Gia Lai: Không có hiện tượng khan hàng, sốt giá

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Trước diễn biến mới của dịch Covid-19, tại Gia Lai, sức mua khẩu trang, dung dịch sát khuẩn trên thị trường có tăng lên song nguồn cung ứng mặt hàng này vẫn rất dồi dào và không có hiện tượng tăng giá. Cùng với đó, người dân cũng bình tĩnh, chủ động áp dụng các biện pháp phòng-chống dịch bệnh, không ồ ạt đổ xô mua tích trữ khẩu trang và dung dịch sát khuẩn.
Sức mua tăng nhưng giá không tăng
Ngay khi tình hình dịch bệnh trở nên phức tạp hơn, ngoài các biện pháp phòng dịch như: khai báo y tế, không tụ tập đông người, giữ khoảng cách…thì người dân Gia Lai đã chủ động tìm mua các loại khẩu trang và dung dịch sát khuẩn để bảo vệ sức khỏe, phòng-chống dịch. Điều này đã khiến thị trường khẩu trang, dung dịch sát khuẩn sôi động trở lại.
1....Nhiều quầy thuốc trên địa bàn thành phố Pleiku có sức mua tăng nhưng không đột biến. Ảnh Trần Dung
Lượng khẩu trang, dung dịch sát khuẩn bán ra tại nhiều nhà thuốc trên địa bàn TP. Pleiku có tăng nhưng không đột biến. Ảnh: Trần Dung
Theo ghi nhận của phóng viên Báo Gia Lai điện tử, tình hình cung ứng và sức mua khẩu trang, dung dịch sát khuẩn vẫn ổn định; các cửa hàng không có hiện tượng găm hàng, tăng giá. Tại các nhà thuốc, siêu thị, cửa hàng tạp hóa trên địa bàn TP. Pleiku, lượng khẩu trang, dung dịch sát khuẩn rất dồi dào, giá không đổi. Cụ thể, khẩu trang 3-4 lớp có giá phổ biến là 40.000-80.000 đồng/hộp, tùy số lượng. Giá cồn sát khuẩn 20.000-35.000 đồng/lọ; giá dung dịch rửa tay khô sát khuẩn 35.000-120.000 đồng/lọ, tùy dung tích.
“Ngay sau khi UBND tỉnh Gia Lai có Công điện khẩn số 03/CĐ-UBND về việc thực hiện một số biện pháp cấp bách để phòng-chống dịch Covid-19 do ghi nhận 2 trường hợp dương tính lần 1 với SARS-CoV-2, lượng người tới quầy thuốc tìm mua khẩu trang, dung dịch sát khuẩn có tăng hơn mọi ngày song không đột biến. Hiện tại, chúng tôi vẫn cung ứng đủ mặt hàng này cho khách với giá bình ổn. Ngoài ra, khi khách hàng mua thuốc có triệu chứng cảm, ho, sốt thì chúng tôi hướng dẫn tới các cơ sở y tế thăm khám”-bà Thúy Loan (Nhà thuốc Hoàng, số 72 Hoàng Văn Thụ, TP. Pleiku) cho biết.
Tương tự, tại quầy thuốc Hồng Nhung (số 824 Phạm Văn Đồng, TP. Pleiku), cùng với khẩu trang, các loại dung dịch rửa tay khô, rửa tay nhanh, rửa tay có cồn cũng được người dân tìm mua nhiều hơn ngày thường. Nhiều loại Vitamin C (C sủi), các loại thực phẩm chức năng tăng cường sức đề kháng cũng rất chạy hàng. Tuy nhiên, quầy thuốc không tăng giá bán.
Người dân thị xã An Khê chủ động đeo khẩu trang, rửa tay sát khuẩn. Ảnh Ngọc Minh . Ảnh
Người dân thị xã An Khê chủ động đeo khẩu trang, rửa tay sát khuẩn để phòng dịch. Ảnh: Ngọc Minh
Trời càng về chiều, lượng người dân đi mua dung dịch sát khuẩn, khẩu trang y tế ngày càng nhiều. Ông Trần Ngọc Minh-chủ nhà thuốc Phước Thiện (tổ 4, phường An Bình, thị xã An Khê) cho hay: “Dù lượng người mua có tăng so với ngày thường nhưng không có tình trạng người dân đổ xô đi mua và mua với số lượng lớn như đợt dịch đầu năm trước. Các mặt hàng dùng cho phòng-chống dịch Covid-19, chúng tôi bán giá như những ngày bình thường. Tùy loại và tùy dung tích mà dung dịch sát khuẩn có giá 20.000-90.000 đồng/chai; khẩu trang 4 lớp tùy vào nhà sản xuất mà có giá 50.000-80.000 đồng/hộp 40 chiếc”.
Thị trường khẩu trang y tế và dung dịch sát khuẩn tại huyện Kbang trong ngày 30-1 cũng diễn ra sôi động hơn trước. Theo ông Cao Thanh Nguyên-chủ nhà thuốc Cao Phát (thị trấn Kbang) thì lượng người mua các mặt hàng này có tăng khoảng 30% so với ngày bình thường. Đặc biệt, không có tình trạng người dân ồ ạt mua gom hàng về trữ.
Ngoài mặt hàng khẩu trang y tế, nhiều người dân đã tìm mua khẩu trang vải. Tại khu vực chợ Yên Thế, chợ Thống Nhất, Trung tâm Thương mại Pleiku hay các tạp hóa lớn trên địa bàn, khẩu trang vải vẫn không tăng giá so với mọi ngày. Cụ thể, khẩu trang vải trẻ em có giá 8.000-15.000 đồng/cái tùy theo chất liệu; khẩu trang người lớn giá 10.000-25.000 đồng/cái…
Người dân chủ động phòng-chống dịch
Trước tình hình dịch bệnh Covid-19 có nhiều diễn biến phức tạp, trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã ghi nhận 2 trường hợp dương tính lần 1 với SARS-CoV-2, tuy nhiên, hầu hết người dân vẫn bình tĩnh, không hoang mang mà chủ động áp dụng các biện pháp phòng-chống dịch bệnh. 
Bà Nguyễn Thị Hoa (tổ 5, phường Yên Thế, TP. Pleiku) vừa ra quầy thuốc tây gần nhà mua thêm một hộp khẩu trang y tế về sử dụng. Bà chia sẻ: “Lần này dịch bệnh quay trở lại tuy có lo lắng song tôi và người nhà đều bình tĩnh. Lâu nay vẫn trong tâm thế chủ động phòng dịch nên gia đình tôi sử dụng khẩu trang và dung dịch sát khuẩn hàng ngày. Bởi vậy, khi nghe tin địa phương mình đã có trường hợp dương tính lần 1, tôi chỉ đi mua thêm một hộp khẩu trang y tế về dùng chứ không mua nhiều tích trữ như đợt dịch đầu tiên. Và rất vui là đợt này khẩu trang và dung dịch sát khuẩn không hề tăng giá. Mọi người cứ thực hiện đúng thông điệp "5K" của Bộ Y tế là sẽ phòng bệnh tốt”.
Người dân chỉ mua thêm 1 hoặc 2 hộp khẩu trang để sử dụng chứ không đổ xô mua áo ạt như đợt dịch trước. Ảnh Trần Dung
Người dân chỉ mua thêm 1 hoặc 2 hộp khẩu trang để sử dụng chứ không đổ xô mua ồ ạt như đợt dịch trước. Ảnh: Trần Dung
Gia đình chị Nguyễn Thị Mai (thôn 2, xã Biển Hồ, TP. Pleiku) lâu nay cũng thường xuyên thực hiện các biện pháp phòng-chống dịch do ngành Y tế và chính quyền địa phương hướng dẫn như: luôn vệ sinh tay sạch sẽ, hạn chế tới chỗ đông người, giữ khoảng cách khi tiếp xúc… “Do nhu cầu công việc phải tiếp xúc với nhiều người nên để chủ động phòng bệnh, tôi đã đi mua khẩu trang y tế và dung dịch sát khuẩn để sử dụng. Lần này dịch quay trở lại, người dân chúng tôi cũng đã chuẩn bị tinh thần luôn sẵn sàng, cùng nhau chung tay phòng-chống dịch nên không còn trường hợp đổ xô đi mua hàng tích trữ”-chị Mai cho hay.
Trên đường đi học về, em Lê Trọng Thuận (lớp 12, Trường THPT Nguyễn Trãi, huyện Đak Pơ) ghé vào nhà thuốc mua 1 hộp khẩu trang. Thuận chia sẻ: “Từ khi có dịch Covid-19, gia đình em luôn trong tâm thế phòng dịch nên trong nhà lúc nào cũng có khẩu trang và dung dịch sát khuẩn. Nghe tình hình dịch diễn biến phức tạp hơn nên em đi mua thêm một ít khẩu trang để dùng. Giá cả mặt hàng này vẫn như mọi ngày nên mọi người không cần phải lo lắng đổ xô ra tiệm mua dự trữ”.
Còn chị Đinh Thị Liên (tổ 2, thị trấn Kông Chro, huyện Kông Chro) chia sẻ: “Thấy tình hình dịch bệnh không chỉ trong nước mà ngay tại tỉnh nhà diễn biến phức tạp, nhân có việc ra thị xã An Khê, tôi mua luôn 3 chai dung dịch sát khuẩn. Ngoài ra, tôi cũng thường xuyên cập nhật thông tin về dịch bệnh qua các báo, đài chính thống để nắm được tình hình và giữ vững tâm lý, chủ động phòng-chống dịch”.
TRẦN DUNG-NGỌC MINH

Có thể bạn quan tâm

Mẹ mất, em Thái Thị Mỹ Diệu (ở giữa) trở thành trụ cột gia đình và chăm sóc 2 em. Ảnh: N.N

Xót lòng 3 trẻ mồ côi

(GLO)- Mẹ qua đời, cha bỏ nhà đi , em Thái Thị Mỹ Diệu (SN 2006, hẻm 174 Nguyễn Văn Cừ, tổ 7, phường Diên Hồng, TP. Pleiku) phải bỏ dở việc học để chăm sóc 2 em nhỏ.

Đoàn giám sát HĐND tỉnh làm việc tại huyện Đak Đoa về việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Ảnh: Lê Nam

Đak Đoa: 42/148 hộ hỗ trợ nhà ở, đất ở được cấp giấy CNQSDĐ

(GLO)- Sáng 16-12, Đoàn giám sát HĐND tỉnh do bà Đinh Ly An-Trưởng Ban Dân tộc làm trưởng đoàn đã giám sát tại huyện Đak Đoa về “việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi”.

Nhờ nguồn vốn vay sản xuất kinh doanh vùng khó khăn, bà Nguyễn Thị Nga (bìa trái, làng Sur B, xã Ia Hla, huyện Chư Pưh) đã đầu tư phát triển sản xuất, ổn định cuộc sống. Ảnh: S.C

“Bà đỡ” của người dân vùng khó

(GLO)- Thông qua chương trình tín dụng ưu đãi, người dân các xã vùng khó khăn của Chư Pưh (tỉnh Gia Lai) được vay 100 triệu đồng để đầu tư phát triển sản xuất, nâng cao đời sống. Chương trình này được ví như “bà đỡ” của người dân vùng khó.

Đoàn giám sát HĐND tỉnh giám sát tại thị xã Ayun Pa về “việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Ảnh: Lê Nam

Nhiều địa phương gặp khó trong cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ nghèo

(GLO)- Thực hiện Dự án 1-Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi các địa phương đã triển khai hỗ trợ nhà ở, đất ở cho hộ nghèo. Tuy nhiên, một số địa phương gặp khó trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các đối tượng này.

Anh Đinh Bưng (làng Nhoi, xã Tú An) phấn khởi khi được dùng nước sạch. Ảnh: A.P

Phát huy hiệu quả vốn vay chương trình nước sạch, vệ sinh

(GLO)- Từ nguồn vốn vay ưu đãi của Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội (CSXH) thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai), hàng ngàn hộ dân trên địa bàn thị xã có thêm điều kiện đầu tư nâng cấp, xây dựng công trình nước sạch, công trình vệ sinh, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống.