Công ty Cấp nước Chư Sê thỏa thuận phương án trả nợ để cấp nước cho dân

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Từ ngày 24-5, Công ty Cấp nước Chư Sê tiếp tục ra thông báo dừng cung cấp nước sinh hoạt, khiến 1.600 khách hàng sử dụng nước của đơn vị này lo lắng, bất an. Đây không phải là lần đầu tiên công ty này “dọa” hoặc cắt nước sinh hoạt vì lý do không có tiền đóng tiền điện.

Theo thông báo do ông Lê Vinh Thịnh-Tổng Giám đốc Công ty Cấp nước Chư Sê ký gửi UBND tỉnh, huyện và các cơ quan liên quan, Công ty đã ra thông báo dừng cung cấp nước sinh hoạt toàn huyện Chư Sê. Theo ông Thịnh, Điện lực Chư Prông (Công ty Điện lực Gia Lai) đã cắt điện nhà máy nước từ lúc 8 giờ 30 phút ngày 24-5 do Công ty còn nợ tiền điện hơn 307 triệu đồng.

Nguyên nhân dẫn đến việc cúp điện được người đứng đầu công ty này lý giải là do nhân viên làm nhiệm vụ thu tiền nước không nộp đủ tiền về Công ty mà sử dụng tiêu xài cá nhân. Cụ thể, trong tổng số gần 3.000 đồng hồ có sử dụng nước nhưng nhân viên của Công ty báo cáo chỉ có 1.600 đồng hồ sử dụng; số còn lại nằm ngoài danh sách khách hàng sử dụng.

Nhà máy cấp nước của Công ty Cấp nước Chư Sê ngừng cấp nước sinh hoạt cho người dân toàn huyện Chư Sê từ ngày 24-5-2024 do bị cắt điện vì nợ tiền điện. Ảnh: M.P

Nhà máy cấp nước của Công ty Cấp nước Chư Sê ngừng cấp nước sinh hoạt cho người dân toàn huyện Chư Sê từ ngày 24-5-2024 do bị cắt điện vì nợ tiền điện. Ảnh: M.P

Đối với số tiền thu từ 1.600 đồng hồ nước đang sử dụng này, nhân viên cũng không nộp đủ tiền nên Công ty không có tiền thanh toán tiền điện. Tổng Giám đốc Công ty Cấp nước Chư Sê cho biết: “Khi phát hiện có sai phạm liên quan đến bộ phận tài chính, kế toán và kỹ thuật cũng như nhiều nhân viên đã tự ý nghỉ, không bàn giao lại công việc, Công ty đang thu thập hồ sơ trình báo cơ quan Công an vào cuộc điều tra”.

Ông Nguyễn Văn Long (tổ 3, thị trấn Chư Sê) khẳng định: Nhà máy đã cắt nước từ ngày 24-5 đến nay vẫn chưa có nước để người dân sử dụng. “Việc Công ty dừng cấp nước đột ngột như thế này thì không thể chấp nhận được. Nhiều nhà ở đây cũng có giếng đào nhưng đã bỏ từ lâu, không còn sử dụng được nữa. Với lại giếng đào ở nông thôn thì còn sử dụng được chứ ở khu đô thị thì chắc chắn nguồn nước không đảm bảo vệ sinh nên người dân phải chật vật đi xin nước về sinh hoạt”-ông Long bức xúc.

Tương tự, chị Dương Quỳnh Giang (tổ 1, thị trấn Chư Sê) cho biết: Gia đình còn để lại giếng đào nên mới có nước để sử dụng. Những hộ bên cạnh phải chở nước về để sử dụng. Nhiều gia đình phải đến nhà người thân để tắm rửa, giặt giũ. Chị Giang nhấn mạnh: “Việc sử dụng nguồn nước chập chờn như thế này khiến cuộc sống sinh hoạt của người dân bị đảo lộn. Chúng tôi mong muốn chính quyền sớm can thiệp để người dân có nguồn nước sử dụng lâu dài, ổn định”.

Ông Trần Tuấn Kiệt (số 696 Hùng Vương, tổ 1, thị trấn Chư Sê) phải bơm nhờ nước của người dân có giếng khoan để sử dụng. Ảnh: M.N

Ông Trần Tuấn Kiệt (số 696 Hùng Vương, tổ 1, thị trấn Chư Sê) phải bơm nhờ nước của người dân có giếng khoan để sử dụng. Ảnh: M.N

Trao đổi với P. V, bà Rmah H’Bé Nét-Chủ tịch UBND huyện Chư Sê-cho biết: Ngày 26-5, huyện đã có buổi làm việc với đại diện Công ty Cấp nước Chư Sê, Điện lực Chư Prông và các đơn vị liên quan để tìm hướng xử lý. Sự việc cũng được báo cáo lên UBND tỉnh để chỉ đạo, can thiệp nhằm đảm bảo việc cấp nước cho dân. “Giữa Công ty Điện lực Gia Lai và Công ty Cấp nước Chư Sê đã thống nhất phương án thanh toán tiền điện, nhà máy đã hoạt động trở lại và thực hiện việc cấp nước cho người dân sử dụng”-bà Rmah H’Bé Nét nói.

Xác nhận thông tin này, ông Võ Ngọc Quý-Phó Giám đốc Công ty Điện lực Gia Lai-cho hay: Thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh, Công ty đã đàm phán thỏa thuận phương án trả nợ với Công ty Cấp nước Chư Sê. Theo đó, Điện lực Chư Prông đã đóng điện trở lại vào lúc 14 giờ ngày 26-5 để tạo điều kiện cho công ty này cấp nước cho dân.

Phó Giám đốc Công ty Điện lực Gia Lai khẳng định: Công ty Cấp nước Chư Sê đã cam kết thanh toán dứt điểm số tiền điện phát sinh, bắt đầu từ tháng 5-2024 trở về sau theo hợp đồng. Công ty Cấp nước Chư Sê có nhiệm vụ thanh toán trong thời hạn 7 ngày sau khi có hóa đơn, chậm thanh toán sau 15 ngày thì Công ty Điện lực Gia Lai sẽ cắt điện.

“Đối với khoản nợ 307 triệu đồng từ kỳ hóa đơn tháng 4-2024 trở về thời điểm tháng 10-2023, Công ty Cấp nước Chư Sê sẽ có trách nhiệm thanh toán dần, tối thiểu 20 triệu đồng/tháng và sẽ thanh toán dứt điểm đến hết ngày 31-12-2024. Sau thời điểm này, Công ty Cấp nước Chư Sê không thanh toán hết số nợ cũ này, Công ty Điện lực Gia Lai sẽ dừng cấp điện”-ông Quý nhấn mạnh.

Có thể bạn quan tâm

Đoàn giám sát HĐND tỉnh làm việc tại huyện Đak Đoa về việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Ảnh: Lê Nam

Đak Đoa: 42/148 hộ hỗ trợ nhà ở, đất ở được cấp giấy CNQSDĐ

(GLO)- Sáng 16-12, Đoàn giám sát HĐND tỉnh do bà Đinh Ly An-Trưởng Ban Dân tộc làm trưởng đoàn đã giám sát tại huyện Đak Đoa về “việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi”.

Nhờ nguồn vốn vay sản xuất kinh doanh vùng khó khăn, bà Nguyễn Thị Nga (bìa trái, làng Sur B, xã Ia Hla, huyện Chư Pưh) đã đầu tư phát triển sản xuất, ổn định cuộc sống. Ảnh: S.C

“Bà đỡ” của người dân vùng khó

(GLO)- Thông qua chương trình tín dụng ưu đãi, người dân các xã vùng khó khăn của Chư Pưh (tỉnh Gia Lai) được vay 100 triệu đồng để đầu tư phát triển sản xuất, nâng cao đời sống. Chương trình này được ví như “bà đỡ” của người dân vùng khó.

Gia đình chị Rơ Châm Khi (làng Krăi) được UBND thị trấn Phú Hòa hỗ trợ 1 con bò giống để làm sinh kế vươn lên thoát nghèo. Ảnh: Đ.Y

Phú Hòa: Người dân thoát nghèo nhờ tiếp cận thông tin

(GLO)- Nhằm hỗ trợ người dân tiếp cận thông tin, hướng đến giảm nghèo bền vững, thị trấn Phú Hòa (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) đã đa dạng các hình thức tuyên truyền, đặc biệt là các chính sách hỗ trợ, thị trường và kỹ năng cần thiết góp phần nâng cao năng suất lao động.

Quang cảnh hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Dự án 8 tại huyện Ia Pa. Ảnh: Vũ Chi

Ia Pa sơ kết 3 năm triển khai Dự án 8

(GLO)- Sáng 10-12, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) tiến hành sơ kết 3 năm thực hiện dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” giai đoạn 2021-2024.

Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện hỗ trợ bò sinh sản cho hộ nghèo ở làng Bua, xã Ia Pnôn. Ảnh: V.H

Đức Cơ quan tâm tạo sinh kế cho hộ nghèo

(GLO)- Cuối năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo của huyện Đức Cơ (tỉnh Gia Lai) chiếm 10,19%. Nhưng đến nay, tỷ lệ hộ nghèo của huyện giảm xuống còn 7,92%. Để có được kết quả này, huyện đã triển khai nhiều giải pháp cụ thể, đặc biệt là tạo sinh kế giúp hộ nghèo chủ động vươn lên trong cuộc sống.