Cô gái kể chuyện ở khu cách ly...

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

H.H.A, 28 tuổi, nhân viên làm việc tại một công ty kho vận đang cách ly tập trung trong một trường học ở P.Linh Xuân, TP.Thủ Đức, TP.HCM. Là F0, cô không sợ hãi. Cô kể với PV Thanh Niên những ngày sống chậm ý nghĩa, lan tỏa năng lượng tích cực tới các bệnh nhân khác.
 

H.H.A tập yoga mỗi ngày ở khu cách ly. Ảnh: NVCC
H.H.A tập yoga mỗi ngày ở khu cách ly. Ảnh: NVCC


“Tôi được xét nghiệm tại công ty và phát hiện dương tính với Covid-19 vào chiều tối 17.7. Mới biết tin thì hơi hoang mang một xíu, song tự nhủ rồi sẽ khỏi bệnh thôi. Tôi vào khu cách ly tập trung, nơi này là một trường học rất rộng rãi, thoáng mát, sạch sẽ. Phòng tôi có 4 người, 4 cái quạt ở 4 góc nên rất mát mẻ, phòng lại đầy đủ ổ cắm điện. Ngày chúng tôi mới tới thì hết giường xếp, đợi ban quản lý hôm sau cung cấp. Rất may là tôi mang theo tấm thảm tập yoga nên có chỗ nghỉ lưng êm ái.

Mỗi phòng có 1 bình nước suối 20 lít để uống. Mỗi ngày, chúng tôi được phát cơm 3 lần, tới giờ có cán bộ y tế gọi loa xuống lấy. Đồ ăn đã được chia sẵn theo từng túi, để trên bàn ngoài sân trường. Cơm dẻo, mềm, đồ ăn ngon, đầy đủ dinh dưỡng. Nhiều suất cơm được tặng bởi một trung tâm tiệc cưới ở Sài Gòn nên thơm ngon lắm, bạn bè tôi nhìn ảnh tôi chụp đồ ăn còn trêu ngon hơn cơm mọi người tự nấu ở nhà.

Đều đặn mỗi ngày, ở khu cách ly, chúng tôi có nhân viên y tế tới đo nhiệt độ, lấy tờ khai thông tin, các anh chị cũng nhắc chúng tôi thu dọn rác đúng cách, an toàn.

Mấy ngày qua, tôi có lúc bị sốt, ho, khó thở nhẹ, nhưng tôi không âu lo hay sợ hãi. Tôi nghĩ rằng sự lạc quan, cộng với việc rèn luyện sức khỏe mỗi ngày khiến mình mạnh mẽ hơn và sẽ chiến thắng Covid-19. Mỗi ngày, tôi đều đặn súc miệng nước muối, uống thuốc nếu có triệu chứng theo lời khuyên bác sĩ. Đồng thời, tôi xông mũi bằng nước nóng với sả, chanh, gừng để diệt khuẩn, thông mũi...

Thời gian trôi qua đều có ích, tôi tập yoga, dọn dẹp phòng ở sạch sẽ, ăn uống, phơi nắng, đọc sách, xem tin tức, học tiếng Anh trực tuyến và tự học tiếng Trung, gọi điện nói chuyện với người thân, bạn bè...

Phòng chúng tôi, cả 3 cô gái còn lại đều mạnh mẽ. Sẵn trong phòng có một tấm bảng, các bạn dùng phấn làm thành bảng thông báo đẹp mắt, trên đó ghi lại những biểu hiện thường gặp, biểu hiện nghiêm trọng của bệnh nhân Covid-19. Trên bảng còn là những kế hoạch tỉ mỉ, sáng làm gì, phơi nắng ra sao, tập thể dục bao nhiêu phút, xông mũi bằng chanh sả thế nào. Với một chiếc vỏ chai và một cành trầu bà tìm thấy dưới sân trường, chúng tôi đã có một chậu cây xanh ở trong phòng để mỗi sáng thức dậy đều tràn ngập sức sống và năng lượng tích cực.

Những ngày trong khu cách ly, chúng tôi không cô đơn, động viên lẫn nhau và động viên ngược lại gia đình khi mọi người lo lắng. Ngày nào tôi cũng nhận được rất nhiều lời hỏi han từ bạn bè, đồng nghiệp, lại nhận được đồ dùng cá nhân, bánh kẹo, trái cây từ công ty gửi vào. Chúng tôi mang chia cho các phòng bên cạnh, chúc nhau mau khỏe để có kết quả âm tính và được trở về nhà”.

Theo Thúy Hằng (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát công tác xây dựng, quản lý, sử dụng thiết chế văn hóa, thể thao tại Chư Pưh

Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát công tác xây dựng, quản lý, sử dụng thiết chế văn hóa, thể thao tại Chư Pưh

(GLO)- Sáng 20-11, đoàn giám sát HĐND tỉnh Gia Lai do bà Võ Thị Bảo Ngân-Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Văn hóa-Xã hội HĐND tỉnh làm Trường đoàn đã giám sát 2 thôn, làng của xã Chư Don và làm việc với UBND huyện Chư Pưh về công tác xây dựng, quản lý, sử dụng thiết chế văn hóa, thể thao.

Chuyện về “biệt đội” cứu hộ chó, mèo

E-magazineChuyện về “biệt đội” cứu hộ chó, mèo

(GLO)- Nằm ở cuối đường Bùi Dự (phường Hoa Lư, TP. Pleiku), Trạm cứu hộ chó, mèo Gia Lai có diện tích khá rộng rãi. Đây là mái ấm của những chú chó, mèo bị bỏ rơi hay may mắn thoát ra từ lò mổ hoặc bị thương do xe tông được “biệt đội” cứu hộ đưa về chăm sóc, nuôi dưỡng.

 Hiệu quả truyền thông giảm nghèo ở phường Thống Nhất

Hiệu quả truyền thông giảm nghèo ở phường Thống Nhất

(GLO)- Thời gian qua, phường Thống Nhất (TP. Pleiku) đã tập trung phổ biến, tuyên truyền mục đích, ý nghĩa của việc thực hiện công tác giảm nghèo bằng nhiều hình thức. Nhờ đó, người dân đã chủ động phát triển sản xuất, chăn nuôi giúp tăng thu nhập, tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo giảm dần qua các năm.

“Đứng dậy” từ lầm lỗi

“Đứng dậy” từ lầm lỗi

(GLO)- Nhìn những bằng khen, giấy khen treo trên tường nhà, ít ai ngờ rằng, ông Kpă Dõ-Trưởng ban Công tác Mặt trận làng Lê Ngol (xã Ia Tiêm, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) từng một thời chìm trong lầm lỗi. Nhờ được cảm hóa và giúp đỡ, ông đã mạnh mẽ “đứng dậy” làm lại cuộc đời.

Dự án “Giếng sạch trao buôn”: Thiết thực, ý nghĩa

Dự án “Giếng sạch trao buôn”: Thiết thực, ý nghĩa

(GLO)- Từ năm 2022 đến nay, Hội Chữ thập đỏ (CTĐ) huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Tổ chức ASIF tại Việt Nam và các đơn vị tài trợ đã triển khai có hiệu quả Dự án “Giếng sạch trao buôn” giúp bà con vùng đồng bào dân tộc thiểu số có nước sạch để sử dụng.

Gia Lai: Giao mục tiêu, nhiệm vụ thực hiện chương trình MTQG cho 2 huyện Krông Pa và Chư Pưh

Gia Lai: Giao mục tiêu, nhiệm vụ thực hiện chương trình MTQG cho 2 huyện Krông Pa và Chư Pưh

(GLO)- Ngày 12-11, UBND tỉnh Gia Lai có quyết định về việc giao mục tiêu, nhiệm vụ, yêu cầu cụ thể đối với từng chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) cho huyện Krông Pa và huyện Chư Pưh thực hiện thí điểm cơ chế phân cấp cho cấp huyện trong quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình MTQG.