Gia Lai ban hành Quy chế hoạt động Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai vừa có Quyết định ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh.

Theo đó, Quy chế gồm 7 chương và 18 điều. Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh Gia Lai do UBND tỉnh ra quyết định thành lập, trực thuộc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội, có chức năng vận động các nguồn tài trợ trong nước và quốc tế để góp phần thực hiện mục tiêu về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. 

Mục tiêu của Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh nhằm phát huy truyền thống nhân đạo, nhân văn của dân tộc, hỗ trợ cho các trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, huy động các nguồn lực từ cộng đồng trong tỉnh, trong nước và quốc tế phục vụ cho công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. 

Đối tượng hỗ trợ của Quỹ là trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Ảnh: Phan Lài
Đối tượng hỗ trợ của Quỹ là trẻ em, đặc biệt là trẻ có hoàn cảnh khó khăn, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Ảnh: Phan Lài

Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh hoạt động trong phạm vi toàn tỉnh, có tư cách pháp nhân, có tài khoản và con dấu riêng, trụ sở đặt tại Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Gia Lai. 

Nguyên tắc hoạt động của Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh là khai thác mọi nguồn lực bằng hình thức huy động sự đóng góp của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước hỗ trợ thực hiện các mục tiêu của Chương trình hành động vì trẻ em, trong đó đặc biệt ưu tiên trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, trẻ em khuyết tật, vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, vùng căn cứ cách mạng và vùng bị thiên tai, dịch bệnh. 

Hội đồng Quản lý Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh là cơ quan cao nhất của Quỹ hoạt động theo cơ chế kiêm nhiệm, gồm: Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và một số thành viên. Hội đồng Quản lý Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh có nhiệm vụ và quyền hạn thực hiện chủ trương, phương hướng nhiệm vụ của Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh; tuyên truyền vận động sự ủng hộ, giúp đỡ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh, các tổ chức Quốc tế (theo đúng quy định của Trung ương và địa phương); quy định các đối tượng, hình thức, phương thức và định mức giúp đỡ các trẻ em; thông qua các quy định về việc quản lý tài chính, sử dụng tài sản, hàng hóa, kết quả thu, chi của Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh. Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh sử dụng công chức, viên chức của Sở Lao động-Thương binh và Xã hội theo chế độ kiêm nhiệm để thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn, kế toán và thủ quỹ giúp việc cho Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh.

Quy chế cũng quy định rõ đối tượng, hình thức và phương thức hỗ trợ; tài chính và chế độ quản lý, khen thưởng và kỷ luật trong quá trình thực hiện Quỹ. 

PHƯƠNG VI

Có thể bạn quan tâm

Để khát vọng Pleiku "cao nguyên xanh" trở thành hiện thực

Để khát vọng Pleiku "cao nguyên xanh" trở thành hiện thực

(GLO)- Pleiku đã khai thác và phát huy hiệu quả bản sắc văn hóa con người đã được vun đắp qua suốt chiều dài lịch sử. Đó là lòng yêu nước, ý chí tự cường dân tộc, tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng; là khát vọng vươn lên vì bình yên, hạnh phúc của cá nhân, gia đình, cộng đồng và Tổ quốc…
Vợ chồng nghèo nuôi 2 con bại não

Vợ chồng nghèo nuôi 2 con bại não

(GLO)- Không có đất sản xuất và công việc ổn định, vợ chồng chị Nguyễn Thị Hồng Thủy (SN 1987, thôn 2, xã Nghĩa Hòa, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) hàng ngày phải bươn chải để kiếm sống và chăm sóc 2 người con trai mắc bệnh bại não.
Bà Phạm Thị Hồng rộng lòng cưu mang những trẻ em bất hạnh

Bà Phạm Thị Hồng rộng lòng cưu mang những trẻ em bất hạnh

(GLO)- Xót thương những mảnh đời bất hạnh, suốt 40 năm qua, bà Phạm Thị Hồng (tổ 7, phường Ia Kring, TP. Pleiku) đã nhận nuôi hàng trăm trẻ mồ côi, trẻ khuyết tật, trẻ chậm phát triển trí tuệ. Được nuôi dạy chu đáo tại nhà số 57 Trần Nhật Duật, các cháu đều trìu mến gọi bà Hồng là mẹ nuôi.