một trong những cách làm hay giúp người dân tiếp cận thông tin trong thời gian qua là UBND xã phối hợp chặt chẽ với Mặt trận và các đoàn thể thực hiện Chương trình “Ngày thứ 5 ở cơ sở”. Theo đó, sáng thứ năm hàng tuần, cán bộ xã về các thôn, buôn gặp gỡ người dân cũng như những nhóm hộ nghèo, cận nghèo tìm hiểu, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng. Từ đó, cùng phối hợp và chung tay hỗ trợ các hộ dân tiếp cận các nguồn lực phát triển kinh tế, từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững.

Bà Ksor H’Yiam-Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng thôn Khăn-cho hay: Hàng ngày, bà con đi làm đồng hoặc lên rẫy từ sớm nên ít có điều kiện tiếp cận thông tin, nhất là về giảm nghèo, đất đai, tài nguyên môi trường, bảo hiểm y tế. Để hỗ trợ người dân tiếp cận những thông tin mới, ngoài hệ thống loa truyền thanh của xã thì hệ thống chính trị trong buôn phân công các thành viên đến từng hộ nghèo, cận nghèo tuyên truyền, hướng dẫn cách làm ăn phát triển kinh tế. Không những vậy, hệ thống chính trị của buôn cùng tham gia các buổi sinh hoạt lồng ghép với khối Mặt trận và các đoàn thể của xã trong các buổi sinh hoạt “Ngày thứ 5 ở cơ sở”.

“Nhờ thông tin đa dạng và kịp thời, các hộ nghèo, cận nghèo đã hiểu rõ về các chương trình, dự án, nguồn lực hỗ trợ của Nhà nước trong phát triển kinh tế. Trong năm 2022, buôn đã có 4 hộ thoát nghèo và 3 hộ cận nghèo vươn lên ổn định cuộc sống. Hiện tại, chỉ còn 11 hộ nghèo, 13 hộ cận nghèo. Năm 2023, chúng tôi tiếp tục phấn đấu giúp 4 hộ thoát nghèo và 2 hộ cận nghèo phấn đấu vươn lên, không còn hộ tái nghèo”-bà Ksor H’Yiam cho biết.

Hướng đến giảm nghèo bền vững

Ia Sao là xã thuần nông, đời sống người dân còn nhiều khó khăn, trình độ dân trí thấp. Toàn xã hiện có 976 hộ/4.720 khẩu, chủ yếu là đồng bào Jrai. Năm 2022, nhờ đẩy mạnh các hoạt động thông tin, tuyên truyền giảm nghèo bền vững, xã Ia Sao đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Cuối năm 2022, xã có 21 hộ thoát nghèo và 8 hộ cận nghèo vươn lên ổn định cuộc sống. Hiện tại, xã còn 56 hộ nghèo, chiếm 5,74% và 49 hộ cận nghèo, chiếm 5,2%. Điều đáng mừng là ý thức người dân đã được nâng lên rõ rệt khi có 3 hộ vươn lên thoát nghèo nhờ các nguồn lực hỗ trợ của Nhà nước.

Gia đình bà Nay H’Nho (buôn Khăn) được hỗ trợ làm nhà mới để ổn định cuộc sống. Ảnh: Nguyễn Diệp

Gia đình bà Nay H’Nho (buôn Khăn) được hỗ trợ làm nhà mới để ổn định cuộc sống. Ảnh: Nguyễn Diệp

Bà Nguyễn Thị Tánh-Phó Chủ tịch UBND xã Ia Sao: “Trong thời gian tới, UBND xã tiếp tục đẩy mạnh công tác truyền thông, đặc biệt tuyên truyền, vận động người dân phấn đấu vươn lên thoát nghèo. Năm 2023, xã phấn đấu có thêm 18 hộ thoát nghèo và 9 hộ cận nghèo vươn lên ổn định cuộc sống; phấn đấu từ nay đến năm 2025 sẽ đạt tiêu chí giảm nghèo đa chiều. Để hoàn thành mục tiêu này, UBND xã sẽ huy động mọi nguồn lực hỗ trợ hộ nghèo và cận nghèo phát triển kinh tế; đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người dân mua bảo hiểm y tế. Đồng thời, tăng cường giám sát chương trình giảm nghèo bền vững, phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo đạt kế hoạch đề ra”.

Trò chuyện cùng tôi trong căn nhà mới khang trang, bà Nay Hnin (buôn Khăn) phấn khởi nói: “Gia đình tôi thuộc diện hộ nghèo, đất sản xuất thì cằn cỗi, thu nhập không được bao nhiêu. Hàng ngày, vợ chồng tôi phải làm thuê nuôi 4 đứa con đang ăn học nên cuộc sống gia đình rất khó khăn. Năm 2022, được Nhà nước hỗ trợ 50 triệu đồng, cùng với một ít vốn dành dụm và sự giúp đỡ ngày công của bà con nên gia đình tôi xây dựng được căn nhà mới. Hiện nay, cùng với đàn dê 6 con của gia đình, tôi còn nhận nuôi rẽ đàn dê của một hộ khác để có nguồn thu nhập ổn định”.

