Gia Lai: Phản biện xã hội về quy định cơ chế, chính sách hỗ trợ thực hiện Chương trình bố trí dân cư

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Sáng 15-11, ông Đinh Ngọc Hải-Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Gia Lai chủ trì hội nghị phản biện xã hội Dự thảo Nghị quyết của HĐND tỉnh quy định cơ chế, chính sách hỗ trợ thực hiện Chương trình bố trí dân cư trên địa bàn tỉnh Gia Lai.

Dự hội nghị phản biện có đại diện HĐND tỉnh, Ban Dân vận Tỉnh ủy; đại diện lãnh đạo một số sở, ngành, hội, đoàn thể của tỉnh; đại diện lãnh đạo UBND-Ủy ban MTTQ Việt Nam một số huyện, thị xã, thành phố; các Hội đồng tư vấn của Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh.

z6034501993308-fbf12d81913c3001745705c1908427d3.jpg
Quang cảnh hội nghị phản biện tại Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh. Ảnh: P.D

Chương trình Bố trí dân cư các vùng: Thiên tai, đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo, di cư tự do, khu rừng đặc dụng giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 theo Quyết định số 590/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ là một trong những chủ trương hết sức nhân văn, thiết thực của Đảng và Nhà nước ta, nhằm ổn định dân cư và phát triển kinh tế-xã hội đồng đều giữa các vùng, các dân tộc.

Theo kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình giai đoạn 2024-2025, định hướng đến năm 2030, trên địa bàn tỉnh còn 25 dự án với quy mô 2.042 hộ đang có nhu cầu cần bố trí ổn định dân cư, gồm: Bố trí ổn định theo hình thức tái định cư tập trung, xen ghép và ổn định tại chỗ.

Đến nay, trên địa bàn tỉnh chưa có Quy định cụ thể về cơ chế, chính sách hỗ trợ thực hiện các nội dung, giải pháp Chương trình Bố trí dân cư, gây khó khăn trong việc căn cứ lập dự toán kế hoạch hàng năm, kế hoạch giai đoạn; đặc biệt là gây khó khăn cho các cơ quan, ban, ngành căn cứ trong việc thẩm định, phê duyệt dự án bố trí dân cư. Do đó, việc ban hành nghị quyết của HĐND tỉnh nhằm tạo cơ sở pháp lý để nâng cao hiệu quả quản lý, đảm bảo tính thống nhất khi triển khai thực hiện các nội dung, giải pháp Chương trình Bố trí dân cư trên địa bàn tỉnh Gia Lai.

Về đối tượng áp dụng là hộ gia đình, cá nhân được bố trí ổn định theo hình thức tái định cư tập trung hoặc xen ghép được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Cụ thể: Hộ gia đình, cá nhân bị mất nhà ở, đất ở do sạt lở đất, sụt lún đất, lốc, lũ, lũ quét; sinh sống ở vùng có nguy cơ bị sạt lở đất, sụt lún đất, lốc, lũ, lũ quét, ngập lụt, nước dâng. Hộ gia đình, cá nhân sống ở vùng đặc biệt khó khăn, thiếu đất, nước để sản xuất, thiếu nước sinh hoạt, thiếu cơ sở hạ tầng thiết yếu, ô nhiễm môi trường. Hộ gia đình, cá nhân tự nguyện đến các vùng biên giới, khu kinh tế-quốc phòng…

z6034500618950-97bc5a8206bb3d5bd400f47fde5e817d.jpg
Các đại biểu tham gia ý kiến vào các dự thảo văn bản. Ảnh: P.D

Tại hội nghị, các đại biểu đã tham gia đóng góp ý kiến đối với tờ trình đề nghị ban hành Nghị quyết của HĐND tỉnh Quy định cơ chế, chính sách hỗ trợ thực hiện Chương trình Bố trí dân cư trên địa bàn tỉnh Gia Lai; Dự thảo Nghị quyết Quy định cơ chế, chính sách hỗ trợ thực hiện Chương trình Bố trí dân cư trên địa bàn tỉnh Gia Lai.

Các đại biểu đã tham gia ý kiến đối với tên nghị quyết, căn cứ pháp lý, đối tượng áp dụng, bố cục, nội dung cơ bản của nghị quyết. Theo đó, tên nghị quyết cần có mốc thời gian, giai đoạn cụ thể; cơ sở pháp lý ngắn ngọn nhưng đầy đủ; nội dung hỗ trợ, mức hỗ trợ, điều kiện hỗ trợ, phương thức hỗ trợ cần phù hợp với điều kiện thực tế, cần cụ thể để thống nhất trong triển khai thực hiện và thuận tiện trong quá trình giám sát...

Phát biểu kết luận hội nghị, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Đinh Ngọc Hải nhấn mạnh, 11 lượt ý kiến góp ý tại hội nghị đều sát với các dự thảo văn bản, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh sẽ tổng hợp, chuyển cơ quan soạn thảo nghiên cứu, tiếp thu, bổ sung, điều chỉnh, hoàn thiện dự thảo văn bản, tham mưu UBND tỉnh trình kỳ họp HĐND tỉnh sớm ban hành, đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của nhân dân.

Có thể bạn quan tâm

“Nơi học nghề làm người”

“Nơi học nghề làm người”

(GLO)-Buổi chiều muộn cuối tháng 4 vừa qua, tôi đang dọn dẹp vài thứ lặt vặt trong nhà chuẩn bị đón mừng lễ 30-4 và 1-5 thì điện thoại reo. Tôi nghe máy, giọng anh bạn già Bùi Quốc Trưởng từ Hà Nội vang lên: “Mấy anh em Gia Lai đang tụ tập ở nhà của anh Phạm Trung Đỉnh ăn mừng chiến thắng đây”.

Khởi sắc vùng biên Ia Chía

Khởi sắc vùng biên Ia Chía

(GLO)- Nhờ triển khai đồng bộ các chương trình mục tiêu quốc gia, xã biên giới Ia Chía (huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) đã có bước chuyển mình mạnh mẽ. Đời sống của người dân không ngừng được nâng lên, diện mạo nông thôn ngày càng khởi sắc.

Giữ vị chè Truồi

Giữ vị chè Truồi

Làng Truồi (đoạn thuộc xã Lộc Điền, huyện Phú Lộc, thành phố Huế), bát nước chè trong veo chứa đựng từng giọt tinh túy của đất trời. Không để hương vị đặc trưng của chè Truồi bị lãng quên, các nông hộ nơi đây đang mở ra hướng đi đột phá cho loại đặc sản này.

Tái chế đến tái sinh

Tái chế đến tái sinh

Tại một xưởng nhỏ nằm sâu trong vùng ngoại ô Bình Định, tiếng nói cười rộn ràng luôn tràn ngập giữa không gian xanh mát của cây trái tạo nên một không khí đầy sức sống.

Ngôi trường vùng biên chật vật vì thiếu nước sinh hoạt

Ngôi trường vùng biên chật vật vì thiếu nước sinh hoạt

(GLO)- Vào mùa khô, Trường Mẫu giáo 2/9 (xã Ia O, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) lại chật vật vì thiếu nước sinh hoạt, ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học. Có một hệ thống nước sạch ổn định để đảm bảo điều kiện sinh hoạt, học tập là mong mỏi bấy lâu của cô và trò ở ngôi trường vùng biên này.

Đức Cơ: Tôn vinh 21 tập thể, cá nhân điển hình trong các phong trào thi đua giai đoạn 2020-2025

Phụ nữ huyện Đức Cơ tích cực học tập và làm theo lời Bác

(GLO)- Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh là việc làm thường xuyên của Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Đức Cơ. Qua đó, xuất hiện nhiều tấm gương phụ nữ nỗ lực vượt khó, phát triển kinh tế, xây dựng gia đình hạnh phúc và lan tỏa điều tốt đẹp trong cộng đồng. 

Ánh sáng về làng Canh Tiến

Ánh sáng về làng Canh Tiến

Suốt nhiều năm chìm trong bóng tối của cách trở và thiếu thốn, làng Canh Tiến (xã Canh Liên, huyện Vân Canh) từng là một trong những "vùng trắng" điện lưới hiếm hoi còn sót lại ở Bình Định.