Cựu thanh niên xung phong huyện Phú Thiện giúp nhau phát triển kinh tế

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Sau những năm tháng cống hiến tuổi xuân cho cách mạng, trở về đời thường, những Cựu thanh niên xung phong huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) tiếp tục thể hiện tinh thần xung phong trên mặt trận mới, giúp nhau phát triển kinh tế, vươn lên xóa đói giảm nghèo.

Đã 71 tuổi nhưng Cựu thanh niên xung phongNguyễn Thị Vượng (thôn Điểm 9, xã Ia Hiao) vẫn cần mẫn với công việc ruộng vườn. Từng tham gia thanh niên xung phong tại Chiến tranh biên giới Việt-Trung năm 1979, sau khi trở về địa phương vì điều kiện gia đình khó khăn, năm 1986, gia đình bà Vượng vào Gia Lai xây dựng kinh tế mới. Được Nhà nước cấp cho 2.000 m2 đất, bà cùng gia đình tiến hành khai hoang, trồng trọt. Giai đoạn đầu ở vùng đất mới, mặc dù chăm chỉ làm lụng nhưng năng suất cây trồng đạt thấp, gia đình bà chỉ đủ ăn.

Cựu thanh niên xung phong Nguyễn Thị Vượng (thôn Điểm 9, xã Ia Hiao) chăm sóc đàn vật nuôi của gia đình. Ảnh: Bảo Anh
Cựu thanh niên xung phong Nguyễn Thị Vượng (thôn Điểm 9, xã Ia Hiao) chăm sóc đàn vật nuôi của gia đình. Ảnh: Bảo Anh

Với tinh thần không ngại khó, không ngại khổ, bà tích cực tìm tòi, học hỏi những mô hình phát triển kinh tế hiệu quả, phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng tại địa phương để áp dụng vào điều kiện gia đình. Sau gần 30 năm lập nghiệp ở vùng đất mới, bà đã có 1 ha lúa nước 2 vụ, 1 ha điều, 2 sào cây ăn trái gồm bưởi da xanh, xoài…Mỗi năm sau khi trừ chi phí, bà có thu nhập trên 150 triệu đồng; đồng thời tạo việc làm thường xuyên cho 2 lao động tại địa phương.

“Cách đây 4 năm, chồng tôi bị tai biến, tôi bị tai nạn giao thông, tuy nhiên không vì vậy mà tôi cho phép mình chùn bước. Còn sức còn làm, còn phải cố gắng. Mình làm gương để con cháu học tập, noi theo và cũng là để có cơ hội giúp đỡ đồng đội, những người có hoàn cảnh khó khăn hơn mình”-bà Vượng tâm niệm.

Nói là làm, năm 2018, bà Vượng cho Cựu thanh niên xung phong Lại Thị Lan (thôn Yên Phú 1, xã Chrôh Pơnan) vay 15 triệu đồng không tính lãi để phát triển sản xuất. Chồng bà Lan không may bị bệnh qua đời, bao nhiêu của cải tích góp dồn vào chữa bệnh cho chồng nên cuộc sống vốn thiếu thốn nay càng khó khăn gấp bội. Được đồng đội cho vay vốn, bà Lan mua thêm đất trồng bắp, chăn nuôi gà, vịt. Nhờ vậy, cuộc sống dần ổn định hơn. Cuối năm 2023, bà Lan đã trả lại số tiền mượn cho ân nhân của mình.

Bà Lan bộc bạch: “Lúc khó khăn mới cảm nhận hết tình cảm đồng đội, đồng chí đáng trân quý đến nhường nào. Không chỉ hỗ trợ vốn, bà Vượng luôn quan tâm, chia sẻ, động viên tôi những lúc khó khăn, hướng dẫn tôi cách làm ăn phát triển kinh tế. Giờ đây kinh tế khá hơn, tôi tích cực tham gia đóng góp Quỹ “Nghĩa tình đồng đội” của Hội để giúp đỡ những đồng đội còn khó khăn hơn mình”.

Cựu thanh niên xung phong Nguyễn Công Sự (bìa trái, thôn Plei Tăng B, xã Ia Ake) nhận giấy khen của Huyện Hội vì đã có thành tích xuất sắc trong thực hiện công tác Hội nhiệm kỳ 2019-2024. Ảnh: Vũ Chi

Cựu thanh niên xung phong Nguyễn Công Sự (bìa trái, thôn Plei Tăng B, xã Ia Ake) nhận giấy khen của Huyện Hội vì đã có thành tích xuất sắc trong thực hiện công tác Hội nhiệm kỳ 2019-2024. Ảnh: Vũ Chi

Gia đình Cựu thanh niên xung phong Nguyễn Công Sự (thôn Plei Tăng B, xã Ia Ake) là một trong những điển hình sản xuất kinh doanh giỏi tại địa phương. Từng tham gia thanh niên xung phong tại chiến trường Quảng Trị từ năm 1968-1975, ông Sự không may bị nhiễm chất độc màu da cam. Sức khỏe bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhưng với tinh thần người lính Cụ Hồ, ông quyết tâm làm giàu trên quê hương thứ 2.

Hiện ông canh tác 6 ha mía và 1 ha lúa. Mỗi năm sau khi trừ chi phí, gia đình ông thu nhập trên 300 triệu đồng. Với vai trò Chủ tịch Hội Cựu thanh niên xung phong xã Ia Ake, ông tích cực vận động hội viên tham gia các phong trào, cuộc vận động tại địa phương; động viên con cháu tăng gia sản xuất, làm giàu cho chính bản thân mình và đóng góp xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.

Hội Cựu thanh niên xung phong huyện Phú Thiện hiện có 98 hội viên, độ tuổi từ 65-90. Với mong muốn đồng hành, hỗ trợ hội viên phát triển kinh tế, Hội Cựu thanh niên xung phong huyện đã triển khai sâu rộng phong trào “Cựu thanh niên xung phong giúp nhau làm kinh tế, thoát nghèo bền vững”; khơi dậy tinh thần tự lực tự cường vượt khó vươn lên của hội viên. Đặc biệt, Hội đã chú trọng nắm bắt hoàn cảnh gia đình, nhu cầu phát triển kinh tế của mỗi hội viên để có giải pháp giúp đỡ phù hợp. Vì tuổi đã cao, sức khỏe giảm đi nhiều nên Hội định hướng hội viên phát triển mô hình kinh tế dễ học, dễ làm, thời gian hoàn vốn ngắn và vốn đầu tư ít.

Bà Nguyễn Thị Minh Kết-Chủ tịch Hội Cựu thanh niên xung phong huyện Phú Thiện-cho biết: Tính đến nay, Hội đã vận động hội viên xây dựng nguồn quỹ Quỹ “Nghĩa tình đồng đội” được 107 triệu đồng, cho hội viên vay không tính lãi để phát triển sản xuất, ổn định cuộc sống. Nhờ vậy, Hội không còn hội viên nghèo. “Trở về từ chiến trường, Cựu thanh niên xung phong huyện Phú Thiện tiếp tục thể hiện tinh thần xung phong trên mặt trận mới, giúp nhau làm kinh tế, vươn lên xóa đói giảm nghèo, góp phần phát triển kinh tế-xã hội địa phương. Họ là tấm gương sáng để các thế hệ trẻ học tập, noi theo”-Chủ tịch Hội Cựu thanh niên xung phong huyện Phú Thiện khẳng định.

Có thể bạn quan tâm

Chuyện về “biệt đội” cứu hộ chó, mèo

E-magazineChuyện về “biệt đội” cứu hộ chó, mèo

(GLO)- Nằm ở cuối đường Bùi Dự (phường Hoa Lư, TP. Pleiku), Trạm cứu hộ chó, mèo Gia Lai có diện tích khá rộng rãi. Đây là mái ấm của những chú chó, mèo bị bỏ rơi hay may mắn thoát ra từ lò mổ hoặc bị thương do xe tông được “biệt đội” cứu hộ đưa về chăm sóc, nuôi dưỡng.

 Hiệu quả truyền thông giảm nghèo ở phường Thống Nhất

Hiệu quả truyền thông giảm nghèo ở phường Thống Nhất

(GLO)- Thời gian qua, phường Thống Nhất (TP. Pleiku) đã tập trung phổ biến, tuyên truyền mục đích, ý nghĩa của việc thực hiện công tác giảm nghèo bằng nhiều hình thức. Nhờ đó, người dân đã chủ động phát triển sản xuất, chăn nuôi giúp tăng thu nhập, tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo giảm dần qua các năm.

“Đứng dậy” từ lầm lỗi

“Đứng dậy” từ lầm lỗi

(GLO)- Nhìn những bằng khen, giấy khen treo trên tường nhà, ít ai ngờ rằng, ông Kpă Dõ-Trưởng ban Công tác Mặt trận làng Lê Ngol (xã Ia Tiêm, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) từng một thời chìm trong lầm lỗi. Nhờ được cảm hóa và giúp đỡ, ông đã mạnh mẽ “đứng dậy” làm lại cuộc đời.

Dự án “Giếng sạch trao buôn”: Thiết thực, ý nghĩa

Dự án “Giếng sạch trao buôn”: Thiết thực, ý nghĩa

(GLO)- Từ năm 2022 đến nay, Hội Chữ thập đỏ (CTĐ) huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Tổ chức ASIF tại Việt Nam và các đơn vị tài trợ đã triển khai có hiệu quả Dự án “Giếng sạch trao buôn” giúp bà con vùng đồng bào dân tộc thiểu số có nước sạch để sử dụng.

Gia Lai: Giao mục tiêu, nhiệm vụ thực hiện chương trình MTQG cho 2 huyện Krông Pa và Chư Pưh

Gia Lai: Giao mục tiêu, nhiệm vụ thực hiện chương trình MTQG cho 2 huyện Krông Pa và Chư Pưh

(GLO)- Ngày 12-11, UBND tỉnh Gia Lai có quyết định về việc giao mục tiêu, nhiệm vụ, yêu cầu cụ thể đối với từng chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) cho huyện Krông Pa và huyện Chư Pưh thực hiện thí điểm cơ chế phân cấp cho cấp huyện trong quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình MTQG.