Giữ nguyên định mức giáo viên đối với tất cả bậc học

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Bộ Giáo dục-Đào tạo (GD-ÐT) vừa ban hành Thông tư số 16/2017/TT-BGDÐT hướng dẫn danh mục khung vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục phổ thông công lập.

 



Theo đó, quy định về định mức số lượng người làm việc (còn gọi là biên chế) không thay đổi so với quy định tại Thông tư liên tịch số 35/2006/TTLT-BGDÐT-BNV, áp dụng đối với tất cả cơ sở giáo dục phổ thông công lập gồm trường tiểu học, trường phổ thông dân tộc bán trú cấp tiểu học, trường THCS, trường phổ thông dân tộc bán trú cấp THCS, trường phổ thông dân tộc nội trú huyện, trường THPT, trường THPT chuyên, trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh, trường phổ thông có nhiều cấp học và trường, lớp dành cho người khuyết tật.

Cụ thể, đối với bậc tiểu học, các trường tổ chức dạy học một buổi/ngày được bố trí tối đa 1,2 giáo viên/lớp. Ðối với các trường tiểu học tổ chức dạy học 2 buổi/ngày, trường phổ thông dân tộc bán trú cấp tiểu học và trường dành cho người khuyết tật cấp tiểu học được bố trí tối đa 1,5 giáo viên/lớp. Ở bậc THCS, mỗi trường được bố trí tối đa 1,9 giáo viên/lớp. Trường phổ thông dân tộc nội trú huyện, trường phổ thông dân tộc bán trú cấp THCS và trường dành cho người khuyết tật cấp THCS được bố trí tối đa 2,2 giáo viên/lớp. Riêng đối với bậc THPT, mỗi trường THPT được bố trí tối đa 2,25 giáo viên/lớp, trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh được bố trí tối đa 2,4 giáo viên/lớp và trường THPT chuyên tối đa 3,1 giáo viên/lớp.

Ngoài ra, bộ cũng quy định thêm một số vị trí việc làm kiêm nhiệm giáo viên được hưởng định mức giảm tiết dạy gồm: giáo viên kiêm nhiệm làm công tác giáo vụ, giáo viên kiêm nhiệm làm công tác tư vấn học sinh và giáo viên kiêm nhiệm làm phụ trách điểm trường. Riêng đối với các vị trí thực hiện nhiệm vụ vệ sinh và bảo vệ, các trường được bố trí lao động theo hình thức ký hợp đồng. Trường có tổ chức cho học sinh ăn bán trú, nội trú có thể bố trí thêm lao động hợp đồng để thực hiện công việc nấu ăn cho học sinh.

Theo sggp

Có thể bạn quan tâm

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

(GLO)- Nhờ tích cực hỗ trợ về sinh kế, xây dựng nhà ở và các chương trình hỗ trợ thiết thực khác đến cuối năm 2024, tỷ lệ hộ nghèo của thành phố Pleiku giảm còn 0,12%, vượt 0,04% so với chỉ tiêu giảm nghèo năm 2024 mà UBND tỉnh giao (kế hoạch giao 0,16%).

Sau khi được hỗ trợ làm nhà, gia đình anh Đàm Văn Kim (thôn 4, xã Ia Vê) yên tâm phát triển kinh tế và đã thoát nghèo. Ảnh: L.N

Chư Prông hỗ trợ hộ nghèo an cư

(GLO)- Triển khai Dự án 1 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2025, huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) đã xây dựng hàng trăm căn nhà giúp hộ nghèo “an cư lạc nghiệp”.

Gia Lai rộn ràng mùa thu hoạch cà phê

Gia Lai rộn ràng mùa thu hoạch cà phê

(GLO)- Thời điểm này, nông dân các huyện phía Tây tỉnh Gia Lai đang nhộn nhịp thu hoạch cà phê niên vụ 2024-2025. Đây cũng là lúc hàng ngàn người lao động từ khắp nơi trong và ngoài tỉnh đổ về các địa phương nhận khoán vườn cây cùng thu hái để kiếm thêm thu nhập, chuẩn bị cho một cái Tết đủ đầy.

Xã Gào đẩy mạnh truyền thông giảm nghèo

Xã Gào đẩy mạnh truyền thông giảm nghèo

(GLO)- Bên cạnh phát huy hiệu quả các nguồn lực của Nhà nước, thời gian qua, xã Gào (TP. Pleiku) đã đẩy mạnh công tác truyền thông giảm nghèo bằng nhiều hình thức. Qua đó, góp phần thay đổi nếp nghĩ, cách làm, nâng cao thu nhập của người dân và giảm nghèo bền vững.