Gia Lai ban hành kế hoạch phòng, chống thiên tai năm 2024

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Dương Mah Tiệp vừa ký Quyết định số 788/QĐ0UBND về ban hành ban hành kế hoạch phòng-chống thiên tai (PCTT) tỉnh Gia Lai năm 2024.
Mưa bão làm lúa của người dân trên địa bàn tỉnh Gia Lai bị ngã đổ và thiệt hại nặng. Ảnh: Lê Nam

Mưa bão làm lúa của người dân trên địa bàn tỉnh Gia Lai bị ngã đổ và thiệt hại nặng. Ảnh: Lê Nam

Theo kế hoạch, trong năm 2023, trên địa bàn tỉnh Gia Lai bị ảnh hưởng một số đợt thiên tai do mưa lớn, dông, lốc, sét, hạn hán, sương muối gây thiệt hại về tài sản của Nhà nước và của nhân dân. Tổng giá trị thiệt hại thiên tai gây ra khoảng 75,15 tỷ đồng; giảm khoảng 28,41% so với năm 2022 (104,975 tỷ đồng) và giảm khoảng 71,11% so với năm 2021 (260 tỷ đồng). Cụ thể, 7 người bị thương, 527 căn nhà bị thiệt hại ước thiệt hại về kinh tế khoảng 7,98 tỷ đồng; Thiệt hại nông nghiệp, lâm nghiệp, chăn nuôi, thủy sản, cơ sở hạ tầng thiết yếu khoảng 67,17 tỷ đồng. Trong các tháng mùa khô năm 2024, dự báo hiện tượng El Nino tiếp tục duy trì từ tháng 1 đến tháng 5-2024 với xác suất khoảng 62-99%, từ tháng 6 chuyển dần sang pha trung tính, nguy cơ cao xảy ra hạn diện rộng và khả năng cao tác động đến môi trường, điều kiện sống, cơ sở hạ tầng và các hoạt động kinh tế-xã hội tỉnh Gia Lai.

Theo đó, UBND tỉnh xây dựng kế hoạch PCTT tỉnh Gia Lai năm 2024, nhằm chủ động trong công tác PCTT và TKCN sẵn sàng ứng phó kịp thời đối với các loại hình thiên tai, giảm thiểu đến mức thấp nhất những thiệt hại về người và tài sản do thiên tai gây ra; nâng cao năng lực, tính chủ động của toàn xã hội, sử dụng hiệu quả các nguồn lực phục vụ công tác phòng-chống và ứng phó thiên tai; kết hợp giữa PCTT với phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng, giảm thiểu rủi ro thiên tai; bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân, tài sản của Nhà Nước; đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội, an toàn giao thông; hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra; kịp thời sơ tán dân, di dời tài sản ở các khu vực xung yếu đến nơi kiên cố, an toàn và ổn định đời sống sản xuất, sinh hoạt; khai thác vận hành hợp lý các hồ chứa thủy lợi, thủy điện để đảm bảo vừa phòng lũ và có đủ nước để phục vụ sản xuất, sinh hoạt, phát điện...; phối hợp tốt trong công tác vận hành liên hồ chứa thủy điện trên lưu vực sông Ba để đảm bảo an toàn cho vùng hạ du…

Nhà người dân trên địa bàn thị trấn Kbang bị gió làm tốc mái. Ảnh: Lê Nam

Nhà người dân trên địa bàn thị trấn Kbang bị gió làm tốc mái. Ảnh: Lê Nam

Đồng thời, UBND tỉnh yêu cầu công tác PCTT và TKCN phải được tiến hành chủ động và thường xuyên, ứng phó kịp thời để giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản do thiên tai gây ra. Quán triệt và thực hiện có hiệu quả phương châm “4 tại chỗ” đảm bảo thông tin liên lạc, giao thông thông suốt trong mọi tình huống, an toàn cho các công trình thủy lợi, thủy điện, kè chống sạt lở, đường giao thông, điện, nước, nhà cửa,... nhằm phục vụ tốt sản xuất, lưu thông hàng hóa và đời sống của nhân dân. Chấp hành nghiêm các mệnh lệnh, hướng dẫn, cảnh báo của chính quyền, cơ quan chức năng trong suốt thời gian từ trước, trong và sau khi thiên tai xảy ra; đồng thời tự giác tham gia cùng chính quyền địa phương trong công tác phòng-chống, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai. Xác định rõ trách nhiệm của các cấp, các ngành và nhân dân trên địa bàn tỉnh trong hoạt động PCTT và TKCN theo quy định của pháp luật; chủ động rà soát các điểm có nguy cơ cao về sạt lở, lũ quét để xây dựng các phương án ứng phó kịp thời, có hiệu quả; kiên quyết di dời các hộ dân sinh sống ven sông, suối, khu vực sườn, đồi dốc có nguy cơ sạt lở đến nơi an toàn. Trong trường hợp vượt quá khả năng của tỉnh, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh báo cáo Ban Chỉ đạo quốc gia về PCTT, Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn đề nghị hỗ trợ trong công tác tìm kiếm, cứu nạn, cứu hộ.

Có thể bạn quan tâm

Năm 2025 là cao điểm 350 ngày đêm xóa nhà tạm, nhà dột nát

Năm 2025 là cao điểm 350 ngày đêm xóa nhà tạm, nhà dột nát

(GLO)- Đó là ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại phiên họp trực tuyến toàn quốc lần thứ hai của Ban Chỉ đạo Trung ương triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước vào chiều 12-1 để đánh giá tình hình, kết quả thực hiện chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát.

Tết ấm cho người nghèo

Tết ấm cho người nghèo

(GLO)- Tết Ất Tỵ 2025 đang đến gần. Bằng những việc làm thiết thực, nhiều cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, nhà hảo tâm đã chung tay hỗ trợ nhà ở, tặng quà giúp các gia đình có hoàn cảnh khó khăn trong tỉnh có điều kiện đón một cái Tết ấm áp.