Đak Đoa: Hội thi tìm kiếm sáng kiến, mô hình, giải pháp truyền thông hiệu quả

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

(GLO)- Ngày 10-11, Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) tổ chức hội thì tìm kiếm sáng kiến, mô hình, giải pháp truyền thông hiệu quả thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” góp phần xóa bỏ các định kiến giới, bạo lực gia đình, mua bán phụ nữ và trẻ em năm 2023.

Phần thi dự thi của các đơn vị tham gia tại Hội thi. Ảnh Thanh Nhật

Phần thi dự thi của các đơn vị tham gia tại Hội thi. Ảnh Thanh Nhật

Tham gia hội thi có 9 đội đến từ các thôn, làng (trong nhóm thôn làng đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025 theo quy định tại Quyết định số 612/QĐ-UBDT của Ủy ban Dân tộc) đang được Hội Liên hiệp phụ nữ huyện phối hợp triển khai Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em ”, thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi năm 2023.

Các đội thi trải qua 3 phần thi: chào hỏi và giới thiệu về đội dự thi; thi trắc nghiệm và thi kiến thức. Ở phần thi chào hỏi, các đội thi đã sáng tạo thông qua các thể loại thơ, ca, hò, vè, tiểu phẩm, hát, múa. Nội dung giới thiệu về đặc thù văn hóa của địa phương, những thông điệp mà đội thi muốn truyền tải.

Ở phần thi trắc nghiệm, các đội thi bốc thăm và trả lời theo bộ câu hỏi của ban tổ chức hội thi lập ra. Ở phần thi kiến thức, các đội thi thể hiện nội dung thi bằng tiểu phẩm, sân khấu hóa, làm phong phú và tạo điểm nhấn cho phần dự thi.

Trong phiên bế mạc, Ban tổ chức Hội thi đã trao giải nhất cho đội làng Biă Tih (xã ADơk), giải nhì thuộc về đội làng Ngơm Thung (xã Ia Pết), giải ba thuộc về 3 đội: làng Broch (xã ADơk), làng Botgrek (xã Hnol), làng Bia Bre (xã Ia Pết).

Bế mạc và trao giải Hội thi. Ảnh Thanh Nhật
Bế mạc và trao giải Hội thi. Ảnh Thanh Nhật

Thông qua hội thi nhằm giúp cán bộ Hội cơ sở có cơ hội giao lưu, học hỏi, nâng cao trình độ hiểu biết và kỹ năng trong công tác tuyên truyền trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số, giáo dục, ngăn chặn, đẩy lùi nạn tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống,bạo lực gia đình…Đồng thời góp phần tuyên truyền sâu rộng đến cán bộ, hội viên, phụ nữ và Nhân dân kiến thức về giới, bình đẳng giới nhằm từng bước thay đổi nhận thức, thúc đẩy lồng ghép giới trong thực hiện các phong trào thi đua và nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội của địa phương, đẩy mạnh thực hiện hiệu quả các cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số để từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững”...

Có thể bạn quan tâm

Kbang: Kết nghĩa để xóa nghèo

Kbang: Kết nghĩa để xóa nghèo

(GLO)- Việc Ban Thường vụ Huyện ủy Kbang (tỉnh Gia Lai) phân công các cơ quan, đơn vị của huyện kết nghĩa với làng vùng khó và phụ trách, hướng dẫn, giúp đỡ hộ nghèo, cận nghèo vươn lên trong cuộc sống đã góp phần quan trọng trong công tác xóa đói giảm nghèo tại địa phương.
Chung cư Lê Lợi (TP. Pleiku)-một khu nhà ở xã hội lâu năm của Gia Lai. Ảnh: Hà Duy

7 nhóm cá nhân được vay vốn ưu đãi để mua nhà ở xã hội, nhà ở công nhân

(GLO)- Sở Xây dựng Gia Lai vừa có Công văn số 853/SXD-QLN gửi các sở, ban, ngành thuộc tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố và các chủ đầu tư dự án bất động sản về việc xác định danh mục dự án, đối tượng, điều kiện, tiêu chí vay ưu đãi phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân...
Trưởng ban công tác Mặt trận hết mình vì việc chung

Trưởng ban công tác Mặt trận hết mình vì việc chung

(GLO)- Với vai trò Trưởng ban Công tác Mặt trận tổ 6 (phường Trà Bá, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai), ông Phạm Quang Dừa đã nỗ lực cùng tập thể tổ dân phố triển khai hiệu quả các mặt công tác, xây dựng địa bàn khu dân cư ngày càng ổn định và phát triển.
Người 39 năm làm già làng

Người 39 năm làm già làng

(GLO)- Ở tuổi 89, ông Han-già làng làng Chăm Nek (phường Chi Lăng, TP. Pleiku) vẫn siêng năm lao động, truyền dạy những kiến thức, kinh nghiệm cho bà con dân làng phát triển kinh tế, xây dựng đời sống.