Giảm nghèo bền vững: Cần những “cú hích”

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Với việc triển khai nhiều giải pháp đồng bộ và hiệu quả, đời sống của các hộ nghèo trong tỉnh Gia Lai đã dần được cải thiện. Tuy nhiên, công tác giảm nghèo vẫn cần những “cú hích” để đạt được mục tiêu đề ra.

Từ khi Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững được triển khai trên phạm vi cả nước, với sự hỗ trợ của Trung ương, Gia Lai đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp để kéo giảm tỷ lệ hộ nghèo. Các chương trình giảm nghèo bền vững được triển khai lồng ghép một cách có hiệu quả với các chương trình, dự án, phong trào, cuộc vận động nhằm hướng đến mục tiêu cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của người dân. Tuy vậy, công tác giảm nghèo vẫn còn những hạn chế, khó khăn nhất định.

Nguồn vốn tín dụng chính sách là một trong những “cú hích” góp phần giúp hộ nghèo, cận nghèo có vốn phát triển sản xuất, ổn định cuộc sống. Ảnh: M.T

Nguồn vốn tín dụng chính sách là một trong những “cú hích” góp phần giúp hộ nghèo, cận nghèo có vốn phát triển sản xuất, ổn định cuộc sống. Ảnh: M.T

Theo ông Nguyễn Mộng Hoàng-Phó Trưởng phòng Chính sách xã hội (Sở Lao động-Thương binh và Xã hội), tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh hiện vẫn cao so với mặt bằng chung của cả nước. Đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) ở vùng sâu, vùng xa còn gặp nhiều khó khăn. Trong công tác giảm nghèo, hình thức hỗ trợ tạo việc làm chưa đa dạng. Công tác xã hội hóa, huy động nguồn lực đầu tư cho giảm nghèo dù đã thực hiện nhưng chưa nhiều; chưa khai thác, huy động hết nguồn lực tại chỗ cũng như phát huy được nội lực trong dân và của chính người nghèo.

Bên cạnh đó, hộ nghèo, hộ cận nghèo chủ yếu là người DTTS, thiếu kiến thức tổ chức sản xuất và chưa biết cách tích lũy vốn để phát triển kinh tế; vẫn còn trường hợp có tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước hoặc nguồn tài trợ từ các tổ chức, cá nhân. Một bộ phận hộ nghèo thuộc nhóm khó có thể thoát nghèo như: người già neo đơn, mắc bệnh hiểm nghèo, đau ốm thường xuyên, đông con, thiếu đất sản xuất hoặc tai nạn bất thường… “Qua kết quả rà soát hộ nghèo, cận nghèo năm 2023, toàn tỉnh hiện còn 31.502 hộ nghèo với 141.473 khẩu (chiếm 8,11%). So với năm 2022, tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh giảm 1,95% (chưa đạt kế hoạch 2%), riêng tỷ lệ hộ nghèo DTTS giảm 4,21% (đạt 140,43% kế hoạch)”-ông Hoàng thông tin.

Ia Pa là địa phương duy nhất không đạt chỉ tiêu giảm nghèo năm 2023 do UBND tỉnh giao. Qua rà soát, toàn huyện còn 2.174 hộ nghèo (chiếm 15,26% tổng số dân); tỷ lệ giảm hộ nghèo chỉ đạt 2,41% trong khi kế hoạch đề ra là 3,1%. Lý giải về kết quả này, Phó Chủ tịch UBND huyện Ksor Suy cho biết: Năm 2023, huyện có 456 hộ thoát nghèo, tỷ lệ giảm nghèo đạt 3,4% (vượt chỉ tiêu đề ra). Tuy nhiên, trên địa bàn lại có thêm 142 hộ nghèo phát sinh nên dẫn đến tỷ lệ giảm nghèo chung của huyện không đạt. Đây đều là những hộ mới tách khẩu và hộ nằm ở ngưỡng nghèo của năm 2022 có thêm thành viên trong năm 2023 nên rơi xuống nghèo.

“Thời gian tới, huyện sẽ tiếp tục tuyên truyền, vận động người dân, nhất là đồng bào DTTS thay đổi nếp nghĩ, cách làm. Đối với hộ nghèo mới phát sinh, huyện sẽ nắm bắt cụ thể từng trường hợp để cả hệ thống chính trị cùng vào cuộc trong năm 2024, giúp họ có điều kiện vươn lên thoát nghèo”-Phó Chủ tịch UBND huyện Ia Pa nêu quyết tâm.

Với ưu điểm là lãi suất thấp, thời gian vay kéo dài, những năm qua, nguồn vốn tín dụng chính sách được xem là “chìa khóa” trong công tác giảm nghèo. Theo ông Lê Hoài Nam-Trưởng phòng Kế hoạch-Nghiệp vụ tín dụng (Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh): Từ đầu năm đến nay, vốn tín dụng chính sách đã góp phần giúp hơn 13.120 lượt hộ nghèo, cận nghèo, hộ mới thoát nghèo có vốn phát triển sản xuất kinh doanh, nâng cao thu nhập, vươn lên thoát nghèo bền vững. Thế nhưng, trên thực tế vẫn còn một bộ phận người nghèo có tâm lý ỷ lại, chưa mạnh dạn vay vốn để đầu tư sản xuất, thiếu ý thức tự vươn lên. Một số địa phương chưa lồng ghép hiệu quả các chương trình khuyến nông, khuyến lâm với vốn tín dụng chính sách nên hiệu quả mang lại chưa cao.

Một bộ phận hộ nghèo người DTTS còn thiếu kiến thức tổ chức sản xuất và chưa biết cách tích lũy vốn để phát triển kinh tế hiệu quả. Ảnh: Mộc Trà

Một bộ phận hộ nghèo người DTTS còn thiếu kiến thức tổ chức sản xuất và chưa biết cách tích lũy vốn để phát triển kinh tế hiệu quả. Ảnh: Mộc Trà

“Thời gian đến, chúng tôi sẽ tiếp tục bám sát vào số liệu điều tra hộ nghèo, hộ cận nghèo hàng năm để cho vay đúng đối tượng thụ hưởng; đảm bảo 100% hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ DTTS có nhu cầu, đủ điều kiện đều được tiếp cận nguồn vốn Ngân hàng Chính sách Xã hội. Cùng với đó, nâng dần mức cho vay bình quân/hộ, giải ngân vốn kịp thời vụ để hộ vay sử dụng vốn có hiệu quả; thường xuyên củng cố hoạt động tổ tiết kiệm và vay vốn ở cơ sở; nâng cao hiệu quả các phiên giao dịch tại xã; đồng thời, gắn kết vốn tín dụng chính sách với mô hình sản xuất, kinh doanh”-ông Nam cho hay.

Để công tác giảm nghèo thật sự bền vững, Phó Trưởng phòng Chính sách xã hội Nguyễn Mộng Hoàng cho rằng: Các ngành, địa phương cần chú trọng công tác truyền thông nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động trong giảm nghèo bền vững; khơi dậy ý chí tự lực tự cường của người nghèo, giúp họ chủ động vươn lên thoát nghèo. Cấp ủy, chính quyền các địa phương cũng cần đổi mới phong trào thi đua; khuyến khích người dân tích cực học nghề, tìm kiếm việc làm để có thu nhập ổn định; mở rộng hoạt động tư vấn, giới thiệu việc làm cho lao động thuộc hộ nghèo, cận nghèo, hộ mới thoát nghèo; tập trung nguồn lực và sử dụng có hiệu quả các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng, đa dạng hóa sinh kế, mô hình giảm nghèo và dự án hỗ trợ phát triển sản xuất; tổ chức triển khai thực hiện tốt các chính sách giảm nghèo thường xuyên, tín dụng chính sách xã hội hỗ trợ giảm nghèo. Đồng thời, tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách về giảm nghèo gắn với tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ đáp ứng năng lực trong công tác giảm nghèo nhằm đưa các chủ trương, chính sách vào thực tiễn, đúng đối tượng thụ hưởng.

Có thể bạn quan tâm

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

(GLO)- Nhờ tích cực hỗ trợ về sinh kế, xây dựng nhà ở và các chương trình hỗ trợ thiết thực khác đến cuối năm 2024, tỷ lệ hộ nghèo của thành phố Pleiku giảm còn 0,12%, vượt 0,04% so với chỉ tiêu giảm nghèo năm 2024 mà UBND tỉnh giao (kế hoạch giao 0,16%).

Sau khi được hỗ trợ làm nhà, gia đình anh Đàm Văn Kim (thôn 4, xã Ia Vê) yên tâm phát triển kinh tế và đã thoát nghèo. Ảnh: L.N

Chư Prông hỗ trợ hộ nghèo an cư

(GLO)- Triển khai Dự án 1 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2025, huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) đã xây dựng hàng trăm căn nhà giúp hộ nghèo “an cư lạc nghiệp”.

Đoàn giám sát HĐND tỉnh làm việc tại huyện Kbang về “việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Ảnh: Lê Nam

Kbang thực hiện cấp giấy CNQSDĐ cho 11/68 hộ được hỗ trợ nhà ở

(GLO)- Sáng 4-12, Đoàn giám sát HĐND tỉnh Gia Lai do bà Đinh Ly An-Trưởng Ban Dân tộc làm trưởng đoàn đã giám sát tại huyện Kbang về “việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi”.

Khoảng lặng ở Tây Hồ

Khoảng lặng thôn Tây Hồ

(GLO)- Khoảng lặng chúng tôi muốn nói đến chính là cuộc sống của những người từng mắc bệnh phong, sống lặng lẽ ở xóm cùi thuộc thôn Tây Hồ (xã Bàu Cạn, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai).

Khởi sắc những vùng quê nông thôn mới

Khởi sắc những vùng quê nông thôn mới

(GLO)-Với việc huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc tuyên truyền, huy động nguồn lực thực hiện, đến nay, nhiều xã trên địa bàn tỉnh đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. Bên cạnh diện mạo nông thôn ngày càng khởi sắc, đời sống của người dân tại các xã nông thôn mới cũng được nâng lên rõ rệt.

Xã Gào đẩy mạnh truyền thông giảm nghèo

Xã Gào đẩy mạnh truyền thông giảm nghèo

(GLO)- Bên cạnh phát huy hiệu quả các nguồn lực của Nhà nước, thời gian qua, xã Gào (TP. Pleiku) đã đẩy mạnh công tác truyền thông giảm nghèo bằng nhiều hình thức. Qua đó, góp phần thay đổi nếp nghĩ, cách làm, nâng cao thu nhập của người dân và giảm nghèo bền vững.