Chuyện tình của những cặp đôi khiếm thị ở Gia Lai

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Nếu ánh sáng không đến từ đôi mắt thì sẽ được thắp lên bằng ý chí, niềm tin và tình yêu thương. Chính suy nghĩ ấy đã giúp những cặp vợ chồng khiếm thị vượt qua nghịch cảnh, nỗ lực xây dựng gia đình hạnh phúc.
Hoạn nạn gặp “duyên trời”
Mặc dù bị khiếm khuyết về đôi mắt, nhưng với ý chí và nghị lực, anh Trương Ngọc Chinh (tổ 9, phường An Bình, thị xã An Khê) đã vượt qua mặc cảm, vươn lên trong cuộc sống, tự khẳng định bản thân, trở thành người có ích cho gia đình và xã hội.
Năm 21 tuổi, từ một thanh niên khỏe mạnh, anh Chinh bị tai nạn giao thông dẫn đến mù 2 mắt. Đau buồn, chán nản, mặc cảm, suốt ngày anh chỉ ở trong nhà, không muốn ai nhìn thấy mình. Gia đình đưa anh đi chữa trị khắp nơi nhưng không khỏi. Năm 2014, gia đình gửi anh đến một cơ sở dạy nghề tẩm quất và học chữ nổi cho người khiếm thị tại TP. Quy Nhơn (tỉnh Bình Định) để học.
“27 tuổi, tôi bắt đầu mò mẫm trên từng trang giấy. Người khiếm thị bẩm sinh học chữ nổi rất nhanh, xúc giác ở đầu ngón tay rất nhạy, nhưng với tôi, sờ bằng tay là điều rất khó khăn. Sau 3 năm vừa học vừa làm, tôi dần ổn định tâm lý và thấy tự tin hơn. Giờ tôi thấy cuộc sống có ý nghĩa hơn nhiều”-anh Chinh bộc bạch.
Ảnh cưới của vợ chồng anh Trương Ngọc Chinh (ảnh nhân vật cung cấp).
Ảnh cưới của vợ chồng anh Trương Ngọc Chinh (ảnh nhân vật cung cấp).
Ông Hoàng Văn Em-Phó Chủ tịch Hội Người mù tỉnh: Những năm qua, Hội đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ 45 hội viên trong độ tuổi học nghề tại các tỉnh bạn, trong đó, một số hội viên đã đi làm tại Bình Định, Huế, Đà Nẵng. Số còn lại đang làm tại 2 cơ sở xoa bóp bấm huyệt của Hội. Trong thời gian làm ở đây, các hội viên nảy sinh tình cảm yêu thương nhau rồi nên nghĩa vợ chồng. Tuy cuộc sống khó khăn nhưng các cặp vợ chồng luôn hạnh phúc.
Năm 2017, anh Chinh được giới thiệu về làm tại cơ sở xoa bóp bấm huyệt tại Hội Người mù tỉnh. Với kinh nghiệm có được, anh được lãnh đạo Hội tin tưởng giao chỉ dẫn cho những thành viên mới. Anh hướng dẫn học viên 6 tháng bấm huyệt cơ bản và trong quá trình làm việc còn phải học thêm để tay nghề được nâng cao. Có tay nghề vững vàng, cơ sở xoa bóp bấm huyệt nơi anh Chinh đang làm được nhiều người biết đến.
Chính tại cơ sở xoa bóp bấm huyệt, anh gặp chị Nguyễn Thị Phương (tổ 4, phường Tây Sơn, thị xã An Khê). Chị Phương cũng bị khiếm thị bẩm sinh. Trong thời gian làm việc cùng nhau, anh chị có sự đồng cảm, tâm đầu ý hợp. Năm 2019, anh chị nên duyên vợ chồng và sinh một cháu trai kháu khỉnh. Chị Phương thổ lộ: “Tôi rất vui vì có chồng đồng hành, có người cùng cảnh ngộ chia sẻ, lại có thu nhập ổn định không sống phụ thuộc vào gia đình”.
Hạnh phúc từ điều giản dị
Anh Rơ Mah Thơm (làng Krai, xã Ia Kriêng, huyện Đức Cơ) là con trai út trong gia đình có 4 anh em nhưng sớm mồ côi cha mẹ. Năm 1993, sau một trận đau mắt đỏ, 2 mắt anh bị mù. Lúc đó, anh Thơm mang nặng cảm giác tự ti vì khuyết tật của mình.
Năm 17 tuổi, anh được giới thiệu đến Trung tâm Bảo trợ Xã hội tổng hợp tỉnh và học nghề ở đó. Sau này, anh được Trung tâm giới thiệu đến Hội Người mù tỉnh và được cử ra tỉnh Thừa Thiên-Huế học nghề xoa bóp bấm huyệt cổ truyền. Học xong, anh về làm việc tại cơ sở dịch vụ xoa bóp, bấm huyệt cổ truyền của Hội Người mù tỉnh từ đó đến nay.
Tại đây, anh Thơm gặp chị Rơ Lan Út (cùng làng Krai) và nên duyên vợ chồng. Dù khiếm thị nhưng vợ chồng anh chị rất muốn có một đứa con để bồng bế, nâng niu như bao gia đình khác.
“Để đi đến quyết định có con, vợ chồng tôi đã vượt qua nhiều áp lực. Điều mà chúng tôi lo sợ nhất là con khi sinh ra sẽ như thế nào, nếu mù lòa, phải sống trong cảnh tối tăm, là cái tội lớn của cha mẹ. Sau khi tìm hiểu các gia đình cùng cảnh ngộ, được các y-bác sĩ tư vấn kỹ càng, chúng tôi mới quyết định sinh con”-anh Thơm chia sẻ.
Anh Rơ Mah Thơm (làng Krai, xã Ia Kriêng, huyện Đức Cơ) đang xoa bóp bấm huyệt cho khách. Ảnh: Hà Phương
Anh Rơ Mah Thơm (làng Krai, xã Ia Kriêng, huyện Đức Cơ) đang xoa bóp bấm huyệt cho khách. Ảnh: Hà Phương
Một năm sau, anh chị đón cô con gái nhỏ chào đời. Khi nghe bác sĩ báo tin con sinh ra mắt sáng, khỏe mạnh như bao đứa trẻ khác, anh chị vỡ òa hạnh phúc. Lúc chưa có con, anh chị cứ lo lắng việc mình không nhìn thấy thì chăm sóc con nhỏ sẽ như thế nào. Nhưng mọi thứ quen dần, đến nay, cháu đã được hơn 1 tuổi.
Chia sẻ cùng chúng tôi, nhiều lần anh Thơm nhắc đến ông trời đồng nghĩa là sự biết ơn, nhất là lúc nhắc đến cô con gái nhỏ kháu khỉnh, đáng yêu, anh luôn mỉm cười mãn nguyện. Đứa con như tiếp thêm nghị lực và nguồn vui sống, giúp anh chị luôn cố gắng để vun đắp cho tổ ấm của mình.
Gần 3 năm chung sống bên nhau, tổ ấm của vợ chồng anh chị luôn rộn rã tiếng cười, chưa một lần to tiếng với nhau. Ngoài công việc hàng ngày tại cơ sở, anh còn dạy chữ nổi cho hội viên mới. Anh luôn động viên những người cùng cảnh ngộ không ngừng học tập, có kiến thức, kỹ năng mới hòa nhập cộng đồng, xóa đi mặc cảm của bản thân.
Anh Thơm thổ lộ: “Vợ chồng tôi thấy cuộc sống của mình như vậy là được rồi, không đòi hỏi gì hơn. Tôi chỉ mong con chăm ngoan, vợ chồng khỏe mạnh để cùng nương tựa vào nhau nuôi con trưởng thành”.
HÀ PHƯƠNG

Có thể bạn quan tâm

Giữ vững mạch an sinh, thông suốt chính sách sau hợp nhất

Giữ vững mạch an sinh, thông suốt chính sách sau hợp nhất

(GLO)- Sau khi chính thức đi vào hoạt động từ ngày 1-6-2025 trên cơ sở hợp nhất 2 đơn vị BHXH Bình Định và BHXH Gia Lai, BHXH khu vực XXIII đã nhanh chóng ổn định tổ chức, thông suốt vận hành nghiệp vụ, đảm bảo không gián đoạn chính sách, giữ vững lưới an sinh xã hội tại tỉnh Gia Lai (mới).

Thủ lĩnh của làng

Thủ lĩnh của làng

(GLO)- Là người gốc Campuchia nhưng dưới họa diệt chủng của bọn Pol Pot, năm 1978, Rơ Mah Blơi đã cùng gia đình sang Việt Nam lánh nạn. Gần 50 năm qua, ông đã có nhiều đóng góp cho sự phát triển của mảnh đất này, cùng chung tay vun đắp mối quan hệ đoàn kết hai bên biên giới.

Phát huy vai trò quản lý kinh tế của phụ nữ

Phát huy vai trò quản lý kinh tế của phụ nữ

(GLO)- Sau 3 năm triển khai Đề án “Hỗ trợ hợp tác xã (HTX) do phụ nữ tham gia quản lý, tạo việc làm cho lao động nữ đến năm 2030”, các cấp Hội Phụ nữ trong tỉnh Gia Lai đã phối hợp hỗ trợ thành lập 14 HTX và 16 tổ hợp tác/tổ liên kết do phụ nữ quản lý.

Gia Lai: Tuyên truyền, giải đáp, tư vấn chính sách hưởng ứng Ngày Bảo hiểm y tế Việt Nam 1-7

Gia Lai: Tuyên truyền, giải đáp, tư vấn chính sách hưởng ứng Ngày Bảo hiểm y tế Việt Nam 1-7

(GLO)- Tin từ Bảo hiểm xã hội (BHXH) khu vực XXIII (Gia Lai-Bình Định), hưởng ứng Ngày Bảo hiểm y tế (BHYT) Việt Nam 1-7, đơn vị sẽ tăng cường tuyên truyền, giải đáp, tư vấn chính sách BHXH, BHYT tập trung nhấn mạnh chủ đề: “Bảo hiểm y tế-Chia sẻ cộng đồng, bảo vệ sức khỏe toàn dân”.

Chị Nay H’Uôn (thứ 2 từ phải sang, buôn Ji, xã Krông Năng) cùng 4 người bạn vui mừng vì đã sẻ chia giọt máu hồng, trao thêm cơ hội được cứu sống cho các bệnh nhân. Ảnh: Vũ Chi

Hạnh phúc khi được sẻ chia giọt máu hồng

(GLO)- Đông đảo tình nguyện viên huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) đã tham gia buổi hiến máu tình nguyện vào sáng 28-6. Với họ, hiến máu không chỉ giúp phục vụ tốt hơn công tác cứu chữa bệnh nhân mà còn lan tỏa thông điệp nhân văn vì cộng đồng.

Gia Lai: Gần 91,5% số nhà trong chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát đã hoàn thành

Gia Lai: Gần 91,5% số nhà trong chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát đã hoàn thành

(GLO)- Theo thông tin từ Sở Nông nghiệp và Môi trường Gia Lai, tính đến chiều 26-6, toàn tỉnh đã khởi công xây mới và sửa chữa 8.090 căn nhà (đạt 99,88% so với kế hoạch), trong đó xây mới 6.575 căn và sửa chữa 1.515 căn. Đến nay, toàn tỉnh có 7.406 căn nhà đã hoàn thành, đạt 91,43%.

Tin vắn

UBND tỉnh đồng ý chủ trương hỗ trợ từ ngân sách tỉnh cho ngân sách huyện Vĩnh Thạnh với số tiền 5 tỷ đồng để làm nhà ở công vụ cho cán bộ, công chức đến công tác tại xã Vĩnh Sơn mới sau khi sáp nhập.

Tuyên dương 340 học sinh giỏi ở phường Bồng Sơn

Sáng 27.6, Hội Khuyến học phường Bồng Sơn (TX Hoài Nhơn) phối hợp với các nhà tài trợ tổ chức Lễ tuyên dương, khen thưởng 340 học sinh tiểu học và THCS đạt thành tích xuất sắc tại các kỳ thi học sinh giỏi năm học 2024 - 2025.

null