Giải quyết chế độ cho người có công: Kịp thời, trách nhiệm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

(GLO)- Để tiếp tục cải thiện đời sống cho người có công, bảo đảm chế độ trợ cấp cho người tham gia chiến đấu và phục vụ chiến đấu ở chiến trường sau năm 1975, thời gian qua, các địa phương trong tỉnh Gia Lai đã tích cực vào cuộc xác minh, kịp thời giải quyết các chế độ trợ cấp cho các đối tượng.

Những năm qua, việc xem xét hồ sơ đề nghị công nhận chế độ chính sách đối với các trường hợp tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế ở Campuchia, giúp bạn Lào sau ngày 30-4-1975 đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc theo Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg ngày 9-11-2011 của Thủ tướng Chính phủ và chế độ chính sách đối với dân công hỏa tuyến tham gia kháng chiến chống Pháp, Mỹ, chiến trường bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế theo Quyết định số 49/2015/QĐ-TTg ngày 14-10-2015 đã được các cơ quan liên quan huyện Đak Đoa thực hiện kịp thời.

Ông Vôn (SN 1964, làng Mrăh, xã Kdang) cho biết: Trong những năm 80, ông tham gia du kích ở xã, làm nhiệm vụ truy quét FULRO. Đến cuối năm 1983, vì lý do sức khỏe, ông nghỉ việc. Mới đây, ông được các cơ quan liên quan hỗ trợ giải quyết chế độ 1 lần theo Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg. “Cuối năm 2022, tôi được nhận chế độ trợ cấp 1 lần với số tiền hưởng là 2,5 triệu đồng. Tôi còn được quan tâm tặng thẻ bảo hiểm y tế cùng một số ưu đãi khác”-ông Vôn kể.

Ông Vôn (bìa trái, làng Mrăh, xã Kdang, huyện Đak Đoa) trò chuyện với người dân trong làng. Ảnh: Đinh Yến

Ông Vôn (bìa trái, làng Mrăh, xã Kdang, huyện Đak Đoa) trò chuyện với người dân trong làng. Ảnh: Đinh Yến

Theo bà Nguyễn Thị Thúy Nga-Trưởng phòng Lao động-Thương binh và Xã hội huyện Đak Đoa: Ông Vôn nằm trong số 453 trường hợp được huyện giải quyết trợ cấp 1 lần theo các quyết định của Thủ tướng Chính phủ từ năm 2018 đến nay. Những năm qua, Phòng đã phối hợp với Ban Chỉ huy Quân sự huyện đẩy nhanh quá trình rà soát, lập danh sách, thẩm định, xét duyệt hồ sơ người tham gia chiến đấu và tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc theo Quyết định số 62, 49, 290. Trong quá trình giải quyết hồ sơ, một số trường hợp không biết chữ, cán bộ các xã, thị trấn hướng dẫn, giúp kê khai hoàn chỉnh hồ sơ gửi lên cấp trên xem xét, giải quyết. Các đối tượng có quyết định hưởng trợ cấp được mời lên Ban Chỉ huy Quân sự huyện nhận chế độ, còn các chế độ khác như hỗ trợ thẻ bảo hiểm y tế, mai táng phí khi đối tượng từ trần thì Phòng Lao động-Thương binh và Xã hội huyện phối hợp các cơ quan liên quan thực hiện.

Trước đây, bà Trần Thị Kính cùng lực lượng du kích xã Kdang tổ chức truy quét FULRO. Theo Quyết định số 62, bà được hưởng chế độ 1 lần nhưng do không có giấy tờ liên quan nên khó xác nhận hồ sơ, dẫn đến việc giải quyết hưởng chế độ trợ cấp còn chậm. Bà Kính bày tỏ: “Không phải vì cơ quan quản lý nhà nước chậm trễ xử lý mà trường hợp của tôi là phải xác minh do thiếu giấy tờ theo quy định. Hiện tại, hồ sơ của tôi đã được gửi lên cơ quan chức năng. Tôi mong chế độ của mình sớm được giải quyết để hưởng trợ cấp theo quy định”.

Còn Mẹ Việt Nam Anh hùng Lê Thị Hàng (phường Tây Sơn, thị xã An Khê) thì chia sẻ: “Việc xét duyệt hồ sơ công nhận người có công, gia đình chính sách được chính quyền địa phương thực hiện nhanh chóng. Bản thân mẹ và gia đình luôn nhận được sự quan tâm, chăm sóc của các cấp chính quyền và cộng đồng. Ngoài chế độ hàng tháng của Nhà nước, mỗi dịp lễ, Tết, mẹ còn được đón các đồng chí lãnh đạo Trung ương, tỉnh, các doanh nghiệp đến thăm, tặng quà”.

Công ty Tân Cảng Sài Gòn cùng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, chính quyền địa phương thăm Mẹ Việt Nam Anh hùng Lê Thị Hàng, phường Tây Sơn, thị xã An Khê. Ảnh: Đinh Yến

Công ty Tân Cảng Sài Gòn cùng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, chính quyền địa phương thăm Mẹ Việt Nam Anh hùng Lê Thị Hàng, phường Tây Sơn, thị xã An Khê. Ảnh: Đinh Yến

Tính đến cuối năm 2022, toàn tỉnh có 65.975 trường hợp được xác nhận giải quyết chế độ, chính sách người có công. Trong đó, hơn 12.390 đối tượng đang hưởng trợ cấp hàng tháng với số tiền trên 21 tỷ đồng và 35.703 trường hợp hưởng trợ cấp 1 lần.

Trao đổi với P.V, bà Rcom Sa Duyên-Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội-cho biết: Qua quá trình rà soát, phân loại hồ sơ, toàn tỉnh còn 970 hồ sơ chế độ chính sách người có công đang giải quyết. Sở thường xuyên phối hợp với Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh thực hiện tốt chính sách đối với gia đình chính sách, người có công, hỗ trợ giải quyết trợ cấp 1 lần theo Quyết định 62, 49, 290 của Thủ tướng Chính phủ. “Việc đẩy nhanh quá trình lập, thẩm định, xét duyệt hồ sơ người có công, gia đình chính sách để được hưởng chế độ chính sách của Nhà nước được quan tâm nhằm mang lại niềm vui cho những người hoạt động cách mạng, gia đình có đóng góp cho cách mạng nhưng chưa được hưởng chế độ chính sách của Nhà nước. Đối với những trường hợp không đủ điều kiện hưởng, Sở cũng có thông tin để người dân biết kết quả tránh phải chờ đợi thời gian dài mà chưa được trả lời. Để làm được điều này, ngành chức năng và cơ quan liên quan đã có nhiều cố gắng phối hợp thực hiện, hướng dẫn các đối tượng kê khai, làm hồ sơ, xét duyệt, thẩm định và thông báo kết quả. Đây là việc làm không chỉ thể hiện trách nhiệm mà còn là nghĩa cử đối với người có công với dân với nước”-bà Duyên khẳng định.

Có thể bạn quan tâm

Niềm vui từ con đường kết nối vùng khó

Niềm vui từ con đường kết nối vùng khó

(GLO)- Dự án đường liên huyện Mang Yang-Ia Pa (tỉnh lộ 666) dù đang bị đào xới ngổn ngang trong quá trình thi công nhưng người dân ở đây lại cảm thấy vô cùng phấn khởi. Bởi, tuyến giao thông huyết mạch khi hoàn thành sẽ tạo động lực cho người dân nơi vùng khó này vươn lên thoát nghèo.
Ông ba Bông “vác tù và hàng tổng”

Ông ba Bông “vác tù và hàng tổng”

(GLO)- “Cứ việc gì đem lại lợi ích cho bà con thì làm thôi”-một câu nói nhẹ tênh nhưng thể hiện tinh thần trách nhiệm đối với cộng đồng của ông Trần Đình Bông (thôn 3, xã Nam Yang, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai).
Mô hình gắn kết hộ: Thiết thực, nhân văn

Mô hình gắn kết hộ: Thiết thực, nhân văn

(GLO)- Năm 2006, Binh đoàn 15 bắt đầu triển khai thực hiện mô hình “gắn kết hộ” giữa hộ công nhân người Kinh và hộ công nhân người dân tộc thiểu số (DTTS). Đến nay, mô hình đã đem lại hiệu quả thiết thực, góp phần phát triển kinh tế-xã hội, củng cố quốc phòng-an ninh trên địa bàn biên giới.
Dạy bơi trên… giấy

Dạy bơi trên… giấy

Chống đuối nước hiệu quả không chỉ là mệnh lệnh, nhưng phải bằng hành động, trong đó dạy bơi và trang bị các kỹ năng chống đuối nước cho trẻ là điều rất cần phải làm.
Kông Chro: Cộng đồng và hộ gia đình tích cực quản lý, bảo vệ rừng

Kông Chro: Cộng đồng và hộ gia đình tích cực quản lý, bảo vệ rừng

(GLO)- Thời gian qua, huyện Kông Chro đẩy mạnh giao rừng cho cộng đồng dân cư và hộ gia đình quản lý, bảo vệ. Nhờ đó, huyện từng bước nâng cao hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ rừng, đồng thời giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân sống gần rừng, nhất là hộ đồng bào dân tộc thiểu số.