Gần 800 đại biểu phụ nữ Gia Lai tham gia hội nghị đối thoại chính sách hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Sáng 6-3, tại Hội trường 2-9 (TP. Pleiku), UBND tỉnh Gia Lai tổ chức hội nghị đối thoại với cán bộ, hội viên phụ nữ trên địa bàn tỉnh với chủ đề “Các chính sách hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế”.

Hội nghị được tổ chức trực tiếp tại điểm cầu chính của tỉnh và kết nối với điểm cầu của 16 huyện, thị xã. Gần 800 đại biểu phụ nữ tham gia hội nghị đối thoại tại các điểm cầu.

Quang cảnh buổi đối thoại tại điểm cầu Hội trường 2-9. Ảnh: Hoàng Ngọc

Quang cảnh buổi đối thoại tại điểm cầu Hội trường 2-9. Ảnh: Hoàng Ngọc

Dự hội nghị tại điểm cầu chính có các đồng chí: Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh Trương Hải Long, Rah Lan Chung-Phó Bí thư Tỉnh ủy; Trương Văn Đạt-Ủy viên ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh; Nguyễn Thị Thanh Lịch-Tỉnh ủy viên, Phó chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo các cơ quan tham mưu giúp việc của Tỉnh ủy, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh; các sở, ngành, đoàn thể; lãnh đạo UBND TP. Pleiku; Uỷ viên Ban chấp hành Hội LHPN tỉnh khóa XIV.

Chủ tịch UBND tỉnh Trương Hải Long thay mặt lãnh đạo tỉnh chúc mừng 8-3 đến toàn thể cán bộ, hội viên phụ nữ trong tỉnh. Ảnh: Minh Châu

Chủ tịch UBND tỉnh Trương Hải Long thay mặt lãnh đạo tỉnh chúc mừng 8-3 đến toàn thể cán bộ, hội viên phụ nữ trong tỉnh. Ảnh: Minh Châu

Mở đầu buổi đối thoại, Chủ tịch UBND tỉnh Trương Hải Long thay mặt lãnh đạo tỉnh gửi đến toàn thể cán bộ, hội viên, phụ nữ tỉnh Gia Lai lời chúc mừng tốt đẹp nhân Ngày Quốc tế Phụ nữ (8-3).

Các đồng chí lãnh đạo tỉnh Gia Lai tham dự buổi đối thoại. Ảnh: Minh Châu

Các đồng chí lãnh đạo tỉnh Gia Lai tham dự buổi đối thoại. Ảnh: Minh Châu

Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh, hội nghị đối thoại là dịp lãnh đạo tỉnh lắng nghe tâm tư, nguyện vọng, những vấn đề nảy sinh trong cuộc sống của chị em trong quá trình thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nhất là các vấn đề nhằm nâng cao hơn nữa quyền năng cho phụ nữ trong phát triển kinh tế. Hội nghị mong muốn nhận được những câu hỏi, kiến nghị, đề xuất thẳng thắn, trách nhiệm để kịp thời tháo gỡ, hỗ trợ chị em. Trên cơ sở đó, mỗi năm tỉnh sẽ chọn 1 chủ đề hội viên phụ nữ quan tâm tổ chức đối thoại.

Chị Vũ Thị Vân Anh-Chủ tịch Hội LHPN xã Biển Hồ (TP. Pleiku) nêu câu hỏi về chính sách phát triển du lịch cộng đồng. Ảnh: Minh Châu

Chị Vũ Thị Vân Anh-Chủ tịch Hội LHPN xã Biển Hồ (TP. Pleiku) nêu câu hỏi về chính sách phát triển du lịch cộng đồng. Ảnh: Minh Châu

Hội nghị ghi nhận nhiều câu hỏi, ý kiến, kiến nghị của hội viên, phụ nữ toàn tỉnh qua các điểm cầu thuộc 4 nhóm vấn đề: tạo cơ hội tiếp cận với các dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe; phụ nữ với phát triển kinh tế, du lịch cộng đồng; những chính sách định hướng cho doanh nghiệp, hội viên phụ nữ khởi nghiệp, kết nối tiêu thụ sản phẩm; hỗ trợ cho các mô hình kinh tế tập thể, hợp tác xã, tổ liên kết do phụ nữ làm chủ; hỗ trợ phụ nữ ứng dụng công nghệ trong sản xuất nông nghiệp, tiếp cận với sàn giao dịch thương mại điện tử và tiêu thụ sản phẩm OCOP; ứng dụng chuyển đổi số đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ…

Bác sĩ Đinh Hà Nam-Phó giám đốc Sở Y tế Gia Lai trả lời các vấn đề liên quan đến công tác chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ. Ảnh: Minh Châu

Bác sĩ Đinh Hà Nam-Phó giám đốc Sở Y tế Gia Lai trả lời các vấn đề liên quan đến công tác chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ. Ảnh: Minh Châu

Những câu hỏi đặt ra thuộc các lĩnh vực được đại diện các Sở: Y tế, Văn hóa-Thể thao và Du lịch, Lao động-Thương binh và Xã hội, Nông nghiệp và PTTN, Kế hoạch và Đầu tư, Thông tin và Truyền thông, Khoa học và Công nghệ… lần lượt giải đáp tại hội nghị.

Có thể bạn quan tâm

Mẹ mất, em Thái Thị Mỹ Diệu (ở giữa) trở thành trụ cột gia đình và chăm sóc 2 em. Ảnh: N.N

Xót lòng 3 trẻ mồ côi

(GLO)- Mẹ qua đời, cha bỏ nhà đi , em Thái Thị Mỹ Diệu (SN 2006, hẻm 174 Nguyễn Văn Cừ, tổ 7, phường Diên Hồng, TP. Pleiku) phải bỏ dở việc học để chăm sóc 2 em nhỏ.

Đoàn giám sát HĐND tỉnh làm việc tại huyện Đak Đoa về việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Ảnh: Lê Nam

Đak Đoa: 42/148 hộ hỗ trợ nhà ở, đất ở được cấp giấy CNQSDĐ

(GLO)- Sáng 16-12, Đoàn giám sát HĐND tỉnh do bà Đinh Ly An-Trưởng Ban Dân tộc làm trưởng đoàn đã giám sát tại huyện Đak Đoa về “việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi”.

Nhờ nguồn vốn vay sản xuất kinh doanh vùng khó khăn, bà Nguyễn Thị Nga (bìa trái, làng Sur B, xã Ia Hla, huyện Chư Pưh) đã đầu tư phát triển sản xuất, ổn định cuộc sống. Ảnh: S.C

“Bà đỡ” của người dân vùng khó

(GLO)- Thông qua chương trình tín dụng ưu đãi, người dân các xã vùng khó khăn của Chư Pưh (tỉnh Gia Lai) được vay 100 triệu đồng để đầu tư phát triển sản xuất, nâng cao đời sống. Chương trình này được ví như “bà đỡ” của người dân vùng khó.

Đoàn giám sát HĐND tỉnh giám sát tại thị xã Ayun Pa về “việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Ảnh: Lê Nam

Nhiều địa phương gặp khó trong cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ nghèo

(GLO)- Thực hiện Dự án 1-Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi các địa phương đã triển khai hỗ trợ nhà ở, đất ở cho hộ nghèo. Tuy nhiên, một số địa phương gặp khó trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các đối tượng này.

Anh Đinh Bưng (làng Nhoi, xã Tú An) phấn khởi khi được dùng nước sạch. Ảnh: A.P

Phát huy hiệu quả vốn vay chương trình nước sạch, vệ sinh

(GLO)- Từ nguồn vốn vay ưu đãi của Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội (CSXH) thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai), hàng ngàn hộ dân trên địa bàn thị xã có thêm điều kiện đầu tư nâng cấp, xây dựng công trình nước sạch, công trình vệ sinh, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống.