Dân quân thường trực

Điểm tựa bảo vệ biên cương

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Tại các xã biên giới, lực lượng dân quân thường trực được bố trí trực 24/24 giờ tại trụ sở. Thời gian qua, bên cạnh việc đầu tư xây dựng nơi ở, làm việc, lực lượng dân quân thường được huấn luyện, đào tạo, thường xuyên thực hiện các nhiệm vụ bảo vệ an ninh trật tự tại địa phương.

luc-luong-dan-quan-thuong-truc-xa-ia-pnon-tuan-tra-bao-ve-dia-ban-2629-1812.jpg
Lực lượng dân quân thường trực xã Ia Pnôn tuần tra bảo vệ địa bàn. Ảnh: Vĩnh Hoàng

Mặc dù nhà cách trụ sở làm việc của Ban Chỉ huy Quân sự xã không xa, nhưng hầu hết thời gian anh Lò Văn Quân-Tiểu đội trưởng Tiểu đội dân quân thường trực xã Ia Mơ (huyện Chư Prông) luôn có mặt tại nơi làm việc để chỉ đạo các chiến sĩ thực hiện nhiệm vụ. “Ia Mơ là xã biên giới, địa bàn rộng, nên nhiệm vụ của lực lượng dân quân nói chung và dân quân thường trực nói riêng khá nặng nề. Chúng tôi tuần tra bảo vệ an ninh trật tự, cơ động xử lý các tình huống, bảo vệ rừng, bảo vệ hiện trường các vụ tại nạn giao thông, cứu hộ, cứu nạn… Ngoài ra, dân quân thường trực còn phối hợp với lực lượng Biên phòng tuần tra bảo vệ đường biên, cột mốc và thực hiện nhiều nhiệm vụ khác khi có yêu cầu từ cấp trên”-anh Lò Văn Quân chia sẻ.

dan-quan-thuong-truc-3414-9730.jpg
Lực lượng Công an và dân quân thường trực phối hợp nhận nhiệm vụ tuần tra, bảo vệ an ninh trật tự. Ảnh: Vĩnh Hoàng

Từ đầu năm đến nay, lực lượng dân quân thường trực xã Ia Mơ đã cử hơn 100 lượt cán bộ, chiến sĩ dân quân thường trực tham gia tuần tra, bảo vệ an ninh tại địa bàn. Ngoài ra, phối hợp với lực lượng Công an và Bộ đội Biên phòng tuần tra biên giới và xử lý các trường hợp đột xuất 30 lần với 90 lượt cán bộ, chiến sĩ.

Ông Nguyễn Tuấn Anh-Phó Chủ tịch phụ trách UBND xã Ia Mơ cho biết: Với chức năng, nhiệm vụ được giao, cơ quan Quân sự xã đã tích cực tham mưu cấp uỷ, chính quyền xã xây dựng dân quân có đủ các thành phần, binh chủng theo quy định. Trong đó xác định, dân quân thường trực biên giới là lực lượng nòng cốt. Vì vậy, cơ quan Quân sự xã luôn chú trọng tuyển chọn những thanh niên có trình độ, sức khỏe, phẩm chất chính trị để tham gia vào lực lượng này.

l-5163-421.jpg
Lực lượng dân quân quân nhận nhiệm vụ giúp dân do Bí thư Đảng ủy xã Ia Pnôn giao

Hiện nay, các xã, thị trấn biên giới đều có 1 tiểu đội dân quân thường trực, thường xuyên duy trì, bảo đảm quân số trực 24/24 giờ. Đây là lực lượng tại chỗ cơ động nhanh, họ luôn có mặt tại các “điểm nóng” đầu tiên để giải quyết những vấn đề phát sinh; họ cũng là lực lượng có mặt sớm nhất khi địa bàn có thiên tai để cứu hộ, cứu nạn, bảo vệ hiện trường các vụ tai nạn giao thông. Thực hiện chủ trương của Bộ Quốc phòng, thời gian qua, tỉnh đã đầu tư xây dựng một số trụ sở làm việc của lực lượng dân quân thường trực với đầy đủ phòng ở, phòng làm việc, khu vực huấn luyện, công trình phòng thủ, khu tăng gia sản xuất... Theo kế hoạch, đến hết năm 2025, sẽ hoàn thành việc xây dựng trụ sở làm việc của lược lượng này trên địa bàn biên giới. Theo đó, trụ sở của lực lượng dân quân được xây dựng tách ra khỏi trụ sở làm việc của UBND các xã, theo hướng gần biên giới, gần với các đồn Biên phòng để tạo thành thế phòng thủ liên hoàn, vững chắc.

Chiến sĩ Siu Dũng-dân quân thường trực xã Ia Pnôn, huyện Đức Cơ cho biết: Được sự tin tưởng của cấp ủy, chính quyền xã, năm 2021 tôi được kết nạp vào lực lượng dân quân thường trực. "Từ khi tham gia lực lượng này, hầu hết thời gian chúng tôi đều có mặt tại trụ sở để trực và thực hiện các nhiệm vụ. Chúng tôi luôn nêu cao tinh thần, trách nhiệm, sẵn sàng nhận nhiệm vụ khi có lệnh của cấp trên, bất cứ ngày hay đêm dù mưa bão cũng lên đường. Chúng tôi phải sắp xếp công việc gia đình, dù ngày mùa thu hoạch công việc nhiều nhưng chúng tôi vẫn luôn có mặt tại cơ quan trực 24/24 giờ. Hiểu được công việc của chúng tôi nên gia đình luôn thông cảm và chia sẻ để mỗi chiến sĩ dân quân thường trực hoàn thành nhiệm vụ được giao"-chiến sĩ Siu Dũng chia sẻ.

xa-4275-4841.jpg
Đảng bộ xã Ia Pnôn kết nạp đảng viên là dân quân thường trực. Ảnh: Vĩnh Hoàng

Có lực lượng dân quân thường trực trên địa bàn biên giới, công tác phối hợp để xử lý các tình huống phát sinh ở cơ sở cũng thuận lợi hơn. Thiếu tá Đỗ Quang Cường-Chính trị viên phó, Đồn Biên phòng Ia O (huyện Ia Grai) cho biết: Thời gian qua, Đồn Biên phòng Ia O đã phối hợp chặt chẽ với các lực lượng chức năng trên địa bàn, đặc biệt là lực lượng dân quân thường trực của xã để tuần tra, bảo vệ an ninh trật tự tại địa phương. Cùng với đó, tham gia cứu hộ, cứu nạn, khắc phục hậu quả thiên tai khi có tình huống xảy ra, tuần tra bảo vệ đường biên, cột mốc.

Trao đổi thêm với P.V, Đại tá Lê Kim Giàu-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh cho biết: Với quan điểm bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa, thời gian qua, các địa phương, đơn vị đã tập trung xây dựng lực lượng dân quân vững mạnh, rộng khắp, đặc biệt việc xây dựng lực lượng dân quân thường trực mạnh, cơ động nhanh, thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ tại cơ sở. "Thời gian tới, cấp ủy, chính quyền các cấp của tỉnh tiếp tục quan tâm làm tốt công tác xây dựng lực lượng vũ trang nói chung, trong đó, chú trọng xây dựng lực lượng dân quân thường trực biên giới vững chắc. Qua đó, góp phần đảm bảo an ninh chính trị, trật tự xã hội, quản lý, bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ quốc phòng, an ninh trong tình hình mới"-Đại tá Lê Kim Giàu nhấn mạnh.

Có thể bạn quan tâm

Mẹ mất, em Thái Thị Mỹ Diệu (ở giữa) trở thành trụ cột gia đình và chăm sóc 2 em. Ảnh: N.N

Xót lòng 3 trẻ mồ côi

(GLO)- Mẹ qua đời, cha bỏ nhà đi , em Thái Thị Mỹ Diệu (SN 2006, hẻm 174 Nguyễn Văn Cừ, tổ 7, phường Diên Hồng, TP. Pleiku) phải bỏ dở việc học để chăm sóc 2 em nhỏ.

Đoàn giám sát HĐND tỉnh làm việc tại huyện Đak Đoa về việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Ảnh: Lê Nam

Đak Đoa: 42/148 hộ hỗ trợ nhà ở, đất ở được cấp giấy CNQSDĐ

(GLO)- Sáng 16-12, Đoàn giám sát HĐND tỉnh do bà Đinh Ly An-Trưởng Ban Dân tộc làm trưởng đoàn đã giám sát tại huyện Đak Đoa về “việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi”.

Nhờ nguồn vốn vay sản xuất kinh doanh vùng khó khăn, bà Nguyễn Thị Nga (bìa trái, làng Sur B, xã Ia Hla, huyện Chư Pưh) đã đầu tư phát triển sản xuất, ổn định cuộc sống. Ảnh: S.C

“Bà đỡ” của người dân vùng khó

(GLO)- Thông qua chương trình tín dụng ưu đãi, người dân các xã vùng khó khăn của Chư Pưh (tỉnh Gia Lai) được vay 100 triệu đồng để đầu tư phát triển sản xuất, nâng cao đời sống. Chương trình này được ví như “bà đỡ” của người dân vùng khó.

Đoàn giám sát HĐND tỉnh giám sát tại thị xã Ayun Pa về “việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Ảnh: Lê Nam

Nhiều địa phương gặp khó trong cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ nghèo

(GLO)- Thực hiện Dự án 1-Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi các địa phương đã triển khai hỗ trợ nhà ở, đất ở cho hộ nghèo. Tuy nhiên, một số địa phương gặp khó trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các đối tượng này.

Anh Đinh Bưng (làng Nhoi, xã Tú An) phấn khởi khi được dùng nước sạch. Ảnh: A.P

Phát huy hiệu quả vốn vay chương trình nước sạch, vệ sinh

(GLO)- Từ nguồn vốn vay ưu đãi của Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội (CSXH) thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai), hàng ngàn hộ dân trên địa bàn thị xã có thêm điều kiện đầu tư nâng cấp, xây dựng công trình nước sạch, công trình vệ sinh, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống.