Cơ sở Tư vấn và Cai nghiện ma túy tỉnh Gia Lai kỷ niệm 30 năm ngày thành lập

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Sáng 29-3, cơ sở Tư vấn và Cai nghiện ma túy tỉnh Gia Lai (Sở Lao động-Thương binh và Xã hội) tổ chức lễ kỷ niệm 30 năm ngày thành lập (29/3/1994-29/3/2024).

Dự lễ có bà Rơ Com Sa Duyên-Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội (LĐ-TB và XH) tỉnh; đại diện lãnh đạo các cơ quan, đơn vị liên quan; đại diện lãnh đạo cơ sở cai nghiện ma túy các tỉnh: Kon Tum, Phú Yên, Bình Định, Đăk Lăk.

Tại buổi lễ, ông Lê Minh Lộc-Giám đốc cơ sở Tư vấn và Cai nghiện ma túy tỉnh báo cáo quá trình 30 năm xây dựng và phát triển của đơn vị. Theo đó, cơ sở thành lập ngày 29-3-1994 với tên gọi là Trung tâm Hướng nghiệp số 5 thuộc Sở LĐ-TB và XH tỉnh Gia Lai, có trụ sở tại đường Yết Kiêu (phường Thống Nhất, TP. Pleiku). Từ năm 2010, cơ sở chuyển về thôn 2, xã Biển Hồ, có tổng diện tích 50.000 m2, trong đó diện tích đất xây dựng 4.184 m2 bao gồm trụ sở làm việc và các khu của học viên.

Quang cảnh lễ kỷ niệm. Ảnh: Minh Châu

Quang cảnh lễ kỷ niệm. Ảnh: Minh Châu

Trải qua 30 năm xây dựng và trưởng thành, với 7 lần đổi tên gắn với chức năng, nhiệm vụ theo từng giai đoạn, đến nay, cơ sở đã và đang thực hiện tốt công tác quản lý, điều trị cai nghiện, tư vấn tâm lý trị liệu, tổ chức các hoạt động lao động, học tập, học nghề cho người cai nghiện ma túy.

Từ 18 biên chế được giao (thực tế chỉ có 11 người) những ngày mới thành lập, đến nay cơ sở được giao 35 biên chế (31 viên chức, 4 lao động hợp đồng). Số có mặt hiện nay là 33 người (23 viên chức, 10 hợp đồng lao động). Đội ngũ cán bộ ngày càng trưởng thành, tâm huyết, nhiều kinh nghiệm, đoàn kết thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao.

Đến nay, cơ sở đã tiếp nhận, quản lý, giáo dục, chữa bệnh và tái hòa nhập cộng động cho 2.850 lượt học viên. Trong đó có 448 học viên mại dâm và 2.402 học viên ma túy. Công tác tiếp nhận, quản lý học viên trong những năm qua tại cơ sở thực hiện đúng quy định.

Giám đốc Sở LĐ-TB và XH tỉnh Gia Lai Rơ Com Sa Duyên khen thưởng các tập thể có thành tích xuất sắc. Ảnh: Minh Châu
Giám đốc Sở LĐ-TB và XH tỉnh Gia Lai Rơ Com Sa Duyên khen thưởng các tập thể có thành tích xuất sắc. Ảnh: Minh Châu

Công tác dạy nghề cho học viên tại cơ sở được duy trì thường xuyên. Qua 30 năm đã tổ chức được 50 lớp học nghề may, đan ghế nhựa (giả mây), sửa chữa máy nông nghiệp, nghề lắp đặt sửa chữa điện sinh hoạt, trồng trọt và bảo vệ thực vật, kỹ thuật chế biến món ăn…cho 1.250 học viên.

Cơ sở cũng tổ chức lao động trị liệu (mỗi ngày 4 giờ) cho học viên với những việc làm phù hợp, giúp học viên vừa rèn luyện sức khỏe, nhận thức được giá trị của lao động và cải thiện thêm bữa ăn hàng ngày. Đơn vị thường xuyên phối kết hợp với Trung tâm phòng chống bệnh xã hội, Trung tâm phòng chống HIV/AIDS (nay là Trung tâm kiểm soát bệnh tật) tổ chức khám, xét nghiệm và điều trị bệnh cho học viên theo định kỳ 6 tháng/1 lần. Trong đó đã điều trị cho 102 người nghiện bị nhiễm HIV/AIDS.

Đại diện cơ sở cai nghiện ma túy tỉnh bạn tặng quà chúc mừng. Ảnh: Minh Châu

Đại diện cơ sở cai nghiện ma túy tỉnh bạn tặng quà chúc mừng. Ảnh: Minh Châu

Năm 2019, cơ sở đã có nghiên cứu ứng dụng dầu gấc DHA để điều trị nghiện ma túy đá Methamphetamin. Kết quả ứng dụng trên 10 học viên tham gia trong thời gian 3 đến 6 tháng cho thấy 100% hồi phục tri giác rõ rệt, ngủ ngon và không xuất hiện loạn thần. Hiện nay, phương pháp này vẫn đang được ứng dụng và đạt hiệu quả rõ rệt.

Dịp này, Sở LĐ-TB và XH trao tặng giấy khen 4 tập thể đã có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua lập thành tích chào mừng kỷ niệm 30 năm thành lập cơ sở Tư vấn và Cai nghiện ma túy tỉnh.

Có thể bạn quan tâm

Mẹ mất, em Thái Thị Mỹ Diệu (ở giữa) trở thành trụ cột gia đình và chăm sóc 2 em. Ảnh: N.N

Xót lòng 3 trẻ mồ côi

(GLO)- Mẹ qua đời, cha bỏ nhà đi , em Thái Thị Mỹ Diệu (SN 2006, hẻm 174 Nguyễn Văn Cừ, tổ 7, phường Diên Hồng, TP. Pleiku) phải bỏ dở việc học để chăm sóc 2 em nhỏ.

Đoàn giám sát HĐND tỉnh làm việc tại huyện Đak Đoa về việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Ảnh: Lê Nam

Đak Đoa: 42/148 hộ hỗ trợ nhà ở, đất ở được cấp giấy CNQSDĐ

(GLO)- Sáng 16-12, Đoàn giám sát HĐND tỉnh do bà Đinh Ly An-Trưởng Ban Dân tộc làm trưởng đoàn đã giám sát tại huyện Đak Đoa về “việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi”.

Nhờ nguồn vốn vay sản xuất kinh doanh vùng khó khăn, bà Nguyễn Thị Nga (bìa trái, làng Sur B, xã Ia Hla, huyện Chư Pưh) đã đầu tư phát triển sản xuất, ổn định cuộc sống. Ảnh: S.C

“Bà đỡ” của người dân vùng khó

(GLO)- Thông qua chương trình tín dụng ưu đãi, người dân các xã vùng khó khăn của Chư Pưh (tỉnh Gia Lai) được vay 100 triệu đồng để đầu tư phát triển sản xuất, nâng cao đời sống. Chương trình này được ví như “bà đỡ” của người dân vùng khó.

Đoàn giám sát HĐND tỉnh giám sát tại thị xã Ayun Pa về “việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Ảnh: Lê Nam

Nhiều địa phương gặp khó trong cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ nghèo

(GLO)- Thực hiện Dự án 1-Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi các địa phương đã triển khai hỗ trợ nhà ở, đất ở cho hộ nghèo. Tuy nhiên, một số địa phương gặp khó trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các đối tượng này.

Anh Đinh Bưng (làng Nhoi, xã Tú An) phấn khởi khi được dùng nước sạch. Ảnh: A.P

Phát huy hiệu quả vốn vay chương trình nước sạch, vệ sinh

(GLO)- Từ nguồn vốn vay ưu đãi của Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội (CSXH) thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai), hàng ngàn hộ dân trên địa bàn thị xã có thêm điều kiện đầu tư nâng cấp, xây dựng công trình nước sạch, công trình vệ sinh, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống.