Công an Chư Mố giúp người lầm lỡ tái hòa nhập cộng đồng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- Để giúp những người chấp hành xong án phạt tù tái hòa nhập cộng đồng, Công an xã Chư Mố (huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) đã thành lập mô hình “Tuyên truyền, cảm hóa, giáo dục đối tượng tại cộng đồng”. Mô hình này đã tiếp thêm niềm tin cho những người từng lầm lỗi xóa bỏ mặc cảm, nỗ lực vươn lên và trở thành công dân có ích cho xã hội.

Trò chuyện cùng chúng tôi, anh K.N. (SN 1996, buôn Apa Ama Đă, xã Chư Mố) không ngần ngại kể về quá khứ lầm lỗi của mình. Anh N. bộc bạch: Cách đây 3 năm, anh quen một cô gái tên V. (SN 2005, trú tại thị xã Ayun Pa). Nhìn V. xinh xắn và lớn hơn so với tuổi nên anh N. đem lòng yêu thương. Sau đó, hai người đã quan hệ tình dục với nhau. Tuy nhiên, khi biết sự việc, gia đình V. đã trình báo cơ quan Công an. Năm 2020, N. bị Tòa án nhân dân huyện Ia Pa kết án 12 tháng tù vì tội “Giao cấu với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi”. Thời điểm xảy ra vụ việc, V. mới 15 tuổi.

Ngày chấp hành xong án phạt tù trở về địa phương, anh N. cảm thấy mặc cảm với dân làng, người thân. Nhưng được sự quan tâm, động viên của chính quyền địa phương, lực lượng Công an, người thân và bạn bè, anh lấy lại niềm tin trong cuộc sống. Anh đã nỗ lực lao động để trang trải cuộc sống. Tận dụng vốn liếng tích góp, anh mạnh dạn cải tạo đất sản xuất và mở cửa hàng buôn bán nhỏ. Nhờ vậy, cuộc sống gia đình từng bước được cải thiện.

Cán bộ Công an xã Chư Mố (huyện Ia Pa) trao đổi công việc với trường hợp chấp hành xong án phạt tù trở về địa phương. Ảnh: R'Ô HOK

Cán bộ Công an xã Chư Mố (huyện Ia Pa) trao đổi công việc với trường hợp chấp hành xong án phạt tù trở về địa phương. Ảnh: R'Ô HOK

Cùng với đó, anh tham gia Tổ tự quản an ninh trật tự, thường xuyên tuần tra nhằm kịp thời phát hiện, giáo dục các thanh-thiếu niên có biểu hiện hư hỏng, vi phạm pháp luật. “Vì bồng bột của tuổi trẻ nên tôi phải trả giá quá đắt. Thời gian thi hành án ở nhà tạm giữ Công an huyện, tôi rất ân hận về lỗi lầm của mình. Được sự quan tâm, động viên của cán bộ Công an, tôi luôn tự nhủ phải cố gắng cải tạo tốt để sớm đoàn tụ với gia đình. Tham gia Tổ tự quản an ninh trật tự của buôn, tôi thường xuyên tuyên truyền, nhắc nhở thanh-thiếu niên có biểu hiện ăn chơi lêu lổng, đua đòi phải chấp hành pháp luật, tích cực lao động sản xuất giúp gia đình phát triển kinh tế. Nhờ đó, nhiều thanh niên chăm chỉ lao động; tình trạng vi phạm trật tự an toàn giao thông giảm đáng kể. Hiện tôi có 1 ha mì, 2 sào lúa và đang hoàn thiện hồ sơ vay vốn để có điều kiện đầu tư mở rộng cửa hàng buôn bán và quán ăn uống”-anh N. kể.

Cũng vì ăn chơi lêu lổng, giao du với các thành phần bất hảo, anh R.L.V. (SN 1982, trú cùng buôn) đã vướng vòng lao lý. Cụ thể, năm 2008, trong khi trộm gà, V. bị chủ nhà phát hiện. Sợ sự việc bại lộ, V. đã ra tay sát hại nạn nhân. Sau đó, V. bị Tòa án nhân dân tỉnh kết án 20 năm 6 tháng tù về tội “Giết người” và “Trộm cắp tài sản”. Chấp hành án phạt tù tại Trại giam Gia Trung, V. luôn hối hận về tội lỗi của mình. Được sự quan tâm, động viên của cán bộ quản giáo, V. quyết tâm cải tạo tốt để mong sớm được trở về với gia đình.

“Nhận thức được lỗi lầm, tôi chấp hành tốt các quy định của trại giam. Tại đây, tôi cứu 1 tù nhân bị điện giật thoát khỏi cái chết nên được giảm án 8 năm 9 tháng tù và ra tù trước thời hạn. Sau khi trở về địa phương, tôi chịu khó làm ăn và khuyên mọi người sống đàng hoàng, không làm những việc vi phạm pháp luật”-anh V. bộc bạch.

Để cảm hóa, giáo dục các trường hợp chấp hành xong án phạt tù trở về địa phương, tháng 2-2022, Công an xã Chư Mố đã thành lập mô hình “Tuyên truyền, cảm hóa, giáo dục đối tượng tại cộng đồng” với 20 thành viên gồm đại diện các ban ngành, đoàn thể của buôn, làng. Mô hình nhằm đẩy mạnh phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, vận động người dân tham gia đấu tranh phòng-chống tội phạm; quản lý, giáo dục, cảm hóa các đối tượng thanh-thiếu niên có biểu hiện hư hỏng, vi phạm pháp luật.

Từ khi thành lập đến nay, mô hình đã thực hiện 94 đợt tuần tra, kiểm soát phòng-chống tội phạm, bảo đảm trật tự an toàn giao thông; phát hiện, xử lý 112 trường hợp vi phạm. Bên cạnh đó, tổ chức 15 đợt tuyên truyền, vận động quần chúng bảo đảm an ninh trật tự; phối hợp hòa giải dứt điểm 7 vụ mâu thuẫn trong dân; tổ chức thăm hỏi, tặng 5 suất quà cho đối tượng tù tha về; hỗ trợ 2 đối tượng vay vốn tại Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện. Đến nay, xã đang quản lý 12 đối tượng hình sự, 16 đối tượng tù tha về và 7 đối tượng đang hưởng án treo.

Đại úy Nay Miu-Trưởng Công an xã Chư Mố-cho biết: Để các đối tượng sớm tái hòa nhập cộng đồng, các thành viên mô hình thường xuyên tư vấn, hướng dẫn các thủ tục vay vốn, tìm kiếm, giới thiệu việc làm; quản lý, giám sát không để các đối tượng xấu tiếp cận, dụ dỗ, lôi kéo họ tái phạm tội. Ngoài ra, các thành viên trong mô hình thường xuyên gọi hỏi, răn đe các đối tượng hình sự, tù tha, án treo và một số trường hợp thanh-thiếu niên có biểu hiện vi phạm pháp luật.

Có thể bạn quan tâm

Mặt trận các cấp hỗ trợ hộ nghèo an cư

Mặt trận các cấp hỗ trợ hộ nghèo an cư

(GLO)- Thiết thực lập thành tích chào mừng đại hội MTTQ Việt Nam các cấp, tiến tới Đại hội đại biểu MTTQ Việt Nam lần thứ X (nhiệm kỳ 2024-2029), Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Gia Lai phấn đấu vận động để xây dựng 350 nhà “Đại đoàn kết” cho người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn.

Công trình "Đèn đường thắp sáng đường quê" thôn Plơi Toan góp phần xây dựng cảnh quan sáng-xanh-sạch-đẹp trong xây dựng nông thôn mới tại địa phương. Ảnh: Vũ Chi

Cựu chiến binh xã Ia Kdăm “gom nắng” thắp sáng đường quê

(GLO)- Thực hiện tiêu chí sáng-xanh-sạch-đẹp trong xây dựng nông thôn mới, Hội Cựu chiến binh xã Ia Kdăm (huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) đã triển khai xã hội hóa lắp đặt đèn chiếu sáng bằng năng lượng mặt trời. Nhờ việc “gom nắng” thắp sáng đường quê đã giúp người dân đi lại thuận tiện, an toàn.
Giai đoạn 2021-2023, hơn 42.000 lao động được tư vấn giới thiệu việc làm

Giai đoạn 2021-2023, hơn 42.000 lao động được tư vấn giới thiệu việc làm

(GLO)- Chiều 17-5, tại Trường Cao đẳng Gia Lai, Ban Văn hóa-Xã hội HĐND tỉnh giám sát việc thực hiện chỉ tiêu Nghị quyết HĐND tỉnh hàng năm về số lao động được tạo việc làm mới, tỷ lệ lao động qua đào tạo của Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh và Trường Cao đẳng Gia Lai, giai đoạn 2021-2023.
Công an tỉnh Gia Lai tăng tốc triển khai Đề án 06

Công an tỉnh Gia Lai tăng tốc triển khai Đề án 06

(GLO)- Công an tỉnh Gia Lai là cơ quan Thường trực của Ban Chỉ đạo Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Đề án 06) của tỉnh.
Gia Lai: Nước ngầm suy giảm mạnh vì hạn hán kéo dài

Gia Lai: Nước ngầm suy giảm mạnh vì hạn hán kéo dài

(GLO)- Ông Huỳnh Trọng Quang-Chủ tịch UBND xã Nghĩa Hưng (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) cho hay: “Tuy đã có vài cơn mưa đầu mùa nhưng nước trong ao hồ vẫn cạn dần, nước ngầm suy giảm nhanh. Chính quyền vận động bà con nạo vét ao hồ, chia sẻ và sử dụng nước tưới tiết kiệm”.
Gia Lai hướng đến mục tiêu bảo hiểm y tế toàn dân

Gia Lai hướng đến mục tiêu bảo hiểm y tế toàn dân

(GLO)- Sau 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW của Ban Bí thư về đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới, tỷ lệ người dân tham gia BHYT trên địa bàn tỉnh Gia Lai tăng lên đáng kể. Nếu năm 2009, tỷ lệ bao phủ BHYT/dân số chỉ đạt 69,36% thì năm 2023, tỷ lệ này đã tăng lên 91%.
Trao 27 suất quà cho đoàn viên, người lao động mắc bệnh hiểm nghèo ở huyện Đức Cơ và TP. Pleiku

Trao 27 suất quà cho đoàn viên, người lao động mắc bệnh hiểm nghèo ở huyện Đức Cơ và TP. Pleiku

(GLO)- Ngày 15-5, bà Nguyễn Thị Thanh Thủy-Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Gia Lai cùng đại diện các Ban của LĐLĐ tỉnh thăm và tặng quà 6 đoàn viên, người lao động bị bệnh hiểm nghèo, hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại huyện Đức Cơ, mỗi phần quà trị giá 1 triệu đồng.