Gần 20.000 người nghiện tái hòa nhập cộng đồng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Gần 20.000 người nghiện tái hòa nhập cộng đồng - đây là số liệu tổng kết công tác cai nghiện ma túy, quản lý sau cai nghiện năm 2020 vừa được Bộ LĐ-TB-XH gửi Bộ Công an.

Người nghiện chích ma túy trên đường phố ở TP.HCM - ẢNH: TRẦN TIẾN
Người nghiện chích ma túy trên đường phố ở TP.HCM - ẢNH: TRẦN TIẾN


Theo bộ này, tính đến đầu tháng 11.2020, các cơ sở cai nghiện ma túy trên cả nước đã điều trị, cai nghiện cho 64.549 lượt người. Trong đó, số tiếp nhận mới 26.305 người, số chuyển từ năm 2019 sang 38.244 người, số tái hòa nhập cộng đồng 19.563 người. Hiện tổng số người đang quản lý tại cơ sở cai nghiện là 38.409 người, trong đó 30.253 người cai nghiện bắt buộc, 5.181 người cai nghiện tự nguyện và 2.975 người trong cơ sở xã hội.

Đáng chú ý, công tác cai nghiện trong năm qua còn tình trạng học viên gây rối, bỏ trốn tập thể, gây mất an ninh, trật tự vẫn còn xảy ra tại một số tỉnh, thành phố và tiềm ẩn nhiều nguy cơ ở các tỉnh, thành khác; khoảng 70% người nghiện sử dụng ma túy nhóm ATS (một dạng ma túy tổng hợp) thường có biểu hiện về tâm thần, loạn thần có hành vi ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội.

Trước những bất cập trên, Bộ LĐ-TB-XH đề xuất thời gian tới cần tiếp tục phát triển mạng lưới cung cấp dịch vụ cai nghiện tại gia đình, cộng đồng. Xây dựng kế hoạch phối hợp với các cơ quan, đơn vị trong việc bảo đảm an ninh trật tự và điều trị rối loạn tâm thần tại cơ sở cai nghiện ma túy; nghiên cứu, xây dựng chương trình học nghề đặc thù dành cho người nghiện ma túy…

Theo T.HẰNG (thanhnien)

Có thể bạn quan tâm

Ngôi trường vùng biên chật vật vì thiếu nước sinh hoạt

Ngôi trường vùng biên chật vật vì thiếu nước sinh hoạt

(GLO)- Vào mùa khô, Trường Mẫu giáo 2/9 (xã Ia O, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) lại chật vật vì thiếu nước sinh hoạt, ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học. Có một hệ thống nước sạch ổn định để đảm bảo điều kiện sinh hoạt, học tập là mong mỏi bấy lâu của cô và trò ở ngôi trường vùng biên này.

Hai chị em đều mắc bệnh hiểm nghèo

Hai chị em đều mắc bệnh hiểm nghèo

(GLO)- Tuổi thơ của 2 chị em Rơ Lan Điệp (SN 2012) và Rơ Lan Na Uy (SN 2014, trú tại làng Yon Tôk, xã Ia Glai, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) gắn liền với bệnh viện, thuốc men và những cơn đau triền miên.

Gia đình: Điểm tựa yêu thương

Gia đình: Điểm tựa yêu thương

(GLO)- Bằng sự bình yên và gắn kết bền chặt, gia đình luôn là điểm tựa yêu thương của mỗi người trong cuộc sống. Với ý nghĩa đó, Ngày Quốc tế Gia đình (15-5) là dịp đề cao, tôn vinh vai trò gia đình trong cộng đồng trước những đổi thay nhanh chóng của nhịp sống hiện đại.

Áp lực nghề điều dưỡng

Áp lực nghề điều dưỡng

(GLO)- Với tinh thần tận tụy, đội ngũ điều dưỡng viên đã góp phần giúp bệnh nhân nhanh phục hồi sức khỏe. Thế nhưng, trước áp lực công việc và vấn nạn bạo hành y-bác sĩ, họ không khỏi lo lắng, tâm tư với nghề mình đã chọn.

Mặt trận các cấp phát huy vai trò giám sát chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát

Mặt trận các cấp phát huy vai trò giám sát chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát

(GLO)- Để chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh Gia Lai triển khai đúng tiến độ, đúng đối tượng và mang lại hiệu quả thiết thực, MTTQ Việt Nam các cấp đã phát huy vai trò giám sát, kịp thời phát hiện, kiến nghị tháo gỡ những khó khăn, bất cập trong quá trình thực hiện.