"Cột mốc sống" vùng biên giới

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Trên tuyến biên giới của tỉnh, những năm qua, 11 tổ tự quản đường biên, cột mốc với hơn 200 thành viên  đã ngày đêm chung sức cùng lực lượng Bộ đội Biên phòng bảo vệ vững chắc chủ quyền an ninh biên giới quốc gia. Mỗi người trong số họ có thể xem như một  “cột mốc sống” trên vùng biên cương của Tổ quốc.

Mới đây, chúng tôi có chuyến lên Đồn Biên phòng Ia Nan (huyện Đức Cơ). Tại đây, cán bộ, chiến sĩ đã kể cho chúng tôi nghe về những người dân đang ngày đêm chung sức cùng lực lượng Bộ đội Biên phòng giữ gìn biên giới bình yên.

 

Lực lượng chức năng và nhân dân xã Ia Nan tuần tra bảo vệ đường biên, cột mốc. Ảnh: Vĩnh Hoàng
Lực lượng chức năng và nhân dân xã Ia Nan tuần tra bảo vệ đường biên, cột mốc. Ảnh: Vĩnh Hoàng

Thượng tá Phan Đình Thành-Đồn trưởng Đồn Biên phòng Ia Nan, tâm sự: “Mỗi người dân nơi vùng biên giới như một “cột mốc sống” tham gia bảo vệ đường biên, cột mốc. Bất cứ ngày đêm, khi phát hiện kẻ xấu xâm nhập hay có những hoạt động gây xáo trộn trên đường biên, bà con đều báo cho chỉ huy đồn để giải quyết. Trên địa bàn đơn vị đứng chân có 3 tổ tự quản bảo vệ đường biên, cột mốc với 21 thành viên tham gia bảo vệ 10 km đường biên giáp với nước bạn Campuchia. Những năm qua, lực lượng này đã chung sức cùng cán bộ, chiến sĩ của đơn vị bảo vệ vững chắc chủ quyền an ninh biên giới quốc gia”.

Theo chân những cán bộ Biên phòng, chúng tôi đến thăm gia đình già làng Siu Bình (làng Sơn, xã Ia Nan).  Ông Siu Bình cho biết: “Mình sống trên địa bàn biên giới nên phải vận động bà con dân làng bảo vệ đường biên, cột mốc. Biên giới bình yên thì bà con mới an tâm sản xuất. Nhiều người ở làng mình và làng Lâm mới thuộc xã Bó Nhầy (huyện Oyadav, tỉnh Ratanakiri, Vương quốc Campuchia) có họ hàng nên vẫn thường xuyên qua lại thăm thân. Mình vẫn luôn nói với họ hàng bên ấy là hãy cùng chung tay bảo vệ biên giới, không nghe theo lời kẻ xấu, chăm lo lao động sản xuất để có cuộc sống tốt hơn”.

Mặc dù đã gần 70 tuổi nhưng già làng Siu Bình vẫn thường xuyên cùng Tổ tự quản của xã tham gia tuần tra bảo vệ đường biên, cột mốc. Học theo ông, người dân làng Sơn luôn nêu cao cảnh giác, không nghe theo lời kẻ xấu, kịp thời báo cho cơ quan chức năng xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trên vùng biên giới. Cũng chính vì thế, làng Sơn nhiều năm nay không có người vượt biên.

Trong số những thành viên Tổ tự quản bảo vệ đường biên, cột mốc đang góp công sức để biên giới bình yên, chúng tôi rất ấn tượng với chị Rơ Lan H’Phim. Chị H’Phim đã tham gia Tổ tự quản bảo vệ đường biên, cột mốc của xã Ia Nan được hơn 5 năm. Mặc dù chồng làm công nhân cao su thường xuyên vắng nhà, 2 con còn nhỏ nhưng những năm qua, chị chưa bỏ buổi tuần tra nào. “Mỗi lần đi tuần tra, thấy khung cảnh thanh bình là mình vui lắm”-chị H’Phim tâm sự.

Rời xã Ia Nan, chúng tôi tới làng Bi (xã Ia O, huyện Ia Grai). Làng có 113 hộ, ai cũng vui vì vừa trúng mùa mì. Đi dọc đường làng, nhìn những ngôi nhà đang được sơn mới, những con đường sạch sẽ, khang trang, già làng Ksor Bơng nở nụ cười mãn nguyện. Hơn 30 năm sống trên vùng biên giới và đã bước qua tuổi 75 nhưng hàng tuần, ông vẫn lên đường biên. Gặp ai ông cũng hỏi thăm về tình hình sản xuất, đồng thời dặn bà con trong làng phải chăm lo lao động sản xuất, xây dựng vùng biên giới vững mạnh. Ông chia sẻ: “Mỗi lần lên dòng sông Sê San, nơi tiếp giáp với nước bạn, mình đều căn dặn con cháu phải chăm lo bảo vệ đường biên trên sông, không để kẻ xấu vượt biên. Biên giới có bình yên thì người dân mới yên tâm lao động sản xuất”.

Vĩnh Hoàng

Có thể bạn quan tâm

Đồn Biên phòng Ia O "thực túc, binh cường"

Đồn Biên phòng Ia O "thực túc, binh cường"

(GLO)- Đồn Biên phòng Ia O (huyện Ia Grai) được đánh giá là một những điển hình về tăng gia sản xuất trong lực lượng Bộ đội Biên phòng tỉnh. Nhờ tăng gia sản xuất hiệu quả, đơn vị đã nâng cao chất lượng bữa ăn hàng ngày cho bộ đội, đảm bảo quân số khỏe phục vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu.
An Khê xây dựng lực lượng vũ trang vững mạnh toàn diện

An Khê xây dựng lực lượng vũ trang vững mạnh toàn diện

(GLO)- Thời gian qua, Ban Chỉ huy Quân sự (CHQS) thị xã An Khê chủ động tham mưu giúp Thị ủy, UBND thị xã lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện thắng lợi nhiệm vụ quốc phòng, quân sự địa phương và làm tốt công tác dân vận, xây dựng lực lượng vũ trang vững mạnh, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
Tuyển chọn công dân nhập ngũ: Công khai, minh bạch từ cơ sở

Tuyển chọn công dân nhập ngũ: Công khai, minh bạch từ cơ sở

(GLO)- Theo kế hoạch, năm 2023, toàn tỉnh sẽ giao 2.650 công dân cho các đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng, Quân khu 5, Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh và Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh. Để thực hiện tốt nhiệm vụ, Hội đồng Nghĩa vụ quân sự (NVQS) các cấp đã triển khai chặt chẽ các khâu, các bước, nhất là khám sức khỏe với phương châm “tuyển người nào chắc người đó“.
Pleiku tổng kết 10 năm thực hiện "Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới"

Pleiku tổng kết 10 năm thực hiện "Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới"

(GLO)- Ngày 29-11, Thành ủy Pleiku tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 8 khóa XI về “Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới“. Đồng chí Trịnh Duy Thuân-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố cùng các đồng chí Thường trực Thành ủy Pleiku đồng chủ trì hội nghị.