Đã có quy định nghỉ hưu ở tuổi cao hơn trong đơn vị sự nghiệp công lập

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

( GLO)- Có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15-8-2022, Nghị định số 50/2022/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 2-8-2022 quy định nghỉ hưu ở tuổi cao hơn đối với viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập đang thu hút sự quan tâm của cả xã hội. Quy định này áp dụng với viên chức có trình độ chuyên môn , kỹ thuật cao trong đơn vị sự nghiệp công lập và viên chức làm việc trong một số lĩnh vực sự nghiệp đặc thù.

quy định kéo dài tuổi nghỉ hưu có tác động nhất định đến đối tượng và xã hội, ảnh internet
Quy định kéo dài tuổi nghỉ hưu có tác động nhất định đến đối tượng và xã hội. Ảnh internet

Đó là trường hợp viên chức có học hàm GS, PGS; viên chức giữ chức danh nghề nghiệp yêu cầu trình độ đào tạo là TS hoặc chuyên khoa II; giám định viên pháp y, giám định viên pháp y tâm thần; viên chức có chuyên môn, kỹ thuật cao trong một số lĩnh vực sự nghiệp đặc thù.

Viên chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn nhưng không quá 5 năm ( 60 tháng) tính từ thời điểm đủ tuổi nghỉ hưu theo Nghị định 135/2020/NĐ-CP quy định tuổi nghỉ hưu, không giữ chức vụ lãnh đạo mà chỉ làm việc chuyên môn và không bảo lưu phụ cấp chức vụ lãnh đạo. Khi có nguyện vọng nghỉ làm việc hoặc đơn vị không còn nhu cầu thì giải quyết chế độ hưu theo quy định pháp luật.

Viên chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn đòi hỏi đảm bảo các điều kiện: đơn vị có nhu cầu; đủ sức khỏe; không trong thời gian bị xem két kỷ luật, điều tra, truy tố, xét xử hoặc thi hành kỷ luật đảng, chính quyền; có đơn đề nghị kéo dài tuổi công tác. Đơn vị sự nghiệp công lập hàng năm thông báo chủ trương, nhu cầu kéo dài thời gian công tác. Còn viên chức làm đơn đề nghị cấp thẩm quyền trước thời điểm nghỉ hưu ít nhất 6 tháng. Cấp có thẩm quyền theo phân cấp quản lý xem xét, đánh giá trước khi quyết định việc kéo dài thời gian công tác, thời gian được kéo dài từng trường hợp.

 

THẤT SƠN

 

Có thể bạn quan tâm

Năm 2025 là cao điểm 350 ngày đêm xóa nhà tạm, nhà dột nát

Năm 2025 là cao điểm 350 ngày đêm xóa nhà tạm, nhà dột nát

(GLO)- Đó là ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại phiên họp trực tuyến toàn quốc lần thứ hai của Ban Chỉ đạo Trung ương triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước vào chiều 12-1 để đánh giá tình hình, kết quả thực hiện chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát.