Hội LHPN thị trấn Chư Prông chăm lo người yếu thế

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Những năm qua, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) thị trấn Chư Prông (tỉnh Gia Lai) luôn quan tâm giúp hội viên phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn vươn lên ổn định cuộc sống.

Ghi nhận những nỗ lực đó, ngày 17-5 vừa qua, Hội LHPN thị trấn Chư Prông được Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai tặng bằng khen vì có thành tích xuất sắc trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh giai đoạn 2021-2024.

Giúp hội viên khó khăn ổn định cuộc sống

Tháng 4 vừa qua, Hội LHPN thị trấn Chư Prông phối hợp với Ủy ban MTTQ Việt Nam thị trấn và Đoàn thị trấn đã hoàn thành công trình “xóa nhà tạm, dột nát” cho gia đình chị Siu Yec (làng Bò). Ngôi nhà của chị Yec do sử dụng lâu năm nên đã xuống cấp. Kinh tế gia đình chỉ trông chờ vào 1 sào lúa nước và công việc làm thuê bấp bênh của vợ chồng chị. Nắm bắt hoàn cảnh gia đình chị Yec, Hội đã phối hợp với các đơn vị liên quan vận động các nguồn lực hỗ trợ 24 triệu đồng giúp gia đình sửa chữa nhà ở.

“Các đơn vị hỗ trợ mình dựng lại các trụ nhà cho chắc chắn; mua xi măng về làm lại nền và móng; lợp tôn mới. Nhà sửa lại chắc chắn rồi, mùa mưa này, mình không còn lo sợ nữa”-chị Yec chia sẻ.

Hội LHPN thị trấn Chư Prông phối hợp với các đơn vị liên quan trao tặng sinh kế cho gia đình hội viên khó khăn tại làng Bò. Ảnh: P.D

Hội LHPN thị trấn Chư Prông phối hợp với các đơn vị liên quan trao tặng sinh kế cho gia đình hội viên khó khăn tại làng Bò. Ảnh: P.D

Trước đó, cũng tại làng Bò, Hội đã phối hợp với Đoàn Thanh niên và Ban Chỉ huy Quân sự thị trấn sửa chữa nhà dột nát cho hội viên nghèo Rơ Lan Pênh với tổng kinh phí hơn 20 triệu đồng.

Bà Đinh Thị Hà-Chủ tịch Hội LHPN thị trấn Chư Prông-cho biết: Năm 2023, Hội LHPN thị trấn được Đảng ủy thị trấn phân công phụ trách làng Bò với mục đích hướng dẫn, hỗ trợ người dân thay đổi nếp nghĩ, cách làm, vươn lên thoát nghèo và chung tay xây dựng cảnh quan môi trường sáng-xanh-sạch-đẹp. Ngay khi được phân công, Hội tiến hành rà soát hộ nghèo, cận nghèo, trong đó có hội viên phụ nữ và xây dựng kế hoạch, đăng ký phần việc cùng chung tay thực hiện.

Ngoài hỗ trợ sửa chữa 2 căn nhà cho hội viên khó khăn về nhà ở, Hội LHPN thị trấn còn phối hợp với Hội Phụ nữ Công an huyện và Đoàn thị trấn trao tặng phương tiện sinh kế là cặp dê sinh sản cho hội viên nghèo Rơ Mah Pal (làng Bò). Đến nay, cặp dê đã đẻ thêm 3 con. Cùng với đó, hỗ trợ làm hàng rào dây thép gai cho 4 hộ hội viên phụ nữ nghèo và cận nghèo với tổng chiều dài 120 m...

“Đây đều là những hoạt động thiết thực nhằm giúp đỡ hội viên nghèo, hội viên có hoàn cảnh khó khăn, tạo động lực cho họ tiếp tục lao động sản xuất phát triển kinh tế gia đình, góp phần thực hiện công tác giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội tại địa phương”-bà Hà thông tin.

Đẩy mạnh hoạt động hỗ trợ

Hội LHPN thị trấn Chư Prông có 1.054 hội viên, sinh hoạt tại 8 chi hội. Trong đó có 112 hội viên người dân tộc thiểu số. Nhằm giúp hội viên tiếp cận với nguồn vốn vay phát triển sản xuất, Hội nhận ủy thác với Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện và đang quản lý vốn với tổng dư nợ trên 8,3 tỷ đồng với 139 hộ vay. Trong đó, tập trung vào các nguồn vốn giải quyết việc làm, cận nghèo, hộ nghèo, hộ thoát nghèo, nhà ở xã hội.

Hội thường xuyên dự giao ban định kỳ để kịp thời nắm tình hình sử dụng vốn vay do Hội quản lý, từ đó kịp thời khắc phục, giải quyết những khó khăn, vướng mắc phát sinh. Năm 2023, Hội đã làm việc với Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện phối hợp xử lý khoanh nợ số tiền 85 triệu đồng đối với hội viên Huỳnh Thị Minh (tổ 1) đã qua đời vì mắc bệnh hiểm nghèo.

Chủ tịch Hội LHPN thị trấn chia sẻ: Sau khi bà Huỳnh Thị Minh qua đời, con gái lớn đang học đại học năm thứ nhất ở TP. Hồ Chí Minh xin bảo lưu kết quả học tập để đi làm thêm. Con gái thứ 2 là Phạm Thị Thu Hiền tiếp tục theo học lớp 12 nhưng cùng lúc phải thay mẹ, thay chị chăm sóc em nhỏ 4 tuổi cùng mẹ, khác cha.

Để giúp các cháu vượt qua khó khăn, Hội phối hợp với cán bộ thương binh xã hội làm chế độ trợ cấp xã hội cho 2 chị em với số tiền 540 ngàn đồng/người/tháng; phối hợp với Hội Chữ thập đỏ thị trấn kêu gọi các tổ chức, cá nhân hỗ trợ được 31 triệu đồng. Riêng Hội LHPN thị trấn thì nhận đỡ đầu và hỗ trợ cháu Huỳnh Thị Anh Thư (4 tuổi), số tiền 200 ngàn đồng/tháng.

“Nhờ được địa phương quan tâm, giúp đỡ và hàng xóm hỗ trợ đưa đón em nhỏ đến trường, em mới có thể tiếp tục theo đuổi việc học. Tốt nghiệp THPT, em dự tính sẽ tìm việc làm thêm, sau đó học nghề để có thời gian chăm sóc em nhỏ”-Hiền bộc bạch.

Chủ tịch Hội LHPN thị trấn Đinh Thị Hà (bên phải) động viên, thăm hỏi đối với em Phạm Thị Thu Hiền. Ảnh: Phương Dung

Chủ tịch Hội LHPN thị trấn Đinh Thị Hà (bên phải) động viên, thăm hỏi đối với em Phạm Thị Thu Hiền. Ảnh: Phương Dung

Bên cạnh đó, Hội LHPN thị trấn cũng vận động hội viên phụ nữ phát huy nội lực, tiết kiệm trong chi tiêu. Đến nay, 8/8 chi hội xây dựng quỹ hội với tổng số tiền 106 triệu đồng; xây dựng 8 tổ phụ nữ tiết kiệm 5 ngàn đồng trở lên/tháng với số tiền tiết kiệm 35 triệu đồng giúp cho 7 chị vay phát triển sản xuất.

Hội đã tập trung tuyên truyền, vận động hộ hội viên dân tộc thiểu số thay đổi nếp nghĩ, thực hiện tiết kiệm trong chi tiêu vươn lên thoát nghèo bền vững. Duy trì mô hình Câu lạc bộ (CLB) “Tiết kiệm 5-10 triệu đồng” tại Chi hội tổ dân phố 5 với 10 thành viên tham gia, trong đó có 1 hội viên tiết kiệm được 20 triệu đồng để đào giếng nước, 1 hội viên tiết kiệm được 40 triệu đồng để làm mái vòm.

Mặt khác, Hội ra mắt và duy trì nhiều mô hình, CLB như: “Phụ nữ nói không với túi ni lông và sản phẩm nhựa dùng một lần”, “Phụ nữ nói không với tín dụng đen”, “CLB rau sạch”; “Địa chỉ tin cậy tại cộng đồng”; “CLB nhảy dân vũ rèn luyện sức khỏe cho phụ nữ cao tuổi”... Các mô hình, CLB không chỉ là sân chơi hữu ích để hội viên rèn luyện sức khỏe, gắn kết và sẻ chia buồn vui trong cuộc sống, mà tổng số quỹ từ các CLB (trên 380 triệu đồng) đã giúp 20 thành viên vay đầu tư phát triển kinh tế.

“Thị trấn vẫn còn 25 hộ hội viên phụ nữ nghèo. Thời gian tới, Hội căn cứ tình hình thực tế của địa phương để triển khai hiệu quả các hoạt động an sinh xã hội, giúp đỡ hội viên phụ nữ nghèo có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong cuộc sống”-Chủ tịch Hội LHPN thị trấn Chư Prông nhấn mạnh.

Có thể bạn quan tâm

Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện hỗ trợ bò sinh sản cho hộ nghèo ở làng Bua, xã Ia Pnôn. Ảnh: V.H

Đức Cơ quan tâm tạo sinh kế cho hộ nghèo

(GLO)- Cuối năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo của huyện Đức Cơ (tỉnh Gia Lai) chiếm 10,19%. Nhưng đến nay, tỷ lệ hộ nghèo của huyện giảm xuống còn 7,92%. Để có được kết quả này, huyện đã triển khai nhiều giải pháp cụ thể, đặc biệt là tạo sinh kế giúp hộ nghèo chủ động vươn lên trong cuộc sống.

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

(GLO)- Nhờ tích cực hỗ trợ về sinh kế, xây dựng nhà ở và các chương trình hỗ trợ thiết thực khác đến cuối năm 2024, tỷ lệ hộ nghèo của thành phố Pleiku giảm còn 0,12%, vượt 0,04% so với chỉ tiêu giảm nghèo năm 2024 mà UBND tỉnh giao (kế hoạch giao 0,16%).

Sau khi được hỗ trợ làm nhà, gia đình anh Đàm Văn Kim (thôn 4, xã Ia Vê) yên tâm phát triển kinh tế và đã thoát nghèo. Ảnh: L.N

Chư Prông hỗ trợ hộ nghèo an cư

(GLO)- Triển khai Dự án 1 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2025, huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) đã xây dựng hàng trăm căn nhà giúp hộ nghèo “an cư lạc nghiệp”.

An Khê chủ động phòng ngừa cháy nổ tại chợ

Phòng ngừa cháy nổ tại các chợ An Khê

(GLO)- Thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) có 12 chợ truyền thống. Thời điểm này, cùng với đẩy mạnh tuyên truyền, các ban quản lý chợ, chính quyền địa phương, lực lượng Công an chủ động triển khai đồng bộ các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn cháy nổ.

Khoảng lặng ở Tây Hồ

Khoảng lặng thôn Tây Hồ

(GLO)- Khoảng lặng chúng tôi muốn nói đến chính là cuộc sống của những người từng mắc bệnh phong, sống lặng lẽ ở xóm cùi thuộc thôn Tây Hồ (xã Bàu Cạn, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai).

Xã Gào đẩy mạnh truyền thông giảm nghèo

Xã Gào đẩy mạnh truyền thông giảm nghèo

(GLO)- Bên cạnh phát huy hiệu quả các nguồn lực của Nhà nước, thời gian qua, xã Gào (TP. Pleiku) đã đẩy mạnh công tác truyền thông giảm nghèo bằng nhiều hình thức. Qua đó, góp phần thay đổi nếp nghĩ, cách làm, nâng cao thu nhập của người dân và giảm nghèo bền vững.