Giám sát việc hỗ trợ kinh phí mua bảo hiểm y tế tại Ia Pa

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Ngày 23-9, đoàn giám sát do ông Huỳnh Thế Mạnh-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Trưởng ban Văn hóa-Xã hội HĐND tỉnh Gia Lai làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với huyện Ia Pa liên quan đến vấn đề thực hiện nghị quyết của HĐND tỉnh về hỗ trợ kinh phí mua bảo hiểm y tế (BHYT) cho một số đối tượng được ngân sách Nhà nước hỗ trợ mức đóng giai đoạn 2018-2020. 
Tham dự buổi làm việc có bà Ayun H’Bút-Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; đại diện lãnh đạo HĐND, UBND, Bảo hiểm Xã hội (BHXH) huyện Ia Pa.
Quang cảnh buổi giám sát. Ảnh: Mộc Trà.
Quang cảnh buổi làm việc. Ảnh: Mộc Trà
Theo báo cáo của BHXH huyện Ia Pa, tính đến ngày 30-6, toàn huyện có 54,9 ngàn người tham gia BHYT (chiếm 92% dân số). Tuy nhiên, theo Quyết định số 861/QĐ-TTg ngày 4-6-2021 của Thủ tướng Chính phủ, huyện có 3 xã từ vùng II chuyển lên vùng I. Vì thế, số đối tượng được ngân sách Nhà nước hỗ trợ đóng BHYT giảm hơn 12 ngàn người. Hiện toàn huyện có 42,8 ngàn người tham gia BHYT (chiếm 73% dân số); trong đó, gần 40 ngàn người được ngân sách Nhà nước hỗ trợ mức đóng. 
Giai đoạn 2018-2020, thực hiện các nghị quyết của HĐND tỉnh, địa phương phân bổ ngân sách hơn 347 triệu đồng hỗ trợ cho 1.926 người tham gia BHYT thuộc 2 nhóm đối tượng: hộ cận nghèo và hộ nông-lâm-ngư nghiệp có mức sống trung bình (theo Nghị định số 105/2014/NĐ-CP ngày 15-11-2014 của Chính phủ). Tính đến cuối năm 2020, số tiền ngân sách chưa hỗ trợ cho các nhóm đối tượng cận nghèo trên 155,3 triệu đồng; các nhóm đối tượng nông-lâm-ngư nghiệp gần 34,7 triệu đồng.
Đoàn khảo sát thực tế ở xã Kim Tân (huyện Ia Pa). Ảnh: Mộc Trà.
Đoàn giám sát khảo sát thực tế tại xã Kim Tân (huyện Ia Pa). Ảnh: Mộc Trà
Một số tồn tại, hạn chế trong quá trình triển khai thực hiện trên địa bàn huyện cũng được phân tích, làm rõ tại buổi giám sát như: công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật về BHYT có lúc, có nơi còn chưa thường xuyên; nhận thức của người dân về chủ trương hỗ trợ thêm mức đóng BHYT của tỉnh chưa cao; việc lập danh sách để cấp thẻ BHYT cho người được ngân sách đóng, hỗ trợ đóng từ UBND các xã còn chậm; hộ gia đình đông con chưa chủ động đến UBND xã làm thủ tục xác nhận để có cơ sở giảm trừ mức đóng; khó khăn trong triển khai hỗ trợ mức đóng BHYT cho học sinh; tác động của Quyết định 861/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ khiến số lượng người tham gia BHYT của huyện giảm... Trên cơ sở đó, ngành BHXH huyện cũng đã nêu những đề xuất, kiến nghị đối với Trung ương, tỉnh, huyện và đoàn giám sát để thực hiện hiệu quả hơn chính sách hỗ trợ đóng BHYT trong giai đoạn tiếp theo.
Kết luận buổi giám sát, ông Huỳnh Thế Mạnh đề nghị UBND huyện tiếp tục phối hợp với cơ quan BHXH tuyên truyền, rà soát các đối tượng được ngân sách Nhà nước hỗ trợ mức đóng BHYT trên địa bàn, tránh bỏ sót hoặc trùng đối tượng. Ngoài ra, cần nâng cao hơn nữa trách nhiệm thẩm định hồ sơ đối tượng của cấp thôn, xã, tránh sai sót về mặt thông tin; tăng cường chỉ đạo, kiểm tra, giám sát và xử lý nghiêm những trường hợp làm việc lơ là, thiếu trách nhiệm... Qua đó, góp phần thực hiện hiệu quả các nghị quyết của HĐND tỉnh có liên quan, đảm bảo quyền lợi của người dân.
MỘC TRÀ

Có thể bạn quan tâm

Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát công tác xây dựng, quản lý, sử dụng thiết chế văn hóa, thể thao tại Chư Pưh

Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát công tác xây dựng, quản lý, sử dụng thiết chế văn hóa, thể thao tại Chư Pưh

(GLO)- Sáng 20-11, đoàn giám sát HĐND tỉnh Gia Lai do bà Võ Thị Bảo Ngân-Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Văn hóa-Xã hội HĐND tỉnh làm Trường đoàn đã giám sát 2 thôn, làng của xã Chư Don và làm việc với UBND huyện Chư Pưh về công tác xây dựng, quản lý, sử dụng thiết chế văn hóa, thể thao.

Các đơn vị thi công đang đẩy nhanh tiến độ để hoàn thành các hạng mục để sớm bố trí tái định cư cho 33 hộ dân làng Đê Kôn (xã H'ra). Ảnh: Lê Nam

"Điểm tựa" giúp người dân ổn định cuộc sống

(GLO)- Thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi, huyện Mang Yang triển khai dự án sắp xếp, bố trí ổn định dân cư làng Pyâu (Lơ Pang), Đê Bơ Tơk (Đak Jơ Ta), Đê Kôn (Hra) nhằm giúp người dân ổn định cuộc sống và phát triển kinh tế.

 Hiệu quả truyền thông giảm nghèo ở phường Thống Nhất

Hiệu quả truyền thông giảm nghèo ở phường Thống Nhất

(GLO)- Thời gian qua, phường Thống Nhất (TP. Pleiku) đã tập trung phổ biến, tuyên truyền mục đích, ý nghĩa của việc thực hiện công tác giảm nghèo bằng nhiều hình thức. Nhờ đó, người dân đã chủ động phát triển sản xuất, chăn nuôi giúp tăng thu nhập, tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo giảm dần qua các năm.

Minh họa: ĐẶNG HỒNG QUÂN

Tuổi già

(GLO)- Gần đây, tôi ít về quê. Nhiều khi người thân ở quê có việc hoặc muốn biết về tình hình phát triển của quê hương, chỉ cần bỏ ra mươi phút lướt mạng là có đầy đủ thông tin.