Hàng trăm căn nhà bị tốc mái, hư hỏng do bão số 3

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Mưa to, gió lớn do ảnh hưởng của bão số 3 đã khiến 108 căn nhà ở Yên Bái bị hư hỏng, nhiều cột điện, cây xanh bị gãy đổ.

Do ảnh hưởng của bão số 3, từ đêm 6 đến sáng 7-9, các khu vực trên địa bàn tỉnh Yên Bái có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa vừa mưa to, lượng mưa phổ biến từ 5 - 30 mm, có nơi cao hơn 50 mm như: Thị trấn Mù Cang Chải 63,2 mm; Cao Phạ 60,8 mm; Xà Hồ 51,4 mm...

Theo báo cáo của Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Yên Bái, mưa và gió lớn đã làm 108 ngôi nhà tại huyện Trấn Yên, Văn Chấn và Văn Yên bị tốc mái, hư hỏng, nhiều cây xanh, cột điện, biển báo trên các tuyến đường bị gãy đổ, mưa gió còn làm gần 77,5 ha diện tích nông nghiệp bị thiệt hại.

Hàng trăm nhà dân ở tỉnh Yên Bái bị hư hỏng do ảnh hưởng của bão số 3. Ảnh: Facebook

Hàng trăm nhà dân ở tỉnh Yên Bái bị hư hỏng do ảnh hưởng của bão số 3. Ảnh: Facebook

Nhận được tin báo, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các địa phương đã kiểm tra và huy động lực lượng tại chỗ tham gia giúp đỡ khắc phục hậu quả thiên tai cho các hộ gia đình bị thiệt hại, tổ chức thu dọn cây xanh bị gãy đổ trên tuyến đường đảm bảo an toàn giao thông.

Theo báo cáo của Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tại các huyện, thị xã, thành phố, qua rà soát, hiện trên địa bàn toàn tỉnh Yên Bái có trên 7.880 hộ nằm trong vùng nguy cơ thiên tai; trong đó có 4.054 hộ sống trong vùng nguy cơ sạt lở đất; 119 hộ sống trong vùng nguy cơ sạt lở bờ sông, suối, bể chứa thải; vùng hạ du hồ đập; 621 hộ sống trong vùng nguy cơ lũ quét; 3.087 hộ sống trong vùng nguy cơ ngập lụt.

Trước diễn biến phức tạp, khó lường của bão số 3 đang diễn ra, Ban Chỉ đạo Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Yên Bái yêu cầu các địa phương, đơn vị cần thực hiện nghiêm các công điện, công văn chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh để khẩn trương triển khai ứng phó với bão; tăng cường công tác tuyên truyền người dân không chủ quan, lơ là trước mưa bão…

Các địa phương cần theo dõi sát diễn biến tình hình thời tiết mưa lớn, cảnh báo ngập lụt, sạt lở đất đá, lũ quét để chủ động thiện các phương án di dời dân đến nơi an toàn, đặc biệt là các hộ trong vùng nguy cơ cao.

Bố trí lực lượng kiểm soát chặt chẽ người và phương tiện qua các ngầm tràn, khu vực ngập sâu, nước chảy xiết, khu vực đã sạt lở hoặc có nguy cơ xảy ra sạt lở, không cho người và phương tiện qua lại nếu không bảo đảm an toàn.

Theo Như Quỳnh (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Xã vùng 3 Ayun nỗ lực thoát nghèo

Xã vùng 3 Ayun nỗ lực thoát nghèo

(GLO)- Với những giải pháp cụ thể cùng nhiều nguồn lực hỗ trợ, năm 2024, xã vùng 3 Ayun (huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) đã giảm được 65 hộ nghèo, 30 hộ cận nghèo. Tuy nhiên đến nay, hộ nghèo, cận nghèo ở xã vẫn chiếm tỷ lệ rất cao nên công tác giảm nghèo bền vững gặp nhiều khó khăn.

Chuyện về “biệt đội” cứu hộ chó, mèo

E-magazineChuyện về “biệt đội” cứu hộ chó, mèo

(GLO)- Nằm ở cuối đường Bùi Dự (phường Hoa Lư, TP. Pleiku), Trạm cứu hộ chó, mèo Gia Lai có diện tích khá rộng rãi. Đây là mái ấm của những chú chó, mèo bị bỏ rơi hay may mắn thoát ra từ lò mổ hoặc bị thương do xe tông được “biệt đội” cứu hộ đưa về chăm sóc, nuôi dưỡng.

Thay mặt Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thị Thanh Lịch (thứ 2 từ phải sang) trao tặng phần quà cho buôn Chư Krih, xã Chư Drăng, huyện Krông Pa. Ảnh: Yến Thụy

Bình xét danh hiệu văn hóa: Công khai, minh bạch

(GLO)- Trên cơ sở Quyết định số 60/2024/QĐ-UBND ngày 11-11 của UBND tỉnh Gia Lai quy định tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Thôn, tổ dân phố văn hóa”, “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu”, các địa phương đã triển khai bình xét các danh hiệu nghiêm túc, đảm bảo công khai, minh bạch.

Những mô hình thay đổi nếp nghĩ, cách làm của người dân Ia Rtô

Những mô hình thay đổi nếp nghĩ, cách làm của người dân Ia Rtô

(GLO)- Hưởng ứng cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) để từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững”, xã Ia Rtô (thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) đã triển khai một số mô hình hay nhằm giúp người dân nâng cao nhận thức, tự lực vươn lên phát triển kinh tế.

Các đơn vị thi công đang đẩy nhanh tiến độ để hoàn thành các hạng mục để sớm bố trí tái định cư cho 33 hộ dân làng Đê Kôn (xã H'ra). Ảnh: Lê Nam

"Điểm tựa" giúp người dân ổn định cuộc sống

(GLO)- Thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi, huyện Mang Yang triển khai dự án sắp xếp, bố trí ổn định dân cư làng Pyâu (Lơ Pang), Đê Bơ Tơk (Đak Jơ Ta), Đê Kôn (Hra) nhằm giúp người dân ổn định cuộc sống và phát triển kinh tế.

Ia Ka đa dạng giải pháp hỗ trợ giảm nghèo

Ia Ka đa dạng giải pháp hỗ trợ giảm nghèo

(GLO)- Những năm qua, xã Ia Ka (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) chú trọng tuyên truyền, hướng dẫn bà con nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đồng thời thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, góp phần nâng cao hiệu quả công tác giảm nghèo.

An Khê thắt chặt tình đoàn kết ở khu dân cư

An Khê thắt chặt tình đoàn kết ở khu dân cư

(GLO)- Những ngày qua, không khí rộn ràng của Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc lại lan tỏa khắp các khu dân cư trên địa bàn thị xã An Khê. Ngày hội là dịp để chính quyền địa phương triển khai các công trình ý nghĩa, thắt chặt tình đoàn kết và chung sức xây dựng khu dân cư ngày càng giàu đẹp.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Dương Mah Tiệp dự Ngày hội Đại đoàn kết dân tộc tại huyện Phú Thiện

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Dương Mah Tiệp dự Ngày hội Đại đoàn kết dân tộc tại huyện Phú Thiện

(GLO)- Nhân kỷ niệm 94 năm Ngày Truyền thống MTTQ Việt Nam (18/11/1930- 18/11/2024), sáng 16-11, đồng chí Dương Mah Tiệp- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai đến dự và chung vui với người dân Tổ Dân phố 8 (thị trấn Phú Thiện, huyện Phú Thiện) trong Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc.

 Hiệu quả truyền thông giảm nghèo ở phường Thống Nhất

Hiệu quả truyền thông giảm nghèo ở phường Thống Nhất

(GLO)- Thời gian qua, phường Thống Nhất (TP. Pleiku) đã tập trung phổ biến, tuyên truyền mục đích, ý nghĩa của việc thực hiện công tác giảm nghèo bằng nhiều hình thức. Nhờ đó, người dân đã chủ động phát triển sản xuất, chăn nuôi giúp tăng thu nhập, tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo giảm dần qua các năm.

Minh họa: ĐẶNG HỒNG QUÂN

Tuổi già

(GLO)- Gần đây, tôi ít về quê. Nhiều khi người thân ở quê có việc hoặc muốn biết về tình hình phát triển của quê hương, chỉ cần bỏ ra mươi phút lướt mạng là có đầy đủ thông tin.