Cơ quan báo chí vi phạm: có thể bị tước giấy phép, đình chỉ hoạt động đến 12 tháng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Các hành vi vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, xuất bản có thể bị phạt hành chính đến tối đa 200 triệu đồng, tước giấy phép hoặc đình chỉ hoạt động đến tối đa 12 tháng.

Trong tháng 9, nhiều cơ quan báo chí đã bị Bộ Thông tin và truyền thông xử phạt hành chính với mức cao nhất là 45 triệu đồng - Ảnh: T.H.
Trong tháng 9, nhiều cơ quan báo chí đã bị Bộ Thông tin và truyền thông xử phạt hành chính với mức cao nhất là 45 triệu đồng - Ảnh: T.H.



Đó là một trong nội dung của Nghị định 119/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt hành chính trong hoạt động báo chí, hoạt động xuất bản vừa được Chính phủ ban hành. Quy định mới này có hiệu lực áp dụng từ ngày 1-12-2020, thay thế cho các quy định hiện hành.

So với các quy định trước đây, quy định mới về xử phạt hành chính đối với hoạt động báo chí, cơ quan báo chí và người được cấp thẻ nhà báo có một số thay đổi quan trọng.

Về mức xử phạt hành chính, theo Cục Báo chí (Bộ Thông tin và truyền thông), mức phạt đối với các hành vi vi phạm cụ thể có điều chỉnh tăng theo quy định chung về xử phạt hành chính. Mức phạt tiền tối đa đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực báo chí, xuất bản lên tới 200 triệu đồng đối với tổ chức và 100 triệu đồng đối với cá nhân.

Quy định mới đã bổ sung thêm một số hành vi vi phạm bị xử phạt hành chính trong lĩnh vực báo chí. Trong đó, có những mức xử phạt đối với người đứng đầu cơ quan báo chí.

Người đứng đầu cơ quan báo chí sẽ bị xử phạt nếu để xảy ra những việc sau:

- Cử hoặc giao quyền cho cấp dưới cử nhà báo, phóng viên hoạt động báo chí không đúng tôn chỉ, mục đích ghi trong giấy phép hoạt động báo chí

- Không thu lại thẻ nhà báo hoặc thu lại thẻ nhà báo nhưng không nộp về Bộ Thông tin và truyền thông, hoặc không thông báo bằng văn bản đối với các trường hợp được cấp thẻ nhà báo nhưng chuyển sang làm nhiệm vụ khác không còn là đối tượng được cấp thẻ; người được cấp thẻ nhà báo đã nghỉ hưu; người đã hết thời hạn hợp đồng lao động nhưng không được ký tiếp hợp đồng lao động mới hoặc không tiếp tục làm việc tại cơ quan báo chí.

Tương tự, những nhà báo hoạt động báo chí không đúng tôn chỉ, mục đích ghi trong giấy phép hoạt động báo chí của cơ quan báo chí đang công tác cũng sẽ bị xử phạt hành chính.

Bên cạnh việc bị xử phạt hành chính bằng tiền, nghị định mới nêu rõ: "Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm còn có thể bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung. Trong đó có mức tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn từ 1 đến 12 tháng, đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 1 đến 12 tháng.

Ngoài các hình thức xử phạt, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính trong lĩnh vực báo chí, xuất bản còn có thể bị áp dụng một hoặc một số biện pháp khắc phục hậu quả, như buộc cải chính, xin lỗi, buộc thu hồi sản phẩm báo chí, sản phẩm thông tin có tính chất báo chí, chương trình phát thanh, truyền hình, xuất bản phẩm vi phạm các quy định của pháp luật; buộc gỡ bỏ thông tin sai sự thật, thông tin vi phạm quy định pháp luật đã đăng, phát; buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính; buộc thực hiện đăng, phát lại nội dung cải chính, xin lỗi, buộc đăng, phát đầy đủ nội dung kết luận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc buộc xin lỗi công khai…

Theo T.HÀ (TTO)

Có thể bạn quan tâm

Dự kiến bình quân mỗi cấp xã có khoảng 32 biên chế, chuyển 100% biên chế cấp huyện về xã

Dự kiến bình quân mỗi cấp xã có khoảng 32 biên chế, chuyển 100% biên chế cấp huyện về xã

(GLO)- Định hướng một số nhiệm vụ về tổ chức bộ máy, cán bộ, công chức, viên chức khi thực hiện sắp xếp, Ban Chỉ đạo sắp xếp đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp dự kiến bình quân mỗi cấp xã có khoảng 32 biên chế.

Trao bò giống cho 3 hộ nghèo huyện Đak Pơ

Trao bò giống cho 3 hộ nghèo huyện Đak Pơ

(GLO)- Ngày 14-4, tại Trung tâm Giống vật nuôi huyện Đak Pơ, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Đak Pơ (tỉnh Gia Lai) tổ chức bàn giao mô hình sinh kế thực hiện Cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số để vươn lên thoát nghèo bền vững”.

Mô hình trồng ngô ngọt của phụ nữ Ia Broăi mang lại hiệu quả kinh tế cao. Ảnh: Vũ Chi

Phụ nữ Ia Broăi thay đổi nếp nghĩ, cách làm

(GLO)- Với sự đồng hành của Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) xã Ia Broăi (huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai), nhiều hội viên phụ nữ dân tộc thiếu số đã từng bước thay đổi nếp nghĩ, cách làm, lựa chọn mô hình phát triển kinh tế phù hợp với điều kiện gia đình, mang lại thu nhập ổn định, cải thiện cuộc sống.

Sở Tài chính Gia Lai đề xuất phân bổ lại kinh phí chi thực hiện xóa nhà tạm, nhà dột nát từ nguồn hỗ trợ của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam

Sở Tài chính Gia Lai đề xuất phân bổ lại kinh phí chi thực hiện xóa nhà tạm, nhà dột nát từ nguồn hỗ trợ của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam

(GLO)- Ngày 11-4, Sở Tài chính tỉnh Gia Lai có Công văn số 1269/STC-QLNS về việc đề xuất phân bổ lại kinh phí chi thực hiện xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh từ nguồn kinh phí hỗ trợ của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam.