Gia Lai: Nhiều mô hình hiệu quả trong phòng-chống bạo lực gia đình

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- 5 năm qua, chính quyền cũng như hội, đoàn thể tại các địa phương trong tỉnh Gia Lai đã thành lập và duy trì nhiều mô hình hiệu quả về phòng-chống bạo lực gia đình (BLGĐ), thiết thực góp phần giảm thiểu thực trạng này.
Một trong những điển hình là Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) xã Kim Tân (huyện Ia Pa). Bà Nguyễn Thị Liên-Chủ tịch Hội LHPN xã-nhận định: “Sự kỳ thị và sự xấu hổ khiến phụ nữ phải im lặng. Nhiều người còn cho rằng, bạo lực trong quan hệ vợ chồng là điều bình thường nên nhẫn nhịn, chịu đựng để gìn giữ sự êm ấm”. Nắm bắt được tâm lý này, Hội đã chủ động đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức về bình đẳng giới; thông qua đề án “Tuyên truyền, giáo dục, vận động, hỗ trợ phụ nữ tham gia giải quyết một số vấn đề liên quan đến phụ nữ giai đoạn 2017-2027” gắn với xây dựng gia đình “5 không, 3 sạch”, trong đó có tiêu chí gia đình không bạo lực.
Đặc biệt, Hội LHPN xã Kim Tân đã duy trì hiệu quả mô hình “Địa chỉ tin cậy” tại cộng đồng. 5 năm qua, Hội đã đề xuất UBND xã bố trí 1 phòng riêng làm nơi tạm lánh. Đến nay đã có 7 nạn nhân bị bạo hành tìm đến để được tư vấn, giúp đỡ. 5 trường hợp cũng bị đưa ra góp ý, phê bình về hành vi xúc phạm nhân phẩm, thân thể và các quyền khác của phụ nữ.
Hội đã cử 26 chị tham gia 5 lớp tập huấn về phòng-chống BLGĐ và 5 lớp tập huấn về bình đẳng giới. Ngoài ra, Hội còn xây dựng nhiều mô hình phòng-chống BLGĐ hiệu quả như: Câu lạc bộ (CLB) “Phụ nữ với pháp luật” thu hút 30 thành viên; CLB “Xây dựng gia đình hạnh phúc” với 17 cặp vợ chồng tham gia; CLB “Nói không với tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống” với 30 thành viên. 
Ông Trần Ngọc Nhung-Giám đốc Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tặng bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh cho các cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác gia đình và phòng-chống bạo lực gia đình giai đoạn 2015-2020. Ảnh: Lam Nguyên
Ông Trần Ngọc Nhung-Giám đốc Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tặng bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh cho các cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác gia đình và phòng-chống bạo lực gia đình giai đoạn 2015-2020. Ảnh: Lam Nguyên
Từ năm 2013 đến nay, các mô hình, CLB về phòng-chống BLGĐ trên địa bàn huyện Chư Sê cũng được thành lập và nhân rộng. Bà Kpuih H’Blê-Phó Chủ tịch UBND huyện-thông tin: Toàn huyện có trên 50 mô hình “Địa chỉ tin cậy” và CLB tại thôn, làng. Tất cả các thôn, làng, tổ dân phố đều có số điện thoại đường dây nóng, tổ hòa giải các vụ việc liên quan đến gia đình, BLGĐ; 15/15 xã, thị trấn có điểm tạm lánh cho nạn nhân bị bạo hành. Ngoài ra còn có các CLB hỗ trợ tích cực công tác phòng-chống BLGĐ như: 8 CLB “Xây dựng gia đình hạnh phúc”, 10 CLB “Phụ nữ với pháp luật”, 16 CLB “Nuôi dạy con tốt”… Với những nỗ lực, số vụ bạo hành gia đình đã giảm nhanh. Năm 2005 xảy ra 193 vụ thì đến cuối năm 2020 còn 69 vụ. 
Bà H’Blê chia sẻ: “Tới đây, chúng tôi tiếp tục tăng cường truyền thông, giáo dục nâng cao nhận thức cộng đồng; duy trì, nâng cao chất lượng hoạt động của các mô hình, CLB bằng cách thu hút nam giới tham gia; lồng ghép công tác phòng-chống BLGĐ, bình đẳng giới vào chương trình phát triển kinh tế-xã hội của từng xã, thị trấn; phát huy vai trò hương ước, quy ước, người có uy tín, chức sắc tôn giáo trong công tác này”.
Để công tác phòng-chống BLGĐ tiếp tục được tăng cường và phát huy hiệu quả, ông Nguyễn Đức Hoàng-Phó Giám đốc Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch-đề xuất: Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố cần chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, địa phương thường xuyên củng cố, kiện toàn Ban chỉ đạo công tác gia đình và phòng-chống BLGĐ các cấp. Các ngành được giao chủ trì, phối hợp triển khai thực hiện Luật Bình đẳng giới; Luật Bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em; Luật Hôn nhân và Gia đình; Đề án giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống… cần tăng cường chỉ đạo góp phần nâng cao nhận thức cộng đồng, hạn chế thấp nhất nạn BLGĐ; chỉ đạo xử lý nghiêm hành vi BLGĐ theo quy định của pháp luật.
Cũng theo ông Hoàng, mục tiêu quan trọng khác còn là thực hiện lồng ghép chương trình phòng-chống BLGĐ trong các chương trình phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2021-2025. Các cơ quan, đơn vị liên quan triển khai giải pháp kịp thời giải quyết những điểm nóng về BLGĐ ở các địa phương; duy trì, phát triển mô hình phòng-chống BLGĐ hiệu quả; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, phối hợp với các ngành liên quan đẩy mạnh hoạt động hỗ trợ nạn nhân bị BLGĐ. Kịp thời biểu dương, khen thưởng những tập thể, cá nhân điển hình có đóng góp tích cực cho công tác phòng-chống BLGĐ. 
Theo số liệu thống kê của Công an tỉnh, từ năm 2015 đến 2020, trên địa bàn tỉnh xảy ra 35 vụ phạm pháp hình sự liên quan đến BLGD. Nạn nhân của BLGĐ hầu hết là phụ nữ (chiếm 74,29%). Lực lượng Công an đã thụ lý, giải quyết 35 vụ; khởi tố, điều tra 19 đối tượng có hành vi BLGĐ; xử phạt hành chính 24 đối tượng; giáo dục tại xã, phường, thị trấn 7 đối tượng; phối hợp với chính quyền địa phương đưa 50 đối tượng ra góp ý, phê bình trong cộng đồng dân cư.
LAM NGUYÊN

Có thể bạn quan tâm

Hạt thóc nghĩa tình

Hạt thóc nghĩa tình

(GLO)- Từ sáng kiến kho thóc tình thương của Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Bùi Ngọc Đủ khi ông công tác tại Hội Cựu chiến binh huyện Mang Yang, phong trào đã lan rộng tới các Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) xã trên địa bàn huyện.

Trao sinh kế, bàn giao nhà tình nghĩa cho hộ nghèo

Trao sinh kế, bàn giao nhà tình nghĩa cho hộ nghèo

(GLO)- Sáng 29-10, Cục Quản lý thị trường Gia Lai phối hợp với Cơ sở sản xuất nước chấm Tương Việt Hoa Sen Tây Nguyên tổ chức trao mô hình sinh kế và khánh thành bàn giao nhà tình nghĩa cho hộ nghèo tại làng Chuk, xã Kon Thụp, huyện Mang Yang.

Tuổi cao vẫn bền chí làm giàu

Tuổi cao vẫn bền chí làm giàu

(GLO)- Sở hữu 5 ha cà phê với thu nhập hàng tỷ đồng mỗi năm nhưng ông Amyơm (SN 1964; làng Dơk Rơng, xã Glar, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) vẫn muốn mở rộng thêm diện tích nhằm nâng cao thu nhập cùng quyết tâm làm giàu trên mảnh đất quê hương.

Trên 384 triệu đồng quà tặng cho người nghèo và học sinh khó khăn tại Chư Sê và Phú Thiện

Trên 384 triệu đồng quà tặng cho người nghèo và học sinh khó khăn tại Chư Sê và Phú Thiện

(GLO)- Sáng 25-10, Hội Chữ thập đỏ (CTĐ) tỉnh Gia Lai, Hội CTĐ huyện Chư Sê phối hợp với Hội CTĐ cụm thi đua số 1 (trực thuộc Hội CTĐ TP. Hồ Chí Minh) tổ chức chương trình công tác xã hội nhân đạo, hỗ trợ bữa ăn dinh dưỡng và tặng quà cho học sinh khó khăn trên địa bàn huyện Chư Sê.

Vợ chồng nghèo cưu mang cháu bé bị bỏ rơi

Vợ chồng nghèo cưu mang cháu bé bị bỏ rơi

(GLO)- Tuy gia cảnh nghèo khó nhưng vợ chồng anh Rơ Lan Ky (SN 1991), chị Kpuih Krak (SN 1994, ở làng Grôn, xã Ia Kriêng, huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai) vẫn mở rộng vòng tay cưu mang bé gái bị bỏ rơi. Đã hơn 3 năm trôi qua, họ vẫn chăm bẵm nuôi nấng cháu bé như con mình.

Đã nghèo còn gặp tai ương

Đã nghèo còn gặp tai ương

(GLO)- Ở tuổi 60, ông Võ Văn Nhị (thôn Tiên Sơn 1, xã Tân Sơn, TP. Pleiku) vẫn phải lặn lội hàng chục cây số để làm thợ hồ. Rồi tai ương bất ngờ ập đến sau vụ sập giàn giáo. Tuy giữ được mạng sống nhưng ông Nhị phải nằm liệt ở bệnh viện, cuộc sống gia đình đã cơ cực nay lại càng thêm khó.