Hội thi thiết bị đào tạo tự làm toàn quốc lần thứ VII diễn ra từ ngày 10 đến 14-10

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Thông tin từ Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp cho biết, hội thi thiết bị đào tạo tự làm toàn quốc lần thứ VII năm 2022 sẽ diễn ra từ ngày 10 đến 14-10 tại tỉnh Bà Rịa-Vùng Tàu.

Theo Báo Lao Động đưa tin: Ông Nguyễn Ngọc Tám-Vụ trưởng Vụ Cơ sở vật chất-Thiết bị (Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp)- cho biết: Tham dự Hội thi lần thứ VII, năm 2022 có 57 tỉnh/thành phố tham dự, với tổng số thiết bị đăng ký dự thi là 381 thiết bị của 191 cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở đăng ký hoạt động giáo đục nghề nghiệp.

Tác giả/nhóm tác giả dự thi đều là những nhà giáo có kỹ năng nghề cao và đã từng thiết kế, chế tạo thành công những sản phẩm đạt chất lượng cao. Bên cạnh đó, hội thi cũng có sự tham gia của tác giả là những giáo viên trẻ lần đầu dự thi. 

Thiết bị “Bàn thực hành điều khiển động cơ điện” của Trường Cao đẳng cơ giới Ninh Bình tham dự Hội thi.. Ảnh: Lương Hạnh/Báo Lao Động
Thiết bị “Bàn thực hành điều khiển động cơ điện” của Trường Cao đẳng cơ giới Ninh Bình tham dự Hội thi.  Ảnh: Lương Hạnh/Báo Lao Động

Các thiết bị đăng ký dự thi tập trung ở 4 nhóm nghề: Công nghệ Kỹ thuật điện, điện tử và viễn thông với 177 thiết bị chiếm 46%; Công nghệ Kỹ thuật cơ khí với 98 thiết bị chiếm 26%; Máy tính và Công nghệ thông tin với 30 thiết bị chiếm 8%.

Các tỉnh, thành phố có số lượng thiết bị tham gia dự thi nhiều là: Hà Nội (31 thiết bị); TP.Hồ Chí Minh (22 thiết bị); Hải Phòng (20 thiết bị); Vĩnh Phúc, Tiền Giang (đều 17 thiết bị); Kiên Giang (15 thiết bị); Nghệ An (13 thiết bị); Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu (đều 11 thiết bị); Bình Định, Cần Thơ, Quảng Ninh, Bình Dương (mỗi tỉnh 10 thiết bị).

Trên cơ sở số lượng các thiết bị đăng ký dự thi theo các nghề, nhóm nghề, Ban tổ chức đã thành lập 12 Tiểu ban giám khảo để chấm thi. Việc đánh giá các thiết bị theo thang điểm 100 và chấm điểm theo các tiêu chí: tính sư phạm tối đa 35 điểm; tính khoa học, kỹ thuật và sáng tạo tối đa 40 điểm; tính ứng dụng tối đa 15 điểm; trình bày tối đa 10 điểm.

Các giám khảo của hội thi là những nhà giáo giàu kinh nghiệm, các chuyên gia hàng đầu về chuyên môn tại các trường đại học, đại học sư phạm kỹ thuật, viện nghiên cứu tham gia thành viên hội đồng giám khảo. Việc chấm thi được tiến hành công khai, giữa các giám khảo không có sự tranh luận để thống nhất ý kiến mà cho điểm độc lập bằng phương pháp bỏ phiếu kín, kết quả chỉ được công bố trong lễ bế mạc.

Để đảm bảo công bằng trong chấm thi, danh sách cán bộ chấm thi đối với từng loại thiết bị được giữ kín thông tin cho đến sát thời điểm tổ chức chấm thi. Việc xét giải được căn cứ vào điểm thi của các thiết bị dự thi theo từng nhóm ngành/nghề và xét thứ tự từ cao xuống thấp, theo cơ cấu giải thưởng Nhất, Nhì, Ba; số lượng giải Nhất, Nhì, Ba được phân bổ theo tỷ lệ số lượng thiết bị dự thi của mỗi nhóm ngành/nghề. Trường hợp trong một nhóm ngành nghề không có thiết bị đủ điều kiện xét giải, số lượng giải Nhất, Nhì, Ba của nhóm ngành, nghề đó sẽ được Chủ tịch hội đồng giám khảo đề xuất Trưởng ban tổ chức hội thi quyết định phân bổ giải thưởng sang nhóm ngành, nghề khác nếu đủ điều kiện xét giải. Trường hợp các thiết bị có tổng số điểm thi bằng nhau, việc xếp hạng được căn cứ vào số điểm chấm đối với từng tiêu chí và xếp theo thứ tự ưu tiên: tính sư phạm; tính khoa học, kỹ thuật và sáng tạo; tính ứng dụng; cách trình bày.

Ông Đỗ Năng Khánh-Phó Tổng cục trưởng, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Trưởng ban tổ chức Hội thi thông tin, điểm nổi bật của hội thi là có nhiều thiết bị dự thi ứng dụng công nghệ AI và IoT, điều này chứng tỏ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã đòi hỏi các cơ sở giáo dục nghề nghiệp phải nhanh chóng tiếp cận công nghệ để cải tiến, chế tạo thiết bị áp dụng hiệu quả trong quá trình đào tạo phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.

Với số lượng thiết thị tham gia có quy mô lớn nhất từ trước đến nay, phản ánh sự quan tâm, đầu tư của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, sự đam mê, nhiệt huyết của các nhà giáo giáo dục nghề nghiệp trong việc nghiên cứu khoa học, sản xuất chế tạo các thiết bị đào tạo tự làm phục vụ cho quá trình dạy-học hiệu quả, thiết thực đúng với yêu cầu của nội dung đào tạo và vị trí việc làm. Ban tổ chức sẽ phối hợp chặt chẽ với cơ quan Công an tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu để đảm bảo công tác an ninh, an toàn cho hội thi.

QUANG VĂN (tổng hợp)

 

Có thể bạn quan tâm

Ia Pa: Quán triệt nhiều văn bản quan trọng đến cán bộ chủ chốt toàn huyện

Ia Pa: Quán triệt nhiều văn bản quan trọng đến cán bộ chủ chốt toàn huyện

(GLO)- Ngày 8-5, Huyện ủy Ia Pa (tỉnh Gia Lai) tổ chức Hội nghị cán bộ chủ chốt toàn huyện nhằm học tập, quán triệt và tuyên truyền các văn bản quan trọng của Trung ương và Tỉnh ủy. Hội nghị diễn ra tại hội trường huyện, với sự tham dự đông đủ của đội ngũ lãnh đạo chủ chốt các cấp.

Hội chợ việc làm cho lao động về nước: Cầu nối mở ra cơ hội mới

Hội chợ việc làm cho lao động về nước: Cầu nối mở ra cơ hội mới

(GLO)- Khác với những phiên giao dịch việc làm thông thường, Hội chợ việc làm diễn ra tại TP. Pleiku ngày 6-5 do Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Gia Lai phối hợp với Trung tâm Lao động ngoài nước (Bộ Nội vụ) tổ chức là cầu nối mở ra cơ hội mới cho người đi xuất khẩu lao động trở về nước.

Gia Lai: Bảo đảm 100% đối tượng đủ điều kiện được hưởng chính sách trợ giúp xã hội kịp thời

Gia Lai: Bảo đảm 100% đối tượng đủ điều kiện được hưởng chính sách trợ giúp xã hội kịp thời

(GLO)- Thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn của Bộ Y tế, UBND tỉnh Gia Lai vừa có Công văn yêu cầu các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện tập trung triển khai các nhiệm vụ trọng tâm trong lĩnh vực bảo trợ xã hội và phòng-chống tệ nạn xã hội năm 2025.

Hành trình mới từ dòng vốn nhỏ

Hành trình mới từ dòng vốn nhỏ

(GLO)- Quỹ Hỗ trợ phụ nữ phát triển tỉnh Gia Lai được thành lập ngày 25-4-2015. Nhờ vốn vay từ nguồn quỹ này, toàn tỉnh có 425 hộ gia đình thoát nghèo. Nguồn quỹ đã tiếp thêm niềm tin và hy vọng thoát nghèo cho nhiều phụ nữ.

“Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương”

“Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương”

(GLO)- Tháng 10-1976, giữa thời điểm đất nước còn ngổn ngang tàn tích chiến tranh, đoàn cán bộ kỹ thuật gồm 40 người từ Thanh Hóa được điều động vào tỉnh Gia Lai-Kon Tum mang theo tri thức, nhiệt huyết và sứ mệnh góp phần tái thiết cuộc sống cho những vùng quê.