Chuẩn bị đón Tết thế nào để an toàn trong dịch COVID-19?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Giáp Tết, người Việt về quê ăn Tết sẽ gia tăng, nhất là các trường hợp nhập cảnh từ nước ngoài. Vậy người dân cần phải làm gì để vừa đảm bảo tinh thần vui vẻ đón Tết, vừa phòng chống dịch COVID-19, ngăn dịch bệnh xâm nhập?

 

 Cán bộ y tế đang thực hiện xét nghiệm COVID-19. Ảnh: BVCC
Cán bộ y tế đang thực hiện xét nghiệm COVID-19. Ảnh: BVCC



Người Việt ở nước ngoài chuẩn bị tinh thần đón Tết xa quê

Những ngày giáp Tết, nhiều người Việt ở nước ngoài khó có thể về quê đón Tết như thường lệ. Trong số họ, có nhiều người mắc COVID-19, nhiều người tự nhủ không về nước để giữ an toàn.

Hiện đang tự cách ly điều trị COVID-19 tại Anh, anh Trần Sỹ (sinh ra và lớn lên ở TP.Vinh, Nghệ An, sang học và định cư tại London, Anh từ năm 2002 đến nay) chia sẻ: "Năm 2020, chúng tôi đã trải qua một năm đầy biến động. Hôm nay là ngày thứ 15 kể từ khi tôi phát hiện mình bị dương tính với virus SARS-CoV-2. Tết Nguyên đán đang đến gần, ai cũng nhớ về quê hương, nhớ cảnh sum vầy gia đình quây quần bên mâm cơm chiều 30 Tết, nhất là những người con xa xứ".

Anh Sỹ cho biết, những năm trước, năm nào anh cũng về quê một lần, nhưng riêng năm 2020 đành gác lại mọi nỗi nhớ niềm mong.

Giờ đây, tình hình dịch COVID-19 ở Anh đang rất phức tạp, chưa biết bao giờ mới chấm dứt. Cả 2 vợ chồng anh đều bị nhiễm COVID-19, nhưng rất may 3 đứa con không bị lây. Theo anh, nhiều gia đình Việt tại nơi anh sinh sống cũng bị nhiễm bệnh, nhưng tất cả đều tự cách ly và theo dõi tại nhà.

"Tôi được biết, hiện Việt Nam đang hạn chế người nhập cảnh về, đặc biệt là dừng các chuyến bay từ các nước có chủng virus biến thể mới, nhất là từ Anh.

Kể cả khi được nối chuyến bay trở lại, nếu dịch còn phức tạp, chúng tôi vẫn sẽ không về, bởi mỗi hành khách nhập cảnh về, lại vất vả cả hệ thống chính trị, bản thân người về cũng phải cách ly nghiêm ngặt, chẳng may nhiễm bệnh hay tái nhiễm, làm phiền rất nhiều người. Tôi sẽ đợi khi hết dịch, chắc chắn sẽ về thăm quê"- anh Sỹ tâm sự.

Đón Tết thế nào để đảm bảo an toàn trong dịch bệnh?

Chia sẻ với phóng viên Lao Động, PGS.TS Trần Đắc Phu- nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế, Cố vấn Cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp các sự kiện y tế công cộng- nhận định: Tình hình dịch bệnh COVID-19 tại các quốc gia trên thế giới rất phức tạp, nguy cơ xâm nhập vào Việt Nam rất lớn, đặc biệt là thời gian này, người dân có nhu cầu về quê ăn Tết, lao động ở nước ngoài sẽ nhập cảnh về. Vì vậy cần quyết liệt chống dịch để người dân ăn Tết an lành.

Theo PGS Phu, trước tiên, cần phải tăng cường tuyên truyền cho người dân để nâng cao ý thức của cộng đồng. Người dân về quê ăn Tết thì phải nhập cảnh hợp pháp qua các cửa khẩu để được cách ly phòng chống dịch, tuyệt đối không nhập cảnh trái phép.

Tuyên truyền, khuyến cáo người thân nếu họ ở nước ngoài về nước. Nếu người thân, cộng đồng, tổ dân phố phát hiện có người nhập cảnh trái phép phải báo ngay để được đưa đi cách ly.

Hiện nay, tại Việt Nam, kể cả nhập cảnh hợp pháp và bất hợp pháp thì đều đã phát hiện các ca dương tính. Nguy cơ dịch bệnh xâm nhập rất lớn. Tất cả các trường hợp nhập cảnh hợp pháp hay bất hợp pháp đều bắt buộc phải cách ly tập trung 14 ngày.

Theo vị chuyên gia này, người dân tuyệt đối không được chủ quan, thực hiện tốt khuyến cáo 5K của ngành y tế, phải tăng cường đeo khẩu trang, giữ khoảng cách, không tụ tập đông người, nhất là những người lạ, hay các đối tượng có nguy cơ như người già, người mắc bệnh nền cũng phải cảnh giác, không nên đến chỗ đông người, cảnh giác cao với ca bệnh cộng đồng.

"Ăn Tết, chơi Tết nhưng quan trọng nhất vẫn là phải phòng bệnh"- ông nói.

 

https://laodong.vn/y-te/chuan-bi-don-tet-the-nao-de-an-toan-trong-dich-covid-19-871633.ldo

Theo Thùy Linh (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Cha mẹ hãy thực sự là người thầy đầu tiên của con, dạy cho trẻ những thói quen tốt. Ảnh: MINH HUỆ

Nền tảng của giáo dục gia đình

(GLO)- Người xưa có câu “Mẹ dạy thì con khéo, cha dạy thì con khôn”, ngụ ý thể hiện tầm quan trọng của những người làm cha mẹ trong việc giáo dục con cái. Có lẽ, tất cả chúng ta đều phải thừa nhận rằng, gia đình là nền tảng tiên quyết, góp phần hình thành tính cách và nhân cách của một con người.

Gia Lai: Triển lãm tài liệu lưu trữ kết hợp trao trả hồ sơ cán bộ đi B từ ngày 17 đến 30-4

Gia Lai: Triển lãm tài liệu lưu trữ kết hợp trao trả hồ sơ cán bộ đi B từ ngày 17 đến 30-4

(GLO)- Ngày 26-3, UBND tỉnh Gia Lai đã ban hành Kế hoạch tổ chức triển lãm tài liệu lưu trữ kết hợp trao trả hồ sơ cán bộ đi B nhân kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025) với chủ đề “50 năm độc lập, thống nhất đất nước: Trỗi dậy miền đất Bazan”.

Y-bác sĩ Bệnh viện Nhi tỉnh động viên chị Siu Bếp (bìa trái, làng O Grưng, xã Ia Ko, huyện Chư Sê) cố gắng cho con nằm viện điều trị. Ảnh: N.N

Điểm tựa cho bệnh nhân nghèo

(GLO)- Chứng kiến những bệnh nhân nghèo, khó khăn không có tiền điều trị, đội ngũ y-bác sĩ tại các bệnh viện trong tỉnh Gia Lai đã không ngần ngại đứng ra giúp đỡ, trở thành điểm tựa cho bệnh nhân an tâm điều trị.

Xã anh hùng vươn mình phát triển

Xã anh hùng vươn mình phát triển

(GLO)- Những ngày tháng 3 lịch sử, chúng tôi về thăm lại xã Kdang, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai. Vùng đất anh hùng năm xưa giờ đây đã “thay da đổi thịt” với những ngôi nhà khang trang mọc lên san sát, điện-đường-trường-trạm kiên cố, đời sống người dân khởi sắc từng ngày.