Còn bà Nay H’Nho (cùng buôn) thì chia sẻ: Cuộc sống gia đình bà rất khó khăn, con còn nhỏ lại mắc bệnh sứt môi hở hàm ếch. Để từng bước đưa gia đình vượt qua khó khăn, năm 2022, bà mạnh dạn đăng ký hỗ trợ giảm nghèo, trong đó nhu cầu còn thiếu là xây dựng nhà vệ sinh và mua sắm ti vi. Sau khi khảo sát thực tế, UBND xã đã hỗ trợ gia đình bà xây dựng nhà vệ sinh và tặng nhiều vật dụng khác. “Mừng nhất là UBND xã cùng hệ thống chính trị trong buôn đã hỗ trợ đưa con tôi đi phẫu thuật, đồng thời, thường xuyên đến nhà tuyên truyền, vận động gia đình tập trung phát triển kinh tế để thoát nghèo bền vững. Ngày nào tôi cũng nghe thông tin từ Đài Truyền thanh của xã, xem ti vi để biết được các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nhất là những chính sách mới để áp dụng vào cuộc sống”-bà H’Nho tâm sự.

Phó Chủ tịch UBND xã Ia Sao cho biết thêm: Thời gian qua, UBND xã tập trung đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền để người dân tiếp cận chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước một cách nhanh nhất. Đặc biệt là những mô hình hay, gương sản xuất kinh doanh giỏi để tạo động lực giúp bà con học tập vươn lên thoát nghèo bền vững.

Có thể bạn quan tâm

Niềm vui từ con đường kết nối vùng khó

Niềm vui từ con đường kết nối vùng khó

(GLO)- Dự án đường liên huyện Mang Yang-Ia Pa (tỉnh lộ 666) dù đang bị đào xới ngổn ngang trong quá trình thi công nhưng người dân ở đây lại cảm thấy vô cùng phấn khởi. Bởi, tuyến giao thông huyết mạch khi hoàn thành sẽ tạo động lực cho người dân nơi vùng khó này vươn lên thoát nghèo.
Ông ba Bông “vác tù và hàng tổng”

Ông ba Bông “vác tù và hàng tổng”

(GLO)- “Cứ việc gì đem lại lợi ích cho bà con thì làm thôi”-một câu nói nhẹ tênh nhưng thể hiện tinh thần trách nhiệm đối với cộng đồng của ông Trần Đình Bông (thôn 3, xã Nam Yang, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai).
Mô hình gắn kết hộ: Thiết thực, nhân văn

Mô hình gắn kết hộ: Thiết thực, nhân văn

(GLO)- Năm 2006, Binh đoàn 15 bắt đầu triển khai thực hiện mô hình “gắn kết hộ” giữa hộ công nhân người Kinh và hộ công nhân người dân tộc thiểu số (DTTS). Đến nay, mô hình đã đem lại hiệu quả thiết thực, góp phần phát triển kinh tế-xã hội, củng cố quốc phòng-an ninh trên địa bàn biên giới.
Chiến trường xưa lưu dấu

Chiến trường xưa lưu dấu

(GLO)- Ngày 18-4, đoàn cựu chiến binh Ban Liên lạc truyền thông Đại đoàn Đồng Bằng (Sư đoàn 320, Quân đoàn 3) trong chuyến về thăm chiến trường xưa đã tổ chức dâng hương tại Nghĩa trang liệt sĩ Đức Cơ và Nhà bia chiến thắng Chư Bồ-Đức Cơ.
Chung tay giúp làng Chuk vươn lên

Chung tay giúp làng Chuk vươn lên

(GLO)- Mặc dù không có tên trong danh sách 20 sở, ngành được phân công kết nghĩa theo Chỉ thị số 13-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai nhưng Cục Quản lý thị trường tỉnh đã chủ động kết nghĩa với làng Chuk, xã Kon Thụp, huyện Mang Yang.
Vượt lên khiếm khuyết để tỏa sáng

Vượt lên khiếm khuyết để tỏa sáng

(GLO)- Trong cuộc sống có rất nhiều người sinh ra và lớn lên khi không may bị khiếm khuyết một phần của cơ thể, dù vậy, họ không chấp nhận phó mặc cho số phận mà nỗ lực vươn lên và tỏa sáng giữa đời thường.
Mùa vàng trên đồng làng Ia Pết

Mùa vàng trên đồng làng Ia Pết

(GLO)-Những ngày này, người dân làng Ia Pết (xã Ia Pal, huyện Chư Sê) đang tất bật bước vào vụ thu hoạch lúa Đông-Xuân tại cánh đồng bậc thang của làng. Đây được xem là cánh đồng đẹp nhất của người Jrai tại xã Ia Pal vào mùa gặt. 

Khởi sắc Bar Măih

Khởi sắc Bar Măih

(GLO)- Từ khi triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), diện mạo xã Bar Măih (huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) ngày càng khởi sắc.