Chuyện nhỏ mà vui

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- 1. Hôm rồi đến chơi nhà bạn, không thấy trẻ con tíu tít như thường lệ, tôi hỏi thăm, bạn tôi chỉ ra căn phòng phía sau bảo chúng đang đọc sách. Nghe bạn kể tuần nào cũng dẫn con đi mua sách. Ngoài giờ học, các con tranh thủ đọc mọi lúc mọi nơi với nhiều thể loại sách rất đa dạng. Nghe chuyện, trong lòng tôi nhen lên cảm giác vui vui.

Thời gian gần đây, những buổi lên lớp, tôi để ý thấy học trò thường mang theo sách để đọc. Rảnh rỗi còn thấy chúng bàn luận rất sôi nổi về nội dung cuốn sách và hỏi mượn nhau. Tôi ngó qua nội dung những cuốn sách, thấy đó là những cuốn có giá trị thực sự.

Trong những giờ giải lao ngắn ngủi ở trường, bước vội qua một góc hành lang, thấy cậu học trò mấy tháng trước còn nghịch ngợm, giờ ngồi lặng lẽ trên ghế đá dõi theo trang sách trên tay, lòng tôi cũng chợt vui như chính mình đang trải nghiệm cùng những cuốn sách ấy. Có lẽ, do công việc liên quan đôi chút đến chữ nghĩa nên tôi luôn cảm thấy rất vui khi nhìn ngắm những người đang chăm chú đọc sách báo.

Lại nhớ có lần, lúc sáng sớm, tôi ghé quán uống vội ly cà phê. Bên bàn đối diện là một thanh niên còn rất trẻ ngồi say sưa với cuốn sách khá dày trên tay. Không gian sớm mai yên tĩnh như chợt trở nên thư thái hơn khi bắt gặp hình ảnh ấy.

Văn hóa đọc đang dần lan tỏa trong cộng đồng, nhất là với học sinh các trường học trên địa bàn tỉnh. Ảnh: Lam Nguyên

Văn hóa đọc đang dần lan tỏa trong cộng đồng, nhất là với học sinh các trường học trên địa bàn tỉnh. Ảnh: Lam Nguyên

2. Hàng ngày đi làm, trong dòng người tấp nập, tôi thấy rất nhiều người dùng phương tiện xe đạp để di chuyển. Có người đạp xe như một hình thức luyện tập thể thao, cũng có người chọn xe đạp làm phương tiện lưu thông. Trong số ấy có khá nhiều bạn trẻ và học sinh. Một nhóm học sinh của tôi, nhờ thói quen hàng ngày đi xe đạp đến trường, đã tham gia cuộc thi Marathon xe đạp do Quỹ Phòng-chống thương vong châu Á (AIP) tổ chức với sự tài trợ của Quỹ Botnar-một tổ chức có trụ sở tại Thụy Sĩ, chuyên hỗ trợ cộng đồng giải quyết các vấn đề an toàn giao thông cho trẻ em.

Tìm hiểu mới thấy cái hay của cuộc thi này là người tham gia có thể chủ động lựa chọn thời gian phù hợp với lịch học tập của mình, tức là rảnh rỗi lúc nào thì tham gia lúc ấy, bởi cuộc thi kéo dài hơn 20 ngày. Ban tổ chức quy định các trạm đến để người tham gia dự thi tính toán quãng đường. Đến mỗi trạm, các cuarơ sẽ được đóng dấu xác nhận hoàn thành chặng đường và kết quả được cộng dồn sau khi thời gian quy định kết thúc.

Kết quả, chỉ sau hơn 20 ngày, ngoài giờ học, bọn trẻ rủ nhau đạp xe túc tắc như dạo chơi, thế mà cộng lại, chúng đã đi được cả ngàn cây số. Ban tổ chức đã rất sáng tạo ở hình thức dự thi là giúp cho người tham gia tạo dựng và duy trì được thói quen đi xe đạp ngay cả khi cuộc thi đã kết thúc. Nhóm học trò của tôi, sau cuộc thi, hàng ngày vẫn đi xe đạp đến trường, chẳng những thế, tôi còn thấy chúng hẹn nhau đạp xe để rèn luyện sức khỏe. Có đứa còn được cha mẹ đầu tư mua xe mới tốt hơn, với nhiều chức năng hơn. Có lẽ điều quan trọng nhất là các em đã hiểu được những giá trị đem lại từ việc làm tưởng là nhỏ ấy.

3. Từ một đôi câu chuyện nho nhỏ như vậy, tôi nghĩ đến những giá trị vững bền trong cuộc sống. Người ta có thể choáng ngợp và bị cuốn vào đời sống hiện đại với những tiện ích không thể phủ nhận. Song đến một lúc nào đó, con người vẫn cần hơn sự gần gụi với thiên nhiên, sự trong lành của khí trời, sự lắng lại của tâm hồn… Một vòng quay của đôi chân trên pêđan xe đạp, một ngón tay dừng lại trên trang sách, đôi khi mở ra cả một thế giới ắp đầy những điều kỳ diệu.

Cuộc sống mỗi người, để tạo dựng được một thói quen tốt là việc rất khó, nó đòi hỏi sự kiên trì và đôi khi là cả lòng quyết tâm rất lớn. Thế nhưng, những thói quen xấu lại thường dễ xâm nhập vào đời sống. Để loại bỏ những thói quen xấu, mỗi người cần tự rèn cho mình những thói quen tốt. Thói quen tốt sẽ tạo cho chúng ta lối sống tích cực, suy nghĩ lành mạnh, thúc đẩy chúng ta không ngừng tiến bộ. Đôi khi, những việc làm tưởng chừng rất nhỏ, nhiều khi chúng ta không để ý, lại chính là cơ sở tuyệt vời để tạo dựng nền tảng, giúp chúng ta chạm tới những điều thật tốt đẹp và mang đầy ý nghĩa.

Có thể bạn quan tâm

Bình dị ngày Tết ở làng

Bình dị ngày Tết ở làng

(GLO)- Không rộn ràng, tấp nập, mùng 3 Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 ở các làng đồng bào dân tộc thiểu số thuộc xã Ia Băng (huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai) nhẹ nhàng, bình dị song vẫn đong đầy yêu thương.

Chuyện chưa kể về du kích Puih Glớ

Chuyện chưa kể về du kích Puih Glớ

(GLO)- Qua lời kể của Đại tá Phan Anh Tuấn-nguyên Phó Chỉ huy trưởng về Chính trị Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Gia Lai-Kon Tum, nguyên Chủ tịch Hội Cựu chiến binh tỉnh Gia Lai, chúng ta hiểu thêm về chiến công của du kích Puih Glớ, người đã hạ máy bay Mỹ trong thời kỳ chiến tranh.

Lệ Mật - làng 'cầm tinh' con rắn

Lệ Mật - làng 'cầm tinh' con rắn

Ở nước ta, không ít làng quê nuôi rắn hay chế biến thịt rắn. Nhưng với sự tích gắn với con rắn và cách chế biến các món ăn từ loài rắn thì làng Lệ Mật có nét độc đáo riêng không lẫn với bất kỳ đâu.

Mưu sinh ngày cuối năm

Mưu sinh ngày cuối năm

(GLO)- Chiều cuối năm, khi hầu hết mọi người quây quần bên gia đình chuẩn bị đón thời khắc Giao thừa thì vẫn còn nhiều người đang miệt mài mưu sinh để nhặt nhạnh thêm thu nhập lo Tết cho gia đình.

Những món quà Xuân ấm lòng người dân vùng khó

Những món quà Xuân ấm lòng người dân vùng khó

(GLO)- Ngày cận Tết, giữa tiết trời se lạnh, người dân vùng khó tỉnh Gia Lai được sưởi ấm hơn khi đón nhận những phần quà từ các doanh nghiệp, nhà hảo tâm. Đây là việc làm ý nghĩa, phát huy truyền thống “tương thân tương ái” của dân tộc, góp phần giúp dân làng đón Tết cổ truyền thêm ấm áp.

Công nhân Công ty 72 thu hoạch mủ cao su. Ảnh: T.T

Ân tình 72

(GLO)- Hơn 50 năm qua, các thế hệ cán bộ, chiến sĩ, người lao động của Công ty TNHH một thành viên 72 (Binh đoàn 15) đã biến vùng đất cằn cỗi, hoang hóa trở thành nơi bạt ngàn cao su, cà phê, chung tay góp sức giúp người dân miền biên viễn gầy dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

Ngôi nhà chung của những người đam mê bonsai

Ngôi nhà chung của những người đam mê bonsai

(GLO)- Vừa qua, Câu lạc bộ (CLB) Bonsai cây cảnh nghệ thuật Gia Lai được thành lập theo Quyết định số 681/QĐ-UBND ngày 7-11-2024 của UBND tỉnh. Đây được xem là “ngôi nhà chung” của những người đam mê loại hình nghệ thuật bonsai.

Chị Ksor H’Bloan (thứ 3 từ phải sang) được Tổng Công ty Địa ốc Sài Gòn-TNHH một thành viên hỗ trợ xây nhà “Mái ấm Công đoàn”. Ảnh: U.N

Tết ấm cho đoàn viên, người lao động

(GLO)- Với phương châm “Tất cả đoàn viên, người lao động đều có Tết”, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Gia Lai đã tổ chức linh hoạt, đa dạng các hình thức chăm lo phù hợp với nhu cầu, nguyện vọng của đoàn viên, người lao động.

Ngày hội Xuân đoàn kết-Tết sum vầy ở làng Tung Breng

Ngày hội Xuân đoàn kết-Tết sum vầy ở làng Tung Breng

(GLO)- Chiều 21-1, tại làng Tung Breng (xã Ia Krăi, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai), Công ty 715 (Binh đoàn 15) tổ chức Ngày hội “Xuân đoàn kết-Tết sum vầy”, “Gian hàng 0 đồng” phục vụ người lao động, bà con nhân dân vùng biên giới dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.