Hàng loạt chính sách mới đáng chú ý có hiệu lực từ tháng 4.2022

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Từ tháng 4.2022, nhiều chính sách mới có hiệu lực như Tiền lương tính hưởng chế độ với viên chức quốc phòng thôi việc; Mức lương công chức quản lý thị trường; Lao động ngành du lịch được hỗ trợ học nghề 1,5 triệu đồng/tháng...

Nâng trần giờ làm thêm không quá 60 giờ trong 1 tháng. Ảnh minh hoạ: Trần Vương
Nâng trần giờ làm thêm không quá 60 giờ trong 1 tháng. Ảnh minh hoạ: Trần Vương
Tiền lương tính hưởng chế độ với viên chức quốc phòng thôi việc
Nghị định 19/2022/NĐ-CP hướng dẫn chế độ, chính sách đối với quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng chuyển ngành, công nhân và viên chức quốc phòng thôi việc, sẽ chính thức có hiệu lực từ 15.4.2022. Theo đó, công nhân, viên chức quốc phòng khi thôi việc sẽ được hưởng các quyền lợi:
Được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội và các chế độ khác (nếu có);
Được hưởng trợ cấp một lần, cứ mỗi năm công tác được trợ cấp bằng 1 tháng tiền lương của tháng liền kề trước khi thôi việc;
Trường hợp công nhân, viên chức quốc phòng đã thôi việc về địa phương trong thời gian không quá 1 năm kể từ ngày quyết định thôi việc có hiệu lực thì giải quyết quyền lợi như sau:
Nếu được tuyển dụng vào làm việc tại các cơ quan, tổ chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước: Được thực hiện chế độ chuyển ngành; hoàn trả khoản trợ cấp một lần và trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần (đã nhận);
Nếu được tuyển dụng vào làm việc tại các doanh nghiệp, đơn vị không hưởng lương từ ngân sách nhà nước mà có nguyện vọng được bảo lưu thời gian đóng BHXH: Hoàn trả khoản trợ cấp BHXH một lần (đã nhận).
Mức lương công chức quản lý thị trường
Có hiệu lực từ ngày 1.4.2022, Thông tư 02/2022/TT-BCT đã hướng dẫn cụ thể về việc xếp lương đối với các ngạch công chức quản lý thị trường như sau:
Ngạch Kiểm soát viên cao cấp thị trường (mã số 21.187) áp dụng bảng lương công chức loại A3, nhóm 1 (A3.1), từ hệ số lương 6,20 đến hệ số lương 8,00.
Ngạch Kiểm soát viên chính thị trường (mã số 21.188) áp dụng bảng lương công chức loại A2, nhóm 1 (A2.1), từ hệ số lương 4,40 đến hệ số lương 6,78.
Ngạch Kiểm soát viên thị trường (mã số 21.189) áp dụng bảng lương công chức loại Al, từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98.
Ngạch Kiểm soát viên trung cấp thị trường (mã số 21.190) áp dụng bảng lương công chức loại A0, từ hệ số lương 2,10 đến hệ số lương 4,89.
Như vậy, hiện nay, với mức lương cơ sở là 1,49 triệu đồng/tháng, lương công chức quản lý thị trường sẽ dao động từ 3,129 - 11,92 triệu đồng/tháng.
Lao động ngành du lịch được hỗ trợ học nghề 1,5 triệu đồng/tháng
Đây là một trong những nội dung đáng chú ý được đề cập tại Thông tư 12/2022/TT-BTC, sẽ chính thức được áp dụng từ ngày 9.4.2022.
Theo Thông tư 12, doanh nghiệp, tổ chức về du lịch sẽ được hỗ trợ một phần kinh phí đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề cho lao động nghề du lịch với số tiền như sau:
Đối với người tham gia khóa đào tạo nghề đến 3 tháng: Mức hỗ trợ tính theo mức thu học phí của cơ sở đào tạo nghề nghiệp và thời gian học nghề thực tế nhưng tối đa không quá 4,5 triệu đồng/người/khóa đào tạo.
Đối với người tham gia khóa đào tạo nghề trên 3 tháng: Mức hỗ trợ tính theo tháng, mức thu học phí và thời gian học nghề thực tế nhưng tối đa không quá 1,5 triệu đồng/người/tháng và thời gian hỗ trợ tối đa không quá 6 tháng.
Nâng trần giờ làm thêm không quá 60 giờ trong 1 tháng
Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã biểu quyết thông qua nghị quyết về thời giờ làm thêm trong 1 tháng và trong 1 năm của người lao động. Nghị quyết nêu rõ, nếu khi người sử dụng lao động có nhu cầu và được sự đồng ý của người lao động thì làm thêm trên 40 giờ nhưng không quá 60 giờ trong 1 tháng.
Theo khoản 1, Điều 1 của nghị quyết, số giờ làm thêm trong 01 năm được quy định như sau: Trường hợp người sử dụng lao động có nhu cầu và được sự đồng ý của người lao động thì được sử dụng người lao động làm thêm trên 200 giờ nhưng không quá 300 giờ trong 01 năm, trừ các trường hợp sau đây:
Người lao động từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi; người lao động là người khuyết tật nhẹ suy giảm khả năng lao động từ 51% trở lên, khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng; người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; lao động nữ mang thai từ tháng thứ 7 hoặc từ tháng thứ 6 nếu làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo; lao động nữ đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
Số giờ làm thêm trong 1 tháng được quy định: "Trường hợp người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm tối đa 300 giờ trong 01 năm có nhu cầu và được sự đồng ý của người lao động thì được sử dụng người lao động làm thêm trên 40 giờ nhưng không quá 60 giờ trong 1 tháng."
Chính phủ, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội và các bộ, ngành, chính quyền địa phương, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, hướng dẫn, tổ chức thi hành Nghị quyết này.
Nghị quyết có hiệu lực thi hành từ ngày 1.4.2022. Quy định tại khoản 1 Điều 1 của nghị quyết này có hiệu lực thi hành từ ngày 1 tháng 1 năm 2022.
Giảm thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu từ ngày 1.4.2022
Tại phiên họp thứ 9 diễn ra chiều 23.3.2022, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chính thức thông qua Nghị quyết giảm thuế bảo vệ môi trường với xăng, dầu diesel, dầu mazut, dầu nhờn. Trong đó:
Xăng (trừ etanol) giảm 2.000 đồng/lít, từ 4.000 đồng/lít xuống 2.000 đồng/lít.
Dầu diesel, dầu mazut, dầu nhờn giảm 1.000 đồng/lít, từ 2.000 đồng/lít xuống 1.000 đồng/lít.
Mỡ nhờn giảm 1.000 đồng/kg, từ 2.000 đồng/kg xuống 1.000 đồng/kg.
Dầu hỏa giảm 700 đồng/lít, từ 1.000 đồng/lít xuống mức sàn 300 đồng/lít. Riêng nhiên liệu bay giữ như mức hiện hành đang được giảm là 1.500 đồng/lít theo Nghị quyết số 13/2021/UBTVQH15 ngày 31.12.2021 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Thời gian áp dụng từ ngày 1.4.2022 đến hết ngày 31.12.2022. Từ ngày 1.1.2023, mức thuế này sẽ quay về mức cũ theo Nghị quyết số 579/2018/UBTVQH14.  
Theo Vương Trần (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

(GLO)- Nhờ tích cực hỗ trợ về sinh kế, xây dựng nhà ở và các chương trình hỗ trợ thiết thực khác đến cuối năm 2024, tỷ lệ hộ nghèo của thành phố Pleiku giảm còn 0,12%, vượt 0,04% so với chỉ tiêu giảm nghèo năm 2024 mà UBND tỉnh giao (kế hoạch giao 0,16%).

Sau khi được hỗ trợ làm nhà, gia đình anh Đàm Văn Kim (thôn 4, xã Ia Vê) yên tâm phát triển kinh tế và đã thoát nghèo. Ảnh: L.N

Chư Prông hỗ trợ hộ nghèo an cư

(GLO)- Triển khai Dự án 1 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2025, huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) đã xây dựng hàng trăm căn nhà giúp hộ nghèo “an cư lạc nghiệp”.

Gia Lai rộn ràng mùa thu hoạch cà phê

Gia Lai rộn ràng mùa thu hoạch cà phê

(GLO)- Thời điểm này, nông dân các huyện phía Tây tỉnh Gia Lai đang nhộn nhịp thu hoạch cà phê niên vụ 2024-2025. Đây cũng là lúc hàng ngàn người lao động từ khắp nơi trong và ngoài tỉnh đổ về các địa phương nhận khoán vườn cây cùng thu hái để kiếm thêm thu nhập, chuẩn bị cho một cái Tết đủ đầy.