Đà Nẵng thưởng Tết cao nhất là 127 triệu đồng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Theo báo cáo của Sở LĐTBXH TP. Đà Nẵng, thưởng Tết Nguyên đán Tân Sửu cao nhất là 127 triệu đồng thuộc về doanh nghiệp FDI.

 



Ngày 27.12, Sở Lao động Thương binh và Xã hội TP. Đà Nẵng cho biết vừa có báo cáo về tiền lương năm 2020, thưởng Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021 của các doanh nghiệp trên địa bàn.

Tiền lương bình quân năm 2020 của người lao động thuộc loại hình công ty TNHH Một thành viên do Nhà nước giữ 100% vốn điều lệ là 11.611.000 đồng/tháng, doanh nghiệp cổ phần có vốn góp của Nhà nước là 6.944.000 đồng/tháng, doanh nghiệp dân doanh là 6.938.000 đồng/tháng và doanh nghiệp FDI 7.257.000 đồng/tháng.

Về thưởng Tết Dương lịch, đối với các công ty TNHH Một thành viên do Nhà nước giữ 100% vốn điều lệ, tiền thưởng cao nhất là 27 triệu đồng, thấp nhất là 300.000 đồng, bình quân người quản lý là 2.682.000 đồng và bình quân người lao động là 2.555.000 đồng.

Đối với các doanh nghiệp cổ phần có vốn góp của Nhà nước, tiền thưởng cao nhất là 26,6 triệu đồng, thấp nhất là 200.000 đồng, bình quân người quản lý là 6.618.000 đồng và bình quân người lao động là 4.056.000 đồng.

Đối với các doanh nghiệp dân doanh, tiền thưởng cao nhất là 30 triệu đồng, thấp nhất là 100.000 đồng, bình quân người quản lý là 1.935.000 đồng và bình quân người lao động là 1.369.000 đồng.

Đối với các doanh nghiệp FDI, tiền thưởng cao nhất là 83.432.000 đồng, thấp nhất là 200.000 đồng, bình quân người quản lý là 21.880.000 đồng và bình quân người lao động là 10.288.000 đồng.

Về thưởng Tết Nguyên đán Tân Sửu, đối với các công ty TNHH Một thành viên do Nhà nước giữ 100% vốn điều lệ, tiền thưởng cao nhất là 42 triệu đồng, thấp nhất là 500.000 đồng, bình quân người quản lý là 9.677.000 đồng và bình quân người lao động là 7.937.000 đồng.

Đối với các doanh nghiệp cổ phần có vốn góp của Nhà nước: tiền thưởng cao nhất là 63,5 triệu đồng, thấp nhất là 1 triệu đồng, bình quân người quản lý là 12.789.000 đồng và bình quân người lao động là 10.728. 000 đồng.

Đối với các doanh nghiệp dân doanh, tiền thưởng cao nhất là 75 triệu đồng, thấp nhất là 100.000 đồng, bình quân người quản lý là 12.734.000 đồng và bình quân người lao động là 6.113.000 đồng.

Đối với nhóm doanh nghiệp FDI, tiền thưởng cao nhất là 127 triệu đồng, thấp nhất là 358.000 đồng, bình quân người quản lý là 15.310.000 đồng và bình quân người lao động là 4.497.000 đồng.

 

https://laodong.vn/cong-doan/da-nang-thuong-tet-cao-nhat-la-127-trieu-dong-865735.ldo

Theo Hữu Long (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Thêm một bếp ăn thiện nguyện ấm lòng người nghèo Gia Lai

Thêm một bếp ăn thiện nguyện ấm lòng người nghèo Gia Lai

(GLO)- Khai trương ngày 24-4 vừa qua, Bếp ăn thiện nguyện 2K Thị Huy (38 Tôn Thất Tùng, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai, đối diện cổng sau Bệnh viện Đa khoa tỉnh) đã góp phần chia sẻ khó khăn với người nghèo, nhất là bệnh nhân nghèo đang nằm điều trị tại các bệnh viện.
Chư Băh giảm nghèo bền vững nhờ các chương trình mục tiêu quốc gia

Chư Băh giảm nghèo bền vững nhờ các chương trình mục tiêu quốc gia

(GLO)- Với sự vào cuộc của hệ thống chính trị, sự chung sức đồng lòng của người dân, xã Chư Băh (thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) đã sử dụng có hiệu quả nguồn vốn từ các chương trình mục tiêu quốc gia, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong công tác giảm nghèo, phấn đấu không còn hộ nghèo vào năm 2025.
Xếp bút nghiên lên đường chiến đấu

Xếp bút nghiên lên đường chiến đấu

(GLO)- Thời gian đã nhuộm màu mái tóc, song ký ức của một thời xếp bút nghiên lên đường chiến đấu vẫn còn vẹn nguyên trong tâm trí của những người lính già. Sau 49 năm kể từ ngày thống nhất đất nước, họ vẫn nhắc nhớ về những tháng ngày gian khổ mà rất đỗi tự hào.

Pleiku xây dựng làng nông thôn mới thông minh

Pleiku xây dựng làng nông thôn mới thông minh

(GLO)- Sau hơn 6 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 12-CT/TU ngày 13-2-2018 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai, bộ mặt thôn làng ở TP. Pleiku đã có nhiều khởi sắc, đời sống của người dân ngày càng được nâng cao.

Bình yên làng Lơ Pơ

Bình yên làng Lơ Pơ

(GLO)- Nằm sâu giữa đại ngàn Trường Sơn, làng Lơ Pơ (xã Chư Krêy, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai) vẫn còn giữ vẻ bình yên đến lạ. Để vào được làng, du khách phải men theo nhiều đoạn đường đất uốn lượn rồi vượt qua những con đường mòn vắt vẻo giữa đồi núi quanh co.

Cả nhà bị bệnh

Cả nhà bị bệnh

(GLO)- Gần 2 năm qua, ông Đặng Chí Thành (thôn 1, xã Ia Tôr, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai) phải chạy vạy khắp nơi để có tiền chữa bệnh u ác tính cho vợ là bà Lê Thị Xuân Bích. Cuộc sống của gia đình càng trở nên túng quẫn khi 2 cha con ông Thành cũng bị bệnh.