Hội nghị trực tuyến quán triệt quy trình xác minh thông tin và tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Sáng 8-11, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc quán triệt quy trình phối hợp ngành Y tế, ngành Công an xác minh thông tin công dân của người dân được tiêm vắc xin phòng Covid-19. Giáo sư, Tiến sĩ Trần Văn Thuấn-Thứ trưởng Bộ Y tế chủ trì cuộc họp.

Tham dự hội nghị trực tuyến tại điểm cầu Gia Lai có lãnh đạo Sở Y tế, Sở Thông tin và Truyền thông, Công an tỉnh và đại diện một số đơn vị liên quan.

 Quang cảnh hội nghị trực tuyến tại điểm cầu Gia Lai. Ảnh: Như Nguyện
Quang cảnh hội nghị trực tuyến tại điểm cầu tỉnh Gia Lai. Ảnh: Như Nguyện


Theo thống kê, đến ngày 8-11, Việt Nam đã triển khai tiêm được 90 triệu liều vắc xin phòng Covid-19. Mục tiêu của nước ta là tiêm 200 triệu liều, trong đó gồm các mũi tiêm theo chỉ định và các mũi tiêm tăng cường. Tại tỉnh Gia Lai, tính đến 17 giờ ngày 7-11, toàn tỉnh đã thực hiện tiêm 768.000 mũi vắc xin phòng Covid-19. Tỷ lệ mũi tiêm được cập nhật trên phần mềm/tổng số mũi vắc xin tiêm thực tế đạt hơn 100%. Theo thống kê, toàn tỉnh có 956.614 công dân từ 18 tuổi trở lên, trong đó có 83.911 công dân đã được tiêm đủ 2 mũi; 673.852 công dân được tiêm ít nhất 1 mũi, đạt 70,44%.

Tại cuộc họp, các đại biểu và các điểm cầu đã có các ý kiến, đề xuất nhằm tháo gỡ những khó khăn trong triển khai công tác tiêm chủng, nhất là vấn đề nhập liệu trong tiêm chủng.

Phát biểu tại cuộc họp, Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn nhấn mạnh: Chúng ta đã đạt được kết quả đáng khích lệ trong công tác tiêm chủng nhưng trong quá trình triển khai tiêm chủng vẫn còn một số khó khăn vướng mắc như hiện nay nhiều người đã được tiêm vắc xin Covid-19 nhưng thông tin còn thiếu, không có hoặc sai… Để triển khai chiến dịch tiêm chủng đạt hiệu quả cao, Thứ trưởng Bộ Y tế đề nghị các cấp, ngành có sự phối hợp triển khai, trong đó phối hợp giữa Bộ Y tế, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Công an thực hiện kết nối, chia sẻ dữ liệu tiêm chủng Covid-19 với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai và các vướng mắc của người nêu trên Cổng thông tin tiêm chủng một cách kịp thời.

Bên cạnh đó, Bộ Thông tin và Truyền thông cần quán triệt công tác ứng dụng công nghệ trong phòng-chống Covid-19. Các địa phương cần đẩy mạnh liên thông, kết nối dữ liệu, tạo điều kiện thuận lợi để khai thác và quản lý thông tin được nhanh chóng, chính xác nhất.

 

NHƯ NGUYỆN

Có thể bạn quan tâm

Kbang: Kết nghĩa để xóa nghèo

Kbang: Kết nghĩa để xóa nghèo

(GLO)- Việc Ban Thường vụ Huyện ủy Kbang (tỉnh Gia Lai) phân công các cơ quan, đơn vị của huyện kết nghĩa với làng vùng khó và phụ trách, hướng dẫn, giúp đỡ hộ nghèo, cận nghèo vươn lên trong cuộc sống đã góp phần quan trọng trong công tác xóa đói giảm nghèo tại địa phương.
Chung cư Lê Lợi (TP. Pleiku)-một khu nhà ở xã hội lâu năm của Gia Lai. Ảnh: Hà Duy

7 nhóm cá nhân được vay vốn ưu đãi để mua nhà ở xã hội, nhà ở công nhân

(GLO)- Sở Xây dựng Gia Lai vừa có Công văn số 853/SXD-QLN gửi các sở, ban, ngành thuộc tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố và các chủ đầu tư dự án bất động sản về việc xác định danh mục dự án, đối tượng, điều kiện, tiêu chí vay ưu đãi phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân...
Trưởng ban công tác Mặt trận hết mình vì việc chung

Trưởng ban công tác Mặt trận hết mình vì việc chung

(GLO)- Với vai trò Trưởng ban Công tác Mặt trận tổ 6 (phường Trà Bá, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai), ông Phạm Quang Dừa đã nỗ lực cùng tập thể tổ dân phố triển khai hiệu quả các mặt công tác, xây dựng địa bàn khu dân cư ngày càng ổn định và phát triển.
Người 39 năm làm già làng

Người 39 năm làm già làng

(GLO)- Ở tuổi 89, ông Han-già làng làng Chăm Nek (phường Chi Lăng, TP. Pleiku) vẫn siêng năm lao động, truyền dạy những kiến thức, kinh nghiệm cho bà con dân làng phát triển kinh tế, xây dựng đời sống.