Gia Lai: An toàn thực phẩm còn nhiều mối lo

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Qua thực tế kiểm tra của đoàn liên ngành về an toàn thực phẩm (ATTP) tỉnh Gia Lai cho thấy, công tác đảm bảo ATTP, nhất là tại tuyến xã còn nhiều tồn tại, hạn chế. Đặc biệt, việc kiểm tra ATTP không phát hiện vi phạm hoặc có vi phạm thì chủ yếu chỉ nhắc nhở nên chưa đủ sức răn đe.
Nhắc nhở là chính
Xã Ia Blứ (huyện Chư Pưh) có 62 cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm, dịch vụ ăn uống. Thời gian qua, công tác đảm bảo ATTP trên địa bàn xã có sự chuyển biến tích cực, hạn chế các vụ ngộ độc thực phẩm và các bệnh lây truyền qua thực phẩm. Tuy nhiên, theo Phó Chủ tịch UBND xã Nguyễn Bá Hoàng Thiên: Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác bảo đảm ATTP tại xã vẫn còn một số khó khăn, tồn tại. Một số hộ kinh doanh tạp hóa, buôn bán tự phát, nhỏ lẻ còn chủ quan, chưa có giấy phép kinh doanh, không đi khám sức khỏe định kỳ và thiếu hồ sơ, thủ tục liên quan. Qua kiểm tra, ngành chức năng phát hiện vi phạm nhưng chủ yếu nhắc nhở chứ không xử lý.
Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo liên ngành về ATTP huyện Chư Pưh, toàn huyện có 378 cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm, dịch vụ ăn uống; trong đó có 6 cơ sở do cấp tỉnh quản lý, 66 cơ sở cấp huyện quản lý, 306 cơ sở cấp xã quản lý. Từ đầu năm đến nay, đoàn kiểm tra liên ngành về ATTP của huyện đã phát hiện 4 cơ sở vi phạm và đã tiến hành nhắc nhở, yêu cầu khắc phục. Đoàn kiểm tra liên ngành về ATTP các xã, thị trấn đã kiểm tra 227 cơ sở, phát hiện 35 cơ sở vi phạm và cũng chỉ nhắc nhở là chủ yếu.
Đoàn kiểm tra liên ngành về ATTP tỉnh Gia Lai làm việc với Ban Chỉ đạo liên ngành về ATTP TP. Pleiku chiều 12-9. Ảnh: Như Nguyện
Đoàn kiểm tra liên ngành về ATTP tỉnh Gia Lai làm việc với Ban Chỉ đạo liên ngành về ATTP TP. Pleiku chiều 12-9. Ảnh: Như Nguyện
Tại buổi làm việc với đoàn kiểm tra liên ngành về ATTP tỉnh vào sáng 12-9, bà Đinh Thị Hoa-Phó Chủ tịch UBND xã Biển Hồ (TP. Pleiku) cho hay: Xã Biển Hồ có 493 cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm, kinh doanh dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố; trong đó, lĩnh vực do ngành Y tế quản lý là 42 cơ sở, ngành Công thương quản lý 179 cơ sở, còn lại do ngành Nông nghiệp và PTNT quản lý. Từ đầu năm đến nay, đoàn kiểm tra liên ngành về ATTP xã đã triển khai 4 đợt kiểm tra tại 45 cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm, dịch vụ ăn uống và thức ăn đường phố. Theo đó, có 2 cơ sở nghỉ kinh doanh, còn lại 43 cơ sở không vi phạm.
Đối với TP. Pleiku, ATTP luôn là vấn đề nóng. Tuy nhiên, việc kiểm tra, phát hiện và xử lý vi phạm vẫn thiếu thường xuyên, kiên quyết dẫn đến tình trạng “nhờn luật”, chưa chấp hành nghiêm và khắc phục các vi phạm. Báo cáo tại buổi làm việc với đoàn kiểm tra liên ngành về ATTP tỉnh vào chiều 12-9, đại diện Ban Chỉ đạo liên ngành về ATTP thành phố thông tin: Thành phố Pleiku có 4.203 cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm, kinh doanh dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố. Từ đầu năm đến nay, đoàn kiểm tra liên ngành về ATTP thành phố đã triển khai nhiều đợt kiểm tra. Qua kiểm tra 50 cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm, dịch vụ ăn uống, đoàn phát hiện 8 cơ sở (chiếm tỷ lệ 16%) vi phạm, lập biên bản đề nghị UBND thành phố ban hành quyết định phạt vi phạm hành chính 15,5 triệu đồng. Các đoàn kiểm tra liên ngành ATTP của 22 xã, phường cũng đã tổ chức kiểm tra 419 lượt cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm, dịch vụ ăn uống trên địa bàn quản lý. Qua kiểm tra, phát hiện 37/419 cơ sở (tỷ lệ 8,8%) vi phạm, tiến hành nhắc nhở 34 cơ sở, lập biên bản đề nghị UBND phường, xã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính 3 cơ sở với tổng số tiền 7 triệu đồng.
Tăng cường quản lý ATTP tuyến huyện, xã
Mặc dù công tác quản lý ATTP được các ngành, địa phương chú trọng nhưng việc kiểm tra và xử lý chưa nghiêm, nhất là tại tuyến xã dẫn đến các hành vi vi phạm ATTP vẫn còn phổ biến. Nhiều cơ sở vi phạm chưa có hình thức xử lý đúng mức mà chỉ bị nhắc nhở nên sau đó vẫn lơ là, chủ quan, tiếp tục vi phạm.
Qua làm việc với một số địa phương, đoàn kiểm tra liên ngành về ATTP tỉnh đã chỉ ra những tồn tại, hạn chế trong công tác quản lý ATTP. Ông Nguyễn Văn Đang-Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh, Trưởng đoàn kiểm tra-cho hay: Trong khi đoàn kiểm tra liên ngành về ATTP tỉnh tiến hành kiểm tra và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về ATTP thì tuyến huyện, xã còn biểu hiện buông lỏng, xuê xoa. Khi phát hiện vi phạm chỉ nhắc nhở, chưa xử lý nghiêm các hành vi vi phạm. “Thời gian tới, chúng tôi đề nghị các địa phương cần tăng cường kiểm tra, phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về ATTP, công khai cơ sở vi phạm trên các phương tiện truyền thông để người dân biết. Ngoài ra, tuyến huyện, xã cần tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao ý thức của người dân, các chủ cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm trong chấp hành các quy định về ATTP”-ông Đang nhấn mạnh.
Thành viên đoàn kiểm tra liên ngành về ATTP tỉnh kiểm tra tại một cơ sở trên địa bàn TP. Pleiku. Ảnh: Như Nguyện
Thành viên đoàn kiểm tra liên ngành về ATTP tỉnh kiểm tra tại một cơ sở trên địa bàn TP. Pleiku. Ảnh: Như Nguyện
Cũng theo ông Đang, các địa phương cần phân công rõ trách nhiệm của thành viên Ban Chỉ đạo theo lĩnh vực ngành quản lý một cách cụ thể; thường xuyên tổ chức tập huấn, kiểm tra, chỉ đạo, hướng dẫn công tác quản lý nhà nước về ATTP tại các xã, thị trấn. Cấp huyện cần chỉ đạo, hướng dẫn các xã, phường, thị trấn kiện toàn Ban chỉ đạo; tiếp tục rà soát, thống kê đầy đủ các cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm trên địa bàn và phân cấp quản lý, quản lý chặt chẽ các mặt hàng kinh doanh thực phẩm lưu động, các cơ sở sản xuất kinh doanh rượu thủ công, giết mổ gia súc, gia cầm… Đa dạng hình thức và tăng cường thông tin, tuyên truyền đi sâu vào các chuyên đề cụ thể cung cấp thông tin, kiến thức cho người dân, người tiêu dùng thực phẩm. Các địa phương tiếp tục hướng dẫn thực hiện và cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP; triển khai ký cam kết đảm bảo ATTP theo quy định.
NHƯ NGUYỆN
 

Có thể bạn quan tâm

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

(GLO)- Nhờ tích cực hỗ trợ về sinh kế, xây dựng nhà ở và các chương trình hỗ trợ thiết thực khác đến cuối năm 2024, tỷ lệ hộ nghèo của thành phố Pleiku giảm còn 0,12%, vượt 0,04% so với chỉ tiêu giảm nghèo năm 2024 mà UBND tỉnh giao (kế hoạch giao 0,16%).

Sau khi được hỗ trợ làm nhà, gia đình anh Đàm Văn Kim (thôn 4, xã Ia Vê) yên tâm phát triển kinh tế và đã thoát nghèo. Ảnh: L.N

Chư Prông hỗ trợ hộ nghèo an cư

(GLO)- Triển khai Dự án 1 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2025, huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) đã xây dựng hàng trăm căn nhà giúp hộ nghèo “an cư lạc nghiệp”.

Gia Lai rộn ràng mùa thu hoạch cà phê

Gia Lai rộn ràng mùa thu hoạch cà phê

(GLO)- Thời điểm này, nông dân các huyện phía Tây tỉnh Gia Lai đang nhộn nhịp thu hoạch cà phê niên vụ 2024-2025. Đây cũng là lúc hàng ngàn người lao động từ khắp nơi trong và ngoài tỉnh đổ về các địa phương nhận khoán vườn cây cùng thu hái để kiếm thêm thu nhập, chuẩn bị cho một cái Tết đủ đầy.

Khoảng lặng ở Tây Hồ

Khoảng lặng thôn Tây Hồ

(GLO)- Khoảng lặng chúng tôi muốn nói đến chính là cuộc sống của những người từng mắc bệnh phong, sống lặng lẽ ở xóm cùi thuộc thôn Tây Hồ (xã Bàu Cạn, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai).

Khởi sắc những vùng quê nông thôn mới

Khởi sắc những vùng quê nông thôn mới

(GLO)-Với việc huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc tuyên truyền, huy động nguồn lực thực hiện, đến nay, nhiều xã trên địa bàn tỉnh đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. Bên cạnh diện mạo nông thôn ngày càng khởi sắc, đời sống của người dân tại các xã nông thôn mới cũng được nâng lên rõ rệt.

Xã Gào đẩy mạnh truyền thông giảm nghèo

Xã Gào đẩy mạnh truyền thông giảm nghèo

(GLO)- Bên cạnh phát huy hiệu quả các nguồn lực của Nhà nước, thời gian qua, xã Gào (TP. Pleiku) đã đẩy mạnh công tác truyền thông giảm nghèo bằng nhiều hình thức. Qua đó, góp phần thay đổi nếp nghĩ, cách làm, nâng cao thu nhập của người dân và giảm nghèo bền vững.