Đẩy mạnh truyền thông để giảm nghèo bền vững

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

(GLO)- Xác định nhu cầu của từng hộ nghèo và cận nghèo để hỗ trợ là một trong những cách làm thiết thực của phường Hòa Bình, thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai. Trong đó, công tác truyền thông được đẩy mạnh bằng nhiều hình thức đã giúp bà con tiếp cận những thông tin bổ ích về chính sách giảm nghèo bền vững của Đảng và Nhà nước.

Phường Hòa Bình hiện có 5.084 hộ, trong đó có 109 hộ đồng bào dân tộc Jrai. Cuối năm 2022, phường còn 11 hộ nghèo (chiếm 0,89%), 27 hộ cận nghèo (chiếm 2,19%). Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, phường đã tập trung rà soát và khảo sát nhu cầu thực tế của từng hộ để có hướng hỗ trợ phù hợp. Kết quả rà soát cho thấy, tất cả 11 hộ nghèo đều thiếu việc làm ổn định, thiếu thẻ bảo hiểm y tế; 6 hộ có đông người phụ thuộc, thiếu tiếp cận giáo dục với người lớn và trẻ em; 3 hộ thiếu tiếp cận sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh; 2 hộ thiếu tiêu chí dinh dưỡng; 1 hộ thiếu nhà ở; 1 hộ thiếu chỉ tiêu tiếp cận nước sinh hoạt hợp vệ sinh. Đặc biệt, 4 hộ thiếu tiếp cận dịch vụ viễn thông và tài sản tiếp cận thông tin truyền thông.

Phó Chủ tịch UBND phường Phạm Văn Hải cho biết: “Chúng tôi tuyên truyền, vận động bằng nhiều hình thức như: tuyên truyền miệng, thông báo trên các cụm loa truyền thanh, sử dụng pa nô, áp phích, tờ rơi liên quan đến các chế độ chính sách về giảm nghèo bền vững… giúp người dân từng bước thay đổi nhận thức để vươn lên thoát nghèo. Nhờ đó, năm 2022, 11 hộ thoát nghèo và giảm 24 hộ cận nghèo”.

Bà Rcom H’Guach (bìa trái)-Trưởng ban Công tác Mặt trận tổ dân phố 6 (phường Hòa Bình) tuyên truyền người dân tiết kiệm chi tiêu để đầu tư phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững. Ảnh: Nguyễn Diệp

Bà Rcom H’Guach (bìa trái)-Trưởng ban Công tác Mặt trận tổ dân phố 6 (phường Hòa Bình) tuyên truyền người dân tiết kiệm chi tiêu để đầu tư phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững. Ảnh: Nguyễn Diệp

Bà Rcom H’Guach-Trưởng ban Công tác Mặt trận tổ dân phố 6-cho hay: “Ngoài cụm loa truyền thanh thường xuyên tuyên truyền những chủ trương, chính sách mới của Đảng và Nhà nước đến người dân thì hệ thống chính trị trong tổ cũng đến từng hộ dân gặp gỡ, trao đổi tìm hiểu cụ thể nhu cầu của bà con để có biện pháp giúp đỡ cụ thể. Đặc biệt, chúng tôi thường xuyên nhắc nhở các hộ dân trong quá trình lao động phải biết tiết kiệm, tích lũy vốn để đầu tư sản xuất, nâng cao thu nhập”.

Trò chuyện với chúng tôi, bà Kpă H’Nung (tổ 6) chia sẻ: “Những năm trước, cuộc sống gia đình gặp nhiều khó khăn, nhà ở tạm bợ lại thiếu đất sản xuất nên phải đi làm thuê kiếm sống. Năm 2022, gia đình được Quỹ “Vì người nghèo” phường hỗ trợ xây dựng căn nhà mới. Qua các cuộc họp tổ dân phố cùng sự tuyên truyền, vận động của những người có uy tín, mình bắt đầu biết tiết kiệm, tích lũy vốn cho con ăn học để sau này không còn khổ như mình”.

Ban vận động Quỹ vì người nghèo phường Hòa Bình hỗ trợ xây dựng nhà Đại Đoàn kết cho hộ nghèo. Ảnh: Nguyễn Diệp

Ban vận động Quỹ vì người nghèo phường Hòa Bình hỗ trợ xây dựng nhà Đại Đoàn kết cho hộ nghèo. Ảnh: Nguyễn Diệp

Phó Chủ tịch UBND phường Hòa Bình cho biết thêm: Năm 2023, phường phấn đấu giảm 4 hộ nghèo; 100% hộ nghèo và cận nghèo được tiếp cận và hưởng đầy đủ chính sách trợ giúp của Nhà nước. Để làm được điều đó, từ đầu năm, phường đã xây dựng quy chế phối hợp giữa các ban, ngành, phát huy vai trò của Mặt trận và các đoàn thể trong công tác tuyên truyền, vận động nhằm làm chuyển biến nhận thức của người dân. Vận động các hộ nghèo, cận nghèo chủ động vươn lên, không trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước.

Cùng với đó, phường chú trọng đưa văn hóa thông tin về cơ sở, quan tâm vùng đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, đa dạng hóa hoạt động truyền thông giúp người nghèo, nhất là hộ đồng bào dân tộc thiểu số tiếp cận các chính sách giảm nghèo. Huy động mọi nguồn lực hỗ trợ hộ nghèo và cận nghèo đúng mục đích, có hiệu quả. Đào tạo nghề bằng nhiều hình thức, bảo đảm chất lượng dạy nghề, giới thiệu việc làm và đẩy mạnh xuất khẩu lao động.

“Chúng tôi sẽ tập trung đẩy mạnh công tác truyền thông về 3 chương trình mục tiêu quốc gia là xây dựng nông thôn mới; phát triển kinh tế-xã hội trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; giảm nghèo bền vững. Đồng thời, phối hợp chặt chẽ với Mặt trận và các tổ chức chính trị-xã hội đẩy mạnh các phong trào thi đua, cuộc vận động hướng đến mục tiêu giảm nghèo bền vững trong năm 2023 và những năm tới”-Phó Chủ tịch UBND phường Hòa Bình nhấn mạnh.

Có thể bạn quan tâm

Sức sống mới ở xã Anh hùng Ia Hrung

Sức sống mới ở xã Anh hùng Ia Hrung

(GLO)- Trong không khí sôi động của những ngày tháng 4 lịch sử, chúng tôi về thăm xã Anh hùng Ia Hrung (huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai). Nhiều công trình dân sinh được đầu tư, những ngôi nhà mới khang trang, đường bê tông sạch sẽ... là minh chứng cho sự khởi sắc của vùng quê nghèo.
Người có uy tín chung sức xây dựng quê hương

Người có uy tín chung sức xây dựng quê hương

(GLO)- Những năm qua, tỉnh Gia Lai luôn quan tâm xây dựng đội ngũ người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), phát huy vai trò của người có uy tín trong thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, quốc phòng-an ninh, xây dựng củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Bình yên làng Lơ Pơ

Bình yên làng Lơ Pơ

(GLO)- Nằm sâu giữa đại ngàn Trường Sơn, làng Lơ Pơ (xã Chư Krêy, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai) vẫn còn giữ vẻ bình yên đến lạ. Để vào được làng, du khách phải men theo nhiều đoạn đường đất uốn lượn rồi vượt qua những con đường mòn vắt vẻo giữa đồi núi quanh co.

Sức sống mới ở làng tái định cư

Sức sống mới ở làng tái định cư

(GLO)- Sau gần 30 năm chuyển về nơi ở mới, cuộc sống của người dân 5 làng tái định cư thuộc xã Đăk Trôi (huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai) đã thay đổi tích cực. Nhiều hộ đã vươn lên thoát nghèo bền vững, từng bước xây dựng cuộc sống no đầy.