"Điểm nghẽn" từ cầu Đak Pơ Kơ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- 4 xã khu vực phía Đông là vùng sản xuất nông-lâm nghiệp trọng điểm của huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai. Thế nhưng, vùng này chưa thể phát triển bởi “nút thắt” từ cầu Đak Pơ Kơ.
Cầu Đak Pơ Kơ được xây dựng từ năm 2002 với trọng tải thiết kế 13 tấn. Cầu nằm trên con đường độc đạo nối 4 xã khu vực phía Đông với trung tâm huyện Kông Chro. Năm 2009, cơn bão số 9 và số 11 đã làm trôi mố cầu phía Tây, các mố cầu còn lại bị nứt.
Để khắc phục sự cố, bằng nguồn kinh phí 1,2 tỷ đồng, huyện tiến hành gia cố móng, sửa chữa 2 mố cầu và xây dựng hệ thống chống xói lở ở một số trụ. Sau khi hoàn thành, huyện đã bố trí rào chắn hạn chế xe trên 10 tấn qua cầu.
Cũng trong năm 2009, huyện Kông Chro đã lập đề án xây dựng ngầm trên sông Pơ Kơ với tổng kinh phí 295 triệu đồng để giúp người dân vận chuyển nông-lâm sản. Thế nhưng, sau khi đưa vào sử dụng từ tháng 1-2010, hơn 1 tháng sau, khi công trình thủy điện Đak Srông 2A tiến hành chặn dòng tích đủ nước đã làm hệ thống ngầm bị chìm sâu gần 3 m, khiến con đường vận chuyển hàng hóa của người dân gặp hạn chế.
Mố cầu Đak Pơ Kơ bị sạt năm 2009. Ảnh: Lê Anh
Mố cầu Đak Pơ Kơ bị sạt năm 2009. Ảnh: Lê Anh
Ông Phạm Huy Vân-Chủ tịch UBND xã Đak Kơ Ning-cho biết: “Cầu Đak Pơ Kơ có trọng tải thấp nên xe chở nông sản tải trọng lớn không đi qua được. Việc này gián tiếp “đội” chi phí vận chuyển nông sản lên 10-30%. Trong các cuộc tiếp xúc cử tri, người dân đề nghị xây dựng cây cầu mới để thuận tiện trong việc vận chuyển hàng hóa, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của địa phương”.
Theo thống kê, 4 xã phía Đông của huyện Kông Chro có hơn 2.000 ha mía, hơn 3.000 ha mì và hàng ngàn héc ta bắp, dưa hấu, bí đỏ… Đặc biệt, 4 xã này có 5.000 ha rừng trồng (chiếm hơn 1/2 diện tích của toàn huyện), trong đó có hơn 1.000 ha sắp bước vào thời kỳ thu hoạch. Hàng năm, có hàng chục ngàn tấn nông-lâm sản của người dân và các doanh nghiệp cần được vận chuyển đi tiêu thụ. Chính vì vậy, mong muốn lớn nhất của người trong vùng là có một cây cầu trọng tải lớn hơn để không còn cảnh “sang sông phải lụy đò”.
Ông Huỳnh Ngọc Ẩn-Phó Chủ tịch UBND huyện Kông Chro-cho biết: “4 xã phía Đông huyện có tiềm năng phát triển kinh tế nông-lâm nghiệp rất lớn. Vừa qua, huyện tích cực kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư vào địa bàn. Tuy nhiên, cầu Đak Pơ Kơ có tải trọng thấp khiến các nhà đầu tư e ngại. Nếu gỡ được “nút thắt” này thì sẽ giải quyết được nhiều vấn đề”.
Cũng theo ông Ẩn, những năm trước, UBND huyện cũng đã có tờ trình đề nghị đầu tư xây dựng cây cầu mới để thay thế cầu Đak Pơ Kơ. Tuy nhiên, đến nay, tỉnh vẫn chưa bố trí được nguồn vốn. 
LÊ ANH

Có thể bạn quan tâm

Trào lưu nghe nhạc bằng băng cassette quay trở lại

Trào lưu nghe nhạc bằng băng cassette quay trở lại

(GLO)- Sau một thời gian gần như bị lãng quên, nhiều người có xu hướng quay trở lại nghe nhạc bằng băng cassette. Với họ, đây không chỉ là phương tiện để nghe nhạc, mà còn là nơi để tìm lại ký ức của một thời đã qua. 

Gia Lai: Phê duyệt quy trình nội bộ giải quyết 13 TTHC trong lĩnh vực bảo trợ xã hội và phòng-chống tệ nạn xã hội

Gia Lai: Phê duyệt quy trình nội bộ giải quyết 13 TTHC trong lĩnh vực bảo trợ xã hội và phòng-chống tệ nạn xã hội

(GLO)- Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Rah Lan Chung vừa ký ban hành Quyết định số 363/QĐ-UBND về việc phê duyệt quy trình nội bộ giải quyết đối với 13 thủ tục hành chính (TTHC) trong lĩnh vực bảo trợ xã hội và phòng-chống tệ nạn xã hội thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Y tế.

Dự kiến bình quân mỗi cấp xã có khoảng 32 biên chế, chuyển 100% biên chế cấp huyện về xã

Dự kiến bình quân mỗi cấp xã có khoảng 32 biên chế, chuyển 100% biên chế cấp huyện về xã

(GLO)- Định hướng một số nhiệm vụ về tổ chức bộ máy, cán bộ, công chức, viên chức khi thực hiện sắp xếp, Ban Chỉ đạo sắp xếp đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp dự kiến bình quân mỗi cấp xã có khoảng 32 biên chế.

Trao bò giống cho 3 hộ nghèo huyện Đak Pơ

Trao bò giống cho 3 hộ nghèo huyện Đak Pơ

(GLO)- Ngày 14-4, tại Trung tâm Giống vật nuôi huyện Đak Pơ, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Đak Pơ (tỉnh Gia Lai) tổ chức bàn giao mô hình sinh kế thực hiện Cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số để vươn lên thoát nghèo bền vững”.

Mô hình trồng ngô ngọt của phụ nữ Ia Broăi mang lại hiệu quả kinh tế cao. Ảnh: Vũ Chi

Phụ nữ Ia Broăi thay đổi nếp nghĩ, cách làm

(GLO)- Với sự đồng hành của Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) xã Ia Broăi (huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai), nhiều hội viên phụ nữ dân tộc thiếu số đã từng bước thay đổi nếp nghĩ, cách làm, lựa chọn mô hình phát triển kinh tế phù hợp với điều kiện gia đình, mang lại thu nhập ổn định, cải thiện cuộc sống.

Sở Tài chính Gia Lai đề xuất phân bổ lại kinh phí chi thực hiện xóa nhà tạm, nhà dột nát từ nguồn hỗ trợ của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam

Sở Tài chính Gia Lai đề xuất phân bổ lại kinh phí chi thực hiện xóa nhà tạm, nhà dột nát từ nguồn hỗ trợ của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam

(GLO)- Ngày 11-4, Sở Tài chính tỉnh Gia Lai có Công văn số 1269/STC-QLNS về việc đề xuất phân bổ lại kinh phí chi thực hiện xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh từ nguồn kinh phí hỗ trợ của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam.