Để gia đình không có bạo lực

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Theo số liệu thống kê của Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch Gia Lai, từ năm 2021 đến nay, toàn tỉnh xảy ra gần 200 vụ bạo lực gia đình. Để ngăn chặn bạo lực gia đình, các ngành, địa phương cần đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật của Nhà nước; hướng dẫn các thôn, làng xây dựng quy ước, hương ước, các hộ tham gia xây dựng gia đình văn hóa, gia đình không có bạo lực.

Những câu chuyện buồn  

Trong một số gia đình, chính các thành viên lại đối xử với nhau một cách thô bạo, thiếu tình nghĩa. Mới đầu là lời qua tiếng lại, sau rồi to tiếng, chì chiết lẫn nhau, thậm chí xúc phạm danh dự dẫn đến bạo lực gia đình; nhẹ thì gây thương tích, nặng thì thiệt mạng.

Chị N.T.H. (SN 1990, tổ 2, thị trấn Chư Sê) kể: Sau khi tốt nghiệp đại học, chị về làm việc tại một ngân hàng trên địa bàn huyện Chư Sê. Một thời gian sau, chị và anh P.H.Th. quen nhau rồi nên duyên vợ chồng. Sau 10 năm chung sống, anh chị có con 8 tuổi. Thế rồi, anh Th. thay đổi tâm tính. Chị làm việc gì anh cũng không vừa mắt. “Chúng tôi không còn muốn nói chuyện với nhau, lâu dần thì dẫn đến xung đột, anh ấy đánh chửi tôi như cơm bữa. Không chịu nổi tình cảnh này, đầu tháng 5-2022, tôi phải làm đơn xin ly hôn. Anh nhận quyền nuôi con. Tôi cứ nghĩ, con cái thích ở với bố hay mẹ đều được. Nhưng không ngờ, sau ly hôn, anh không muốn cho tôi gặp con. Nếu tôi đến gặp con là anh cố tình gây chuyện, đánh đập và làm nhục tôi trước đám đông”-chị H. buồn bã nói.  

 Cán bộ xã Ia Kly (huyện Chư Prông) tuyên truyền cho người dân về xây dựng gia đình văn hóa, gia đình không có bạo lực. Ảnh: Đinh Yến
Cán bộ xã Ia Kly (huyện Chư Prông) tuyên truyền cho người dân về xây dựng gia đình văn hóa, gia đình không có bạo lực. Ảnh: Đinh Yến


Vợ chồng chị V. (làng Kop, xã Kon Gang, huyện Đak Đoa) có khoảng thời gian chung sống 15 năm. Cuộc sống vợ chồng không tránh khỏi va chạm, mâu thuẫn. Dù chị nhiều lần khuyên can nhưng chồng chị vẫn không bỏ được tật xấu thường xuyên tụ tập bạn bè, rượu chè say sưa. Tệ hại hơn, mỗi lần “ma men” dẫn lối, chồng chị V. lại lớn tiếng chửi bới, đánh đập vợ con. Công an xã đã 2 lần xử phạt vi phạm hành chính nhưng chồng chị vẫn chứng nào tật ấy. Không cam chịu, chị V. tiếp tục nhờ chính quyền địa phương can thiệp. Sau nhiều nỗ lực, cuối cùng chồng chị V. nhận ra vấn đề, cam kết thay đổi tâm tính.

Để mỗi gia đình là một “lâu đài hạnh phúc”

Theo số liệu thống kê của Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch, từ năm 2021 đến nay, toàn tỉnh xảy ra gần 200 vụ bạo lực gia đình. Nạn nhân bị bạo lực phần lớn là phụ nữ, trẻ em, người cao tuổi, những người sống phụ thuộc về kinh tế.

Theo ông Ngô Tuyến-Trưởng phòng Xây dựng nếp sống văn hóa gia đình (Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch): Để mỗi gia đình thật sự là một “lâu đài hạnh phúc”, thời gian qua, ngành chức năng của tỉnh đã linh hoạt lồng ghép các hoạt động tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật của Nhà nước; hướng dẫn các thôn, làng xây dựng quy ước, hương ước, các hộ tham gia xây dựng gia đình văn hóa, gia đình không có bạo lực.

Hàng năm, Sở phát hành 1.000 cuốn tài liệu về công tác gia đình để tuyên truyền về “giáo dục đạo đức lối sống văn hóa, lý tưởng cách mạng cho thế hệ trẻ”; xây dựng các cụm pa nô về gia đình và phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” để phục vụ cho công tác tuyên truyền ở cơ sở. Bên cạnh đó, đơn vị còn phối hợp với Báo Gia Lai, Đài Phát thanh-Truyền hình tỉnh đẩy mạnh tuyên truyền phòng-chống bạo lực gia đình; treo băng rôn, khẩu hiệu, pa nô, áp phích tuyên truyền nhân Ngày Quốc tế Hạnh phúc (20-3), Ngày thế giới xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái (25-11); phối hợp với Hội Liên hiệp phụ nữ các cấp thành lập, duy trì hoạt động 1.349 “địa chỉ tin cậy” tại cộng đồng với tổng số thành viên hơn 60.000 người; 1.000 câu lạc bộ “5 không, 3 sạch”; 230 câu lạc bộ gia đình không có bạo lực; 120 câu lạc bộ gia đình phát triển bền vững.

Ông Nguyễn Minh Đức-Trưởng phòng Văn hóa-Thông tin huyện Chư Păh-cho hay: “Huyện phối hợp với các cơ quan, ban, ngành liên quan, tổ hòa giải ở các thôn, làng làm tốt công tác tư vấn pháp luật, hòa giải ở cơ sở. Đồng thời, lồng ghép nội dung tuyên truyền và thực hiện ngăn chặn bạo lực gia đình vào phong trào “Xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”. Nhờ đó, đã góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân, trong đó có kỹ năng ứng xử chuẩn mực với người thân và mọi người trong cộng đồng xã hội”.

 

 ĐINH YẾN
 

Có thể bạn quan tâm

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

(GLO)- Nhờ tích cực hỗ trợ về sinh kế, xây dựng nhà ở và các chương trình hỗ trợ thiết thực khác đến cuối năm 2024, tỷ lệ hộ nghèo của thành phố Pleiku giảm còn 0,12%, vượt 0,04% so với chỉ tiêu giảm nghèo năm 2024 mà UBND tỉnh giao (kế hoạch giao 0,16%).

Sau khi được hỗ trợ làm nhà, gia đình anh Đàm Văn Kim (thôn 4, xã Ia Vê) yên tâm phát triển kinh tế và đã thoát nghèo. Ảnh: L.N

Chư Prông hỗ trợ hộ nghèo an cư

(GLO)- Triển khai Dự án 1 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2025, huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) đã xây dựng hàng trăm căn nhà giúp hộ nghèo “an cư lạc nghiệp”.

Gia Lai rộn ràng mùa thu hoạch cà phê

Gia Lai rộn ràng mùa thu hoạch cà phê

(GLO)- Thời điểm này, nông dân các huyện phía Tây tỉnh Gia Lai đang nhộn nhịp thu hoạch cà phê niên vụ 2024-2025. Đây cũng là lúc hàng ngàn người lao động từ khắp nơi trong và ngoài tỉnh đổ về các địa phương nhận khoán vườn cây cùng thu hái để kiếm thêm thu nhập, chuẩn bị cho một cái Tết đủ đầy.

Xã Gào đẩy mạnh truyền thông giảm nghèo

Xã Gào đẩy mạnh truyền thông giảm nghèo

(GLO)- Bên cạnh phát huy hiệu quả các nguồn lực của Nhà nước, thời gian qua, xã Gào (TP. Pleiku) đã đẩy mạnh công tác truyền thông giảm nghèo bằng nhiều hình thức. Qua đó, góp phần thay đổi nếp nghĩ, cách làm, nâng cao thu nhập của người dân và giảm nghèo bền vững.