Gia Lai: Góp ý, phản biện hồ sơ xây dựng nghị quyết về đãi ngộ, thu hút, đào tạo nhân lực y tế

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Sáng 30-9, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Gia Lai tiến hành hội nghị góp ý và phản biện đối với hồ sơ xây dựng Nghị quyết của HĐND tỉnh về quy định chính sách đãi ngộ, thu hút, đào tạo nguồn nhân lực y tế công lập trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2025-2030.

Hội nghị do PGS. TS Nguyễn Danh-Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh chủ trì. Tham dự hội nghị có lãnh đạo Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Y tế; đại diện Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Ban Dân vận Tỉnh ủy cùng một số thành viên của Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh.

20240930-0744060-228.jpg
PGS. TS Nguyễn Danh-Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Gia Lai phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Đồng Lai

Tại hội nghị, các đại biểu đóng góp ý kiến vào dự thảo theo công văn số 2173/UBND-KGVX, ngày 23-9-2024 của UBND tỉnh Gia Lai về hồ sơ xây dựng Nghị quyết của HĐND tỉnh quy định chính sách đãi ngộ, thu hút, đào tạo nguồn nhân lực y tế công lập trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2025-2030.

Các ý kiến đóng góp tập trung vào việc đề xuất các chính sách đãi ngộ hợp lý, bao gồm lương, thưởng và các phúc lợi khác. Ngoài ra, các đại biểu cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng cho đội ngũ y tế nhằm nâng cao năng lực chuyên môn, cải thiện tinh thần, thái độ phục vụ hướng đến vì sự hài lòng của người bệnh.

20240930-075253-9264.jpg
Các đại biểu tham gia hội nghị góp ý và phản biện đối với hồ sơ xây dựng Nghị quyết của HĐND tỉnh Gia Lai. Ảnh: Đồng Lai

Kết luận hội nghị, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh ghi nhận, đánh giá cao những ý kiến đóng góp, phản biện của các đại biểu. Đây là cơ sở quan trọng để Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh tổng hợp, hoàn thiện hồ sơ nghị quyết, góp phần phát triển nguồn nhân lực y tế bền vững của tỉnh trong thời gian tới.

Clip: Toàn cảnh hội nghị góp ý và phản biện đối với hồ sơ xây dựng Nghị quyết của HĐND tỉnh Gia Lai. Thực hiện: Đồng Lai

Có thể bạn quan tâm

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

(GLO)- Nhờ tích cực hỗ trợ về sinh kế, xây dựng nhà ở và các chương trình hỗ trợ thiết thực khác đến cuối năm 2024, tỷ lệ hộ nghèo của thành phố Pleiku giảm còn 0,12%, vượt 0,04% so với chỉ tiêu giảm nghèo năm 2024 mà UBND tỉnh giao (kế hoạch giao 0,16%).

Sau khi được hỗ trợ làm nhà, gia đình anh Đàm Văn Kim (thôn 4, xã Ia Vê) yên tâm phát triển kinh tế và đã thoát nghèo. Ảnh: L.N

Chư Prông hỗ trợ hộ nghèo an cư

(GLO)- Triển khai Dự án 1 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2025, huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) đã xây dựng hàng trăm căn nhà giúp hộ nghèo “an cư lạc nghiệp”.

Đoàn giám sát HĐND tỉnh làm việc tại huyện Kbang về “việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Ảnh: Lê Nam

Kbang thực hiện cấp giấy CNQSDĐ cho 11/68 hộ được hỗ trợ nhà ở

(GLO)- Sáng 4-12, Đoàn giám sát HĐND tỉnh Gia Lai do bà Đinh Ly An-Trưởng Ban Dân tộc làm trưởng đoàn đã giám sát tại huyện Kbang về “việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi”.

Khoảng lặng ở Tây Hồ

Khoảng lặng thôn Tây Hồ

(GLO)- Khoảng lặng chúng tôi muốn nói đến chính là cuộc sống của những người từng mắc bệnh phong, sống lặng lẽ ở xóm cùi thuộc thôn Tây Hồ (xã Bàu Cạn, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai).

Khởi sắc những vùng quê nông thôn mới

Khởi sắc những vùng quê nông thôn mới

(GLO)-Với việc huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc tuyên truyền, huy động nguồn lực thực hiện, đến nay, nhiều xã trên địa bàn tỉnh đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. Bên cạnh diện mạo nông thôn ngày càng khởi sắc, đời sống của người dân tại các xã nông thôn mới cũng được nâng lên rõ rệt.