Hai cặp vợ chồng rủ nhau làm chuyện khó ngờ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Hai cặp vợ chồng chở nhau bằng xe máy đi "săn mồi" và phát hiện trong sân một căn nhà có chiếc mô tô, cửa không khóa và chìa khóa cắm trên mô tô nên lập tức ra tay.

Ngày 25-1, TAND TP HCM xử sơ thẩm và tuyên phạt bị cáo Nguyễn Thịnh Phát (SN 1994) 10 năm tù, bị cáo Bùi Tấn Dương (SN 1994) 8 năm tù, bị cáo Nguyễn Thị Yến Nhi (SN 2000, là vợ Dương) 3 năm tù giam, bị cáo Phạm Thị Hồng Gấm (SN 1994, là vợ Phát) 3 năm tù nhưng cho hưởng án treo; cùng về tội "Trộm cắp tài sản".

Theo cáo trạng, Bùi Tấn Dương và Nguyễn Thịnh Phát là bạn bè. Dương thường tâm sự với Phát rằng hoàn cảnh kinh tế khó khăn. Còn Phát than phiền gia đình bị chủ nợ "hỏi thăm" liên miên. Sau đó, hai người bàn bạc cùng nhau trộm cắp tài sản kiếm tiền trả nợ.

 

Bốn bị cáo hầu tòa về tội
Bốn bị cáo hầu tòa về tội "Trộm cắp tài sản"


Rạng sáng 29-12-2019, hai cặp vợ chồng chở nhau bằng xe máy đi "săn mồi" trên đường Nguyễn Duy Trinh (TP Thủ Đức, TP HCM). Đến đường Hồ Bá Phấn (phường Phước Long A), nhóm này phát hiện trong sân một căn nhà có chiếc mô tô, cửa không khóa và chìa khóa cắm trên mô tô. Ngay lập tức, Phát nhanh nhẹn mở cổng vào trong, lấy trộm mô tô. Dương nhận nhiệm vụ cảnh giới, hai người vợ ngồi trông xe bên ngoài.

Sáng cùng ngày, Phát xem Facebook có tài khoản "T.N" đăng tin mất xe, kèm hình ảnh xe và hình ảnh nhóm đối tượng đột nhập vào nhà lấy xe. Mọi thông tin đều trùng khớp với mô tô cả nhóm đã trộm. Nghĩ chiếc xe có giá trị cao, khó tiêu thụ nên Phát nhờ anh trai liên lạc với bị hại để trả lại tài sản.

Chiều 29-12-2019, anh trai Phát mang mô tô đi trả thì công an chờ sẵn kiểm tra, tạm giữ người cùng phương tiện. Qua làm việc, cơ quan công an xác định chiếc xe này chính là tài sản mất trộm mà chủ sở hữu đã trình báo công an. Tại cơ quan điều tra, bốn đối tượng thừa nhận toàn bộ hành vi phạm tội. Theo kết quả định giá, xe máy nói trên có giá trị 535 triệu đồng.

Theo Di Lâm (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Nhờ nguồn vốn vay sản xuất kinh doanh vùng khó khăn, bà Nguyễn Thị Nga (bìa trái, làng Sur B, xã Ia Hla, huyện Chư Pưh) đã đầu tư phát triển sản xuất, ổn định cuộc sống. Ảnh: S.C

“Bà đỡ” của người dân vùng khó

(GLO)- Thông qua chương trình tín dụng ưu đãi, người dân các xã vùng khó khăn của Chư Pưh (tỉnh Gia Lai) được vay 100 triệu đồng để đầu tư phát triển sản xuất, nâng cao đời sống. Chương trình này được ví như “bà đỡ” của người dân vùng khó.

Đoàn giám sát HĐND tỉnh giám sát tại thị xã Ayun Pa về “việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Ảnh: Lê Nam

Nhiều địa phương gặp khó trong cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ nghèo

(GLO)- Thực hiện Dự án 1-Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi các địa phương đã triển khai hỗ trợ nhà ở, đất ở cho hộ nghèo. Tuy nhiên, một số địa phương gặp khó trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các đối tượng này.

Anh Đinh Bưng (làng Nhoi, xã Tú An) phấn khởi khi được dùng nước sạch. Ảnh: A.P

Phát huy hiệu quả vốn vay chương trình nước sạch, vệ sinh

(GLO)- Từ nguồn vốn vay ưu đãi của Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội (CSXH) thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai), hàng ngàn hộ dân trên địa bàn thị xã có thêm điều kiện đầu tư nâng cấp, xây dựng công trình nước sạch, công trình vệ sinh, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống.

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

(GLO)- Nhờ tích cực hỗ trợ về sinh kế, xây dựng nhà ở và các chương trình hỗ trợ thiết thực khác đến cuối năm 2024, tỷ lệ hộ nghèo của thành phố Pleiku giảm còn 0,12%, vượt 0,04% so với chỉ tiêu giảm nghèo năm 2024 mà UBND tỉnh giao (kế hoạch giao 0,16%